Phát thanh xúc cảm của bạn !

Nhớ lắm những ngày cầm phấn trắng

2020-11-19 01:20

Tác giả: Quang Nguyễn


blogradio.vn - Nhìn mái trường lần cuối, bà lặng lẽ quay lưng ra về, những tiếng ve còn vang lên khắp sân trường, những cánh phượng vẫn thì thầm bay theo gió rồi rơi xuống sân, như nhớ bóng dáng của bà, như gọi bà trở về trường, trong tà áo dài giáo viên của những ngày xưa nhưng điều ấy chắc chắn không bao giờ được, bà sẽ nhớ mãi nơi này, nhớ mãi, nhớ mãi.

***

Bà lặng lẽ đến sau vườn nằm võng đọc những cuốn nhật ký, nhìn đám trẻ nhỏ vui chơi dưới bóng cây trong buổi trưa hè, nghe tiếng chim ríu rít trên vòm lá động, tiếng cười lũ trẻ hiền hòa trong cái nắng thơ ngây. Bà cười bồi hồi nhớ lại thời thơ ấu của mình. 

Tuổi thơ bà là chiếc quang gánh, đôi thùng nước bên cái giếng đầu làng, là những con đom đóm đèn trong vỏ trứng sáng ngời lấp lánh trong đêm, nhìn đám trẻ nhỏ hồn nhiên vui chơi trong trước sân mà đôi mắt bà buồn rười rượi, bà lại nhớ đến các học trò thân yêu của mình. 

Ngày bà cầm tờ giấy quyết định nghỉ hưu, bà bắt tay và ôm lấy từng đồng nghiệp, gương mặt bà vẫn giữ nụ cười đầy hạnh phúc của sự nghiệp trồng người mà bà đã dành hết tâm huyết và tuổi đời vào đấy, bà nói lời tạm biệt cùng các đồng nghiệp và học trò. 

Bà ra về tự dưng hai hàng nước mắt chảy dài xuống má, bà đứng trước cổng nhìn vào thật lâu, chân cứ như bị keo dính chặt không tài nào bước đi được, cứ thấy thầy cô nào đi về bà vội vàng lấy tay lau nước mắt rồi cười gật đầu, bà rất buồn, trong lòng đầy lưu luyến, mái trường này đã chứa đựng cả một đời tuổi trẻ của bà. 

Ngày xưa một cô giáo trẻ tóc đen huyền, vào đây dạy trong tà áo dài tím với nụ cười rất thân thiện và bây giờ cô giáo trẻ ấy đã thành một người cao tuổi với mái tóc không còn đen huyền, vẫn trong tà áo dài nhưng nụ cười ấy đã lạc đi đâu mất của thuở ban sơ, chỉ có hai hàng nước mắt vì phải giã từ sự nghiệp, xa rời mái trường.

Kể từ đó bà về sống ở nhà, trồng rau, vui đùa cùng ba đứa cháu nội, hết kể chuyện cho chúng nghe, thì ra vườn chăm sóc cây, nằm võng, đọc sách tìm những phút thật bình yên ở độ tuổi xế chiều.

ngay-nha-giao-07-1715

Đôi khi bà buồn cứ đi ra đi vào, muốn tiếp tục cầm phấn và đứng trên bục giảng, bà không chịu khuất phục thời gian vì ý chí và sự yêu nghề của bà, dù nó đã phủ lên bà những sợi tóc trắng xóa, nó đã lấy đi dung nhan thanh xuân của bà, để lại những dấu nhăn nheo trên làn da nhưng bà luôn luôn muốn được đi dạy như ngày ấy, mặc kệ thời gian.

Cuối cùng bà cũng phải chấp nhận sự thật không có gì có thể thắng nổi thời gian, chỉ có những hoài niệm không thể nào tàn phá và tiêu diệt được, bà luôn luôn kéo ngăn ký ức của mình ra và lục lại những tháng ngày ở trường lớp, để gặp lại chính bà, bà ôm ấp trong từng tiếng cười và cả dòng nước mắt. 

36 cuốn nhật ký như tài sản vô giá của bà, đã lưu lại từng khoảnh khắc từ thuở mái trường còn lợp lá trải qua bao nhiêu lần xây dựng và trùng tu cho đến ngày hôm nay. 

Nhớ trường lớp quá bà mua phấn trắng bảng đen về nhà, treo lên như một lớp học, bà ngồi trên ghế nhìn xuống với hai hàng nước mắt chảy dài vì thực tế chẳng có một học sinh nào trước mặt bà.

Đám trẻ đã ra về, chỉ còn lại bà trong tiếng chim ngân sau vườn, bà lật từng trang nhật ký khẽ cười rồi lại khóc, mắt nhìn xa xăm như đang đi tìm lại chuỗi thời gian nó lấy rồi chạy đi thật nhanh, thật nhanh rồi mất hút không bao giờ trở lại.

