Hương quê trong tôi là những điều mộc mạc
2021-04-15 01:10
Tác giả:
THƯ ĐOÀN
blogradio.vn - Chiều tan ca, cũng như bao người hòa mình vào dòng xe hối hả, tôi vô tình ngửi được một mùi hương làm lòng người xao xuyến, không phải mùi nồng nàn của nước hoa hàng hiệu, hay mùi của những món ăn sang chảnh của những nhà hàng ven đường mà đó là “hương quê”. Hương quê có mùi hương cỏ và lá cây bị đốt cháy trên một mảnh đất trống ven đường, làn khói mờ ảo trong nắng chiều dần mờ nhạt, mọi thứ mộc mạc và thân quen đến nhường nào, làm lòng tôi xao xuyến. Có những điều khi bạn nắm trong tay thì bạn cảm thấy nó quá đỗi bình thường và là lẽ đương nhiên nhưng khi mất đi rồi nó lại trở nên quý giá và thiêng liêng.
***
Bạn là doanh nhân của một công ty đình đám với doanh thu khủng, bạn là một nghệ sĩ nổi tiếng, là một thanh niên trẻ với công việc bấp bênh và đồng lương ít ỏi, là những cô cậu sinh viên vừa rời xa vòng tay ba mẹ khăn gói lên Sài Gòn để tiếp tục chắp cánh cho những ước mơ của mình hay những anh những chị nhân viên văn phòng ngày 8 tiếng với màn hình máy tính và hoa mắt cho những ngày chạy deadline?
Mỗi người, mỗi cuộc sống, mỗi lựa chọn, mỗi hướng đi không ai giống nhau đó là lẽ đương nhiên.Nhưng có một điểm chúng ta đều giống nhau đó là quê hương, là nơi chôn nhau cắt rốn, nơi bình yên chẳng vướng âu lo, nơi duy nhất mà chúng ta có thể tìm về mà không cần nghĩ suy. Dù bạn là ai, giàu sang hay nghèo khó thì bạn cũng từng có một vùng trời bình yên mà vẫn khao khát được quay về.
Con người ta thật lạ, khi bé thì thích được nhanh lớn để bước ra ngoài cuộc sống, đến những vùng đất mới, rồi đến khi trưởng thành họ lại khao khát được về với quê hương, với gia đình. Phải chăng đi loanh quanh thì thế giới ngoài kia quá đỗi bon chen, hối hả và ngột ngạt, nó không hề êm đềm và dễ sống như chính quê hương mình.
Một cô gái vừa tròn 25 tuổi xuân xanh, cũng đã phần nào đủ trưởng thành để cảm thấy cuộc sống xa nhà, xa mẹ cha quá đỗi khắc nghiệt. Sáu năm trước đây khi tuổi đời còn quá nhỏ, nấp sau lưng cha mẹ mà hé mắt nhìn ra đời, lúc đó thấy thế giới rộng lớn và thú vị vô cùng và ước mình sẽ được tự vẫy vùng trong đó. Lớn lên rồi, đến khi cha mẹ dang tay thả mình vào vòng xoáy ấy, ta cảm thấy chao đảo, xa lạ nhưng rồi vẫn phải mạnh mẽ mà trụ vững.
Tôi vẫn nhớ có lần mẹ lên Sài Gòn thăm tôi mẹ vui mừng và đỡ lo lắng vì thấy tôi không rụt rè và khờ khạo như khi ở nhà với mẹ. Mọi người có biết vì sao không? Vì vốn dĩ “Ở với cha mẹ bạn sẽ được che chở và bảo vệ, không cần lo bất cứ điều gì nên bạn không cần tỏ ra cứng cỏi và mạnh mẽ, còn ra đời bạn phải tự bảo vệ lấy mình, nếu không bạn sẽ vấp ngã ngay trên chính con đường mình đi”.
Chẳng có trái tim nào băng giá và lạnh lùng vô cảm cả, cũng chẳng có ai hờ hững, cũng chẳng có công việc nào bận rộn đến mức không có thời gian nhớ về quê hương, về những điều đẹp đẽ của miền ký ức tuổi thơ, chỉ là họ đang cố chối bỏ cảm xúc của mình. Vì sao ư? Vì đó có thể là những điều quá đẹp đễ và cũng quá đau lòng mà có những lúc chính mình cũng không có can đảm để đối diện. Nhưng chỉ cần có chất xúc tác thì tôi dám chắc rằng dù tim bạn đã luyện đến ngưỡng sắc đá cỡ nào thì cũng mềm yếu ra thôi.
Chiều tan ca, cũng như bao người hòa mình vào dòng xe hối hả, tôi vô tình ngửi được một mùi hương làm lòng người xao xuyến, không phải mùi nồng nàn của nước hoa hàng hiệu, hay mùi của những món ăn sang chảnh của những nhà hàng ven đường mà đó là “hương quê”. Hương quê có mùi hương cỏ và lá cây bị đốt cháy trên một mảnh đất trống ven đường, làn khói mờ ảo trong nắng chiều dần mờ nhạt, mọi thứ mộc mạc và thân quen đến nhường nào, làm lòng tôi xao xuyến. Có những điều khi bạn nắm trong tay thì bạn cảm thấy nó quá đỗi bình thường và là lẽ đương nhiên nhưng khi mất đi rồi nó lại trở nên quý giá và thiêng liêng.
Con người ta vốn dĩ chọn bám víu lại nơi đất khách quê người vì họ có động lực, có đam mê hay đôi khi chỉ vì có một người. Nhưng cũng có những người vì trách nhiệm vì cơm áo gạo tiền, và trong số đó có người mạnh mẽ cô độc sống, làm việc như một thói quen vì về thì tiếc nhưng ở lại thì cô đơn. Suy cho cùng, chúng ta rời xa quê hương vì cơm áo và nhiều mục đích khác nhưng mục đích cuối cùng là vì gia đình, vì những bữa cơm no đủ.
© THƯ ĐOÀN - blogradio.vn
Xem thêm: Bất chợt nỗi nhớ xa quê | Family Radio
Phản hồi của độc giả
Xem thêm

Sau cơn mưa nắng sẽ về
Kể từ lúc biết tin căn bệnh quái ác sẽ tuyên án tử hình cho tuổi xuân còn đang dang dở của em, hình như tôi chưa từng thấy em để cho đôi chân mình được ngơi nghỉ ngày nào.

Mình muốn một tình yêu như vậy!
Họ không nói nhiều, không can thiệp quá sâu vào cuộc sống của nhau, không lãng mạn ngọt ngào, không hứa hẹn, không sở hữu, cứ thế hiện diện bên nhau, lắng nghe, an ủi.

Lỡ duyên
Trăng treo lẻ bóng bên đồi Gió ru khúc cũ nghẹn lời chia phôi Người đi để lại bồi hồi Ta ngồi đếm mãi một thời đã xa

Chia ly - khi khoảng cách không thể xoá nhoà ký ức
Cảm giác sắp chia ly ấy cũng thật khó giải thích. Có lẽ chỉ đơn thuần là cảm xúc trống vắng khi bàn ăn trong nhà thiếu đi mất một người thân thuộc, hay sự lạc lõng trong một không gian đã từng đầy đủ,... Chắc đó là sự hụt hẫng khi có những điều vốn tưởng chừng là vậy nhưng nay đã sắp không còn.

Tình khó phai
Em biết anh luôn là người yêu em và nghĩ cho em nhiều nhất. Nhưng anh à, em cần nên biết mọi chuyện đầu tiên chứ không phải giờ đây em là người sau cùng mới biết được.

Khi con muốn được yêu thương nhưng lại sợ mất gia đình
Không có gì đau lòng hơn việc chính những người ta yêu thương nