Phát thanh xúc cảm của bạn !

Ngày thứ 37 tại tâm dịch Sài Gòn!

2021-09-25 01:25

Tác giả: Liên Ngô


blogradio.vn - Đau đớn thay, dù con có là bác sĩ tài giỏi thế nào, đã từng cứu bao nhiêu người đi nữa, cũng không có cách nào cứu ba mình khỏi bàn tay thần Chết. Thật là bất công!

***

7h30 - 18/08/2021!

Ra ca 3, kết thúc 8 tiếng liên tục kín mít trong bộ PPE từ 22h đêm đến 7h sáng hôm sau: Không ăn, không uống, không đi vệ sinh, không gì cả; chỉ làm, làm và làm. Mỗi ngày đi làm về là một cảm xúc khác nhau.

Khi là cảm động cảnh 2 ông bà chăm nhau lúc bạo bệnh tuổi già.

Bà nặng hơn nên phải ở buồng Điểm (tương đương phòng Cấp cứu ngoài Bắc). Ông thì nằm buồng ngoài. Cái thân hình gầy gò liêu xiêu cứ qua lại ngày hơn chục lượt giữa 2 buồng khiến bất kỳ NVYT hay bệnh nhân khác đều "nể" cách ông chăm sóc bà: Khi thì giặt khăn lau mặt cho bà, khi thì lấy sữa phỉnh bà uống, khi thì qua bóp tay bóp chân cho bà. Bà thì sợ ông mệt, nên cứ bắt ông về phòng nghỉ. Ông thì sợ bà nằm 1 mình buồn nên không chịu về, dù 2 ông bà đã ngoài 80...

Có hôm thì không cầm được nước mắt khi gọi đứa bé 13 tuổi vào buồng Điểm để nghe bác sỹ giải thích, rồi cho nó gặp ba nó lần cuối. Nó chỉ được nhìn chứ không nói gì với ba được nữa. Vì ba nó, sau cả tiếng được cấp cứu đã không qua được. Rồi chính nó phải nhìn cảnh họ thu dọn, bọc ba nó lại trong cái ga trắng, trên đó có ghi tên ba nó, và đưa lên cáng, đẩy đi vội vàng ngay trước mắt nó. Mẹ nó thì đang chạy ECMO ở 1 bệnh viện tầng 5 khác.

Thương! Đại dịch này không khác gì chiến tranh. Đứa bé xem như đã mất cả gia đình vì Covid. Nó là con một. Không có anh chị em. Nhà giờ chỉ còn lại mình nó... Nó mới chỉ học hết lớp 6 thôi mà... Nó đâu biết được tương lai nó sẽ như thế nào, sẽ ở cùng ai...

Đêm nay, lại là cảnh ông chồng được nhân viên khoa khác lên đẩy xe lăn xuống khoa Hồi sức gặp mặt vợ lần cuối. Có lẽ lúc vào viện, cả 2 vợ chồng đã bảo nhau hẹn ngày cùng về. Vậy mà giờ chỉ còn 1 người cố gắng... Bà vợ có lẽ đã quá mệt, không đủ sức gắng gượng nữa... Lúc sau bác chồng được đưa trở lại khoa. Bác ấy ngồi bần thần cạnh giường mấy tiếng không nằm ngủ lại. Mình nhìn mà mắt cay cay, chỉ biết đến nắm tay động viên bác, đáp lại là lời nói đầy quyết tâm: "Chú cảm ơn con, chú biết mà, chú phải sống chứ, chú phải tiếp tục tập hít thở, uống thuốc đều, nghe lời bác sĩ chứ. Chú còn 3 đứa nhỏ nữa mà"... 

Có hôm lại cực kỳ đau lòng trước cảnh anh bác sỹ trong khoa. Cả bố và mẹ đều nhiễm và nằm điều trị tại khoa đã được 1 thời gian. Hôm ấy, ông bố chuyển nặng. Người con trai vừa ép tim, vừa ra y lệnh tiêm thêm Adrenalin, tiêm thuốc vận mạch, vừa bất lực nhìn ba mình từ từ ra đi, với đống dây rợ, máy móc quanh người - cảnh tượng này người sắt đá mấy nhìn cũng không cầm được nước mắt. Đau đớn thay, dù con có là bác sĩ tài giỏi thế nào, đã từng cứu bao nhiêu người đi nữa, cũng không có cách nào cứu ba mình khỏi bàn tay thần Chết. Thật là bất công!

Có đêm về là không ngủ được, nhắm mắt lại là nhớ tới khoảnh khắc thu dọn, tháo các thứ kim luồn, dây truyền, sonde dạ dày, sonde tiểu, rồi tháo cuff, rút ống NKQ ra, tắt máy thở, vậy là kết thúc cuộc đời một con người kém may mắn.

 

Đại dịch thật đáng sợ, với cả những người ra đi. Họ đã vật lộn, cố gắng chống chọi 1 mình, giờ tới lúc cuối đời cũng chết trong cô đơn, không có bất kỳ người thân nào bên cạnh, cũng không được tổ chức 1 "đám ma" như bình thường. Tới lúc gặp người nhà thì chỉ còn là "một hũ tro" đúng nghĩa đen.

Không làm được gì thêm, dù cho cả bác sỹ và bản thân họ đều đã cùng nhau cố gắng, việc cuối cùng bản thân có thể làm cho họ, đó là thu dọn sạch sẽ, vệ sinh cá nhân, chỉnh sửa quần áo, nói lời cảm ơn vì đã cùng nhau chiến đấu đến cùng, chắp tay chào họ lần cuối, thầm gửi lời chúc họ được siêu thoát, hết phải chịu những bi ai cực khổ của trần gian. Vì với họ, mình như là người thân cuối cùng họ được gặp, được thấy. Đau xót!

Ra trực, nhìn dòng xe nối đuôi nhau đi lại. Là cảm giác buồn, bất lực, chán nản; cảm thấy như mọi cố gắng của Chính quyền, của hàng chục nghìn nhân viên y tế, của Công an, của các lực lượng tình nguyện viên... đều sẽ là vô nghĩa nếu không có sự đồng lòng của người dân. Không hiểu nổi vì sao TP đã đến mức vậy, cái chết hiện hữu trước mặt vậy, khi mà nếu may mắn thì mới được vào nhập viện điều trị, vì các bv đều đã quá tải; khi mà tiếng xe cứu thương liên tục chạy, hú còi inh ỏi, mà họ vẫn ra đường đông đúc như chưa hề xảy ra chuyện gì.

Hôm qua tới giờ càng buồn hơn, vì quê nhà lúc Đoàn ra đi đã tạm ổn, giờ lại bùng dịch lại với mức độ nguy hiểm hơn. Là lo lắng cho cha mệ vì ở xóm đã có ca nhiễm; lo cho các o, các bác, các ông bà ở nhà sức khỏe không đủ, nếu chẳng may...

Cuộc chiến này thật sự đã tổn hao quá nhiều. Cả vật chất lẫn tính mạng, lẫn tinh thần của những người ở lại. Nhưng chắc chắn, đồng lòng thì chúng ta sẽ vượt qua, sẽ chiến thắng. 

Những lúc như này mới thấy, chỉ cần mạnh khỏe là đủ. Mọi thứ tiền tài, vật chất hay danh lợi đều là phù du. Cầu mong mọi người đều bình an!  

Mong một ngày gần nhất, khi SG hết ốm, khi mọi nơi đều MẠNH KHỎE để trở về NHÀ!

© Liên Luna - blogradio.vn

Mời xem thêm chương trình:

 

Blog Radio: Anh không phải người duy nhất cần em | Bản Full

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Định mệnh là gì?

Định mệnh là gì?

Chúng tôi vẫn giữ thói quen buổi tối trò chuyện với nhau, nhưng cũng chỉ là những câu hỏi xã giao như một thói quen khó bỏ. Tôi cảm nhận được điều gì đó giữa hai đứa nhưng lại chẳng thể gọi tên, vì tôi tin anh và yêu anh.

Mãi sau này...

Mãi sau này...

Quá khứ dạy ta cách đi qua những vấp ngã, rèn giũa sự mạnh mẽ, điềm tĩnh khi đương đầu với khó khăn, cho ta sự thấu hiểu, bao dung, chia sẻ yêu thương hơn để chúng ta trân trọng từng khoảnh khắc ở hiện tại và hi vọng về một tương lai tốt đẹp ở phía trước.

Khoảnh khắc

Khoảnh khắc

Hỏi tôi đã bỏ lại điều gì của mình vào những ngày hè năm ấy, tôi chỉ có thể trả lời rằng tôi đã bỏ lại chính bản thân mình. Một tôi hòa đồng vui vẻ nhiệt huyết, vô ưu vô lo, đổi lấy một tôi giờ đây đã khác, trầm lặng, giấu tất cả ở trong lòng mình

Tuổi ấu thơ ai bỏ lại trên đồng

Tuổi ấu thơ ai bỏ lại trên đồng

Cũng chẳng còn hay tết những vòng hoa Thành vương miện giả chơi trò công chúa Hoa đồng nội thơm dịu dàng một thuở

Nếu chúng ta còn duyên, mình chờ cậu trong hộp thư thoại…

Nếu chúng ta còn duyên, mình chờ cậu trong hộp thư thoại…

Cậu thấy thời gian có tàn nhẫn không? Nó chưa từng dừng một giây, để suy nghĩ về việc phủ bụi trần lên những mảnh ký ức của chúng mình. Cũng như chúng mình cũng chưa từng dừng một giây nào để ngừng nghĩ về nhau.

Gửi em

Gửi em

Mong gặp em và mong được nhìn ngắm Trái tim này cất giữ tạo nên thơ

Dạy con ngưng hi sinh, dạy con biết thương mình!

Dạy con ngưng hi sinh, dạy con biết thương mình!

Cha mẹ có thương con hay không? Chắc chắn là có. Nhưng nó không lớn đến nỗi cứ hi sinh và không mong nhận lại như mọi người hay lầm tưởng hoặc lảng tránh sự thật. Thực chất thứ họ cho đi là một tình thương có điều kiện chứ không hẳn là hi sinh.

Quan họ không lấy nhau

Quan họ không lấy nhau

"Giới trẻ bây giờ lạ thật, mới gặp người ta vài lần đã nghĩ tới chuyện đặt tên cho con luôn rồi"

Nốt trầm tuổi 30!

Nốt trầm tuổi 30!

Trưởng thành là đánh đổi của rất nhiều những vấp ngã, thất bại và biến cố xảy đến. Chúng ta có lẽ đã từng khóc thầm trong đêm bởi bất lực, bởi mệt mỏi, bởi mọi thứ dường như đều sụp đổ. Nhưng chính là khi đi qua mọi chuyện, chúng ta đã mạnh mẽ như hiện giờ.

Tuổi thơ và Ngoại

Tuổi thơ và Ngoại

Tôi yêu những món đồ chơi ngoại làm cho tôi, vì lúc đó ngoại cũng nghèo không thể cho tôi được những món đồ chơi đẹp đẽ như các bạn, nhưng những món đồ chơi ngoại làm cho tôi thì tôi chắc rằng các bạn không thể mua được.

back to top