Bà hiểu chân lý cuộc đời nên bà luôn trân trọng khi còn là một cô giáo trẻ, bây giờ về già bà đang níu giữ như soi ngắm, và nhặt lại những gì đã đi qua còn sót lại trong một khu kỷ niệm của sự nghiệp trồng người. 

Bà ngắm đôi bàn tay của mình, đôi bàn tay này đã từng lấm lem bụi phấn, thế mà giờ chẳng có một vết bụi phấn nào, tai bà lúc nào cũng ồn ào tiếng nói của học trò, pha lẫn tiếng cười đầy vui nhộn, thế mà giờ nó im ắng đến vô cùng, chỉ có những tiếng chim ríu rít trên những bóng cây quanh bà. 

ngay-nha-giao-01-1715

Đôi mắt bà hiện lên một nét buồn rất lặng lẽ và xa xăm trong nỗi nhớ mái trường xưa dâng lên ngập khắp tâm hồn bà.

Bà lặng lẽ bước vào cất những cuốn nhật ký cũ nát vào hộc tủ, rồi vội vàng lấy xe đi đến trường. Tới nơi, chào hỏi bà là những tiếng ve ngân, âm thanh chật chội khắp sân trường, màu phượng đỏ thắm như ngọn lửa đang cháy bừng trên cây, dưới sân xác phượng như trải thảm, bà rung động với những gì đang diễn ra trước mắt, nó điêu tàn, hiu quạnh như chính tâm trạng bà ngay lúc này. 

Bà đi vào trong sân, đi dọc hành lang bước qua từng lớp học, cửa lớp đã khóa từ bao giờ, bà đứng nhìn vào trong nỗi buồn bất tận. Bà còn nhớ nơi này của năm xưa, lúc ấy toàn bộ đều lợp bằng lá, bàn ghế cũ kỹ có nhiều cái đã mục, mỗi khi trời mưa nóc dột học sinh nhốn nháo đứng ngồi chẳng yên, cái nền đầy bùn lầy có khi áo quần dơ bẩn vì mưa, thế mà bà không bỏ cuộc vẫn bám trụ.

Bà gửi hết thanh xuân của mình vào mái trường với mong muốn trao chiếc chìa khóa kiến thức để các học trò mở cửa đi đến con đường tương lai sáng ngời, và bà đã làm được điều đó. 

Cả một đời bà chèo đò và chắp cánh vất vả trăm bề, nhưng gương mặt bà lúc nào cũng nở nụ cười hạnh phúc, thế mà bây giờ bà lại buồn rồi khóc, bà khóc vì không được tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp trồng người.

Bà cứ trách cái thời gian sao không chậm chậm lại, mà cứ âm thầm hối hả như một vận tốc vô định, để bây giờ bà phải đứng đây với nỗi buồn đang mang trong lòng, nỗi buồn ấy có khác gì tiếng ve đang kêu ngập sân trường, nỗi nhớ của bà cũng đang kêu gọi những tháng ngày cũ xưa quay trở về đây.

Bà ngồi xuống với nét mặt buồn hiu, thèm nghe tiếng của học trò, thường được nghe tiếng trống, thèm được đứng trên bục giảng ngay nhưng tất cả đều im lặng trước không gian của một trời hè. 

tranh-ve-20-11-anh18-2043

Rồi mai này mắt bà sẽ kém đi, chân sẽ không đi nổi, bà sẽ không trở lại đây được nữa, bà chỉ còn hoài niệm sẽ mang theo suốt đời, bà trân trọng phút giây này hơn bao giờ hết. 

Tâm trạng của bà bây giờ sao nặng quá, ai đến tuổi mà lại không nghỉ hưu đâu, tuy biết vậy nhưng sao thấy mình cứ lưu luyến mái trường vô cùng, không nỡ đành xa rời nó. 

Bà luôn tự hào về nghề trồng người của mình, ngày xưa nghề này được trân quý lắm, học sinh ra về thấy giáo viên ở đằng xa đã tháo nón lễ phép khoanh tay gật đầu chào. Bà cũng buồn khi thấy giáo viên bây giờ phải chịu đựng vô số áp lực, và không còn được trân quý như xưa, đối với những người hết lòng vì sự nghiệp trồng người như bà, thì đó là một nỗi buồn rất lớn mà không có bất cứ thứ gì có thể xoa dịu được. 

Dù biết sống là phải theo thời, nhưng đạo đức lễ nghĩa con người thì phải giữ đúng ở vị trí cũ, không theo bất cứ thời đại nào. Bà suy nghĩ miên man rồi buồn vì sự nghiệp trồng người của mình ở thời buổi bây giờ, nhưng bà không vì thế mà chán với lý tưởng của chính mình, nếu có kiếp sau bà vẫn chọn nghề giáo viên. 

Nhìn mái trường lần cuối, bà lặng lẽ quay lưng ra về, những tiếng ve còn vang lên khắp sân trường, những cánh phượng vẫn thì thầm bay theo gió rồi rơi xuống sân, như nhớ bóng dáng của bà, như gọi bà trở về trường, trong tà áo dài giáo viên của những ngày xưa nhưng điều ấy chắc chắn không bao giờ được, bà sẽ nhớ mãi nơi này, nhớ mãi, nhớ mãi.

© Quang Nguyễn - blogradio.vn

Xem thêm: Bình yên đi qua mùa bão nổi

Quang Nguyễn

Người kể chuyện

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Hạnh phúc khi là chính mình 

Hạnh phúc khi là chính mình 

Hạnh phúc khi là chính mình không phải là một điểm đến, mà là một hành trình dài và ý nghĩa. Khi ta chấp nhận và yêu thương bản thân, ta tìm thấy một nguồn hạnh phúc chân thật, lấp lánh như ánh nắng sớm mai soi sáng tâm hồn.

Ánh Trăng

Ánh Trăng

Trăng nghiêng, trăng ngả, bóng trăng dài Hỡi người, đang ngồi đó đợi chờ ai Nhìn thấy người, ngồi sầu rưng mắt lệ Bóng hình người, đã mờ dần nhạt phai

Người sống hạnh phúc đều không dính vào 10 chuyện ngốc nghếch này, chỉ kẻ khờ mới mù quáng tự hủy niềm vui của mình

Người sống hạnh phúc đều không dính vào 10 chuyện ngốc nghếch này, chỉ kẻ khờ mới mù quáng tự hủy niềm vui của mình

Không ai có thể quay về quá khứ để bắt đầu lại, nhưng mọi người đều có thể làm lại từ đầu ngay bây giờ và tạo dựng tương lai mới. Nhưng trước khi có thể thực hiện sự thay đổi này trong cuộc sống của mình, bạn phải buông bỏ những thứ đang cản trở và vô nghĩa.

Tháng năm hướng về một người

Tháng năm hướng về một người

Tôi biết! Tôi không xinh, không vui tính, không giỏi giang. Tôi là người bình thường nhưng tôi cũng xứng đáng yêu một ai đó mà.

Độc thân có bao lâu, sao không tận hưởng nó?

Độc thân có bao lâu, sao không tận hưởng nó?

Tính ra thì thời gian bạn thực sự dành cho bản thân ít ỏi đến đáng thương, đến nỗi đếm được trên đầu ngón tay. Vậy tại sao lại phải vội vàng đi tìm một người để yêu mà quên mất một người đang cần được bạn yêu thương ở ngay trước mắt - Đó là chính bản thân bạn cơ chứ!

Ánh dương rực rỡ nơi có em (Phần 3)

Ánh dương rực rỡ nơi có em (Phần 3)

Anh không đáp ngay mà nhìn cô, vừa khít ánh nắng bên ngoài lọt qua khe cửa làm cho những hạt bụi trong không khí như phát sáng lấp lánh, chiếu lên khuôn mặt cùng mái tóc Thùy Anh. Cảnh tượng vừa êm dịu vừa ấm áp.

20 điều

20 điều "thô nhưng thật" cần hiểu sớm để đường đời bớt chông gai, thành bại và phúc họa cũng từ đây mà ra

Trưởng thành thật sự là khi hiểu được 20 điều dưới đây. Bạn thấm nhuần được bao nhiêu?

Em đau rồi đấy, anh vừa lòng chưa...

Em đau rồi đấy, anh vừa lòng chưa...

Hỏi cả bản thân em, sau này không có anh thì em phải chống đỡ thế nào đây. Em đã quen ngày nào cũng nhắn tin với anh, có chuyện gì cũng kể với anh, nhìn thấy gì cũng nghĩ tới anh, thấy quán ăn nào cũng ghi lại để sau này đi với anh… Nhưng làm gì có sau này nữa.

Nếu ngày đó em ơi ta có thật

Nếu ngày đó em ơi ta có thật

Nếu ngày đó ta bên nhau xa lạ Không đi chung chuyến ga nhỏ cuối ngày Không nhìn em đôi mắt biết lung lay Đâu cay đắng mảnh hồn anh tuyệt vọng

Ánh dương rực rỡ nơi có em (Phần 2)

Ánh dương rực rỡ nơi có em (Phần 2)

Anh đang chăm chú nghe thì bất chợt lại nhìn trúng đôi mắt cô, lại vô tình bị nó thu hút. Không biết cô có phát hiện ra bản thân mình có đôi mắt rất đẹp hay không, long lanh như chứa đựng ánh sáng của thế giới xung quanh.

back to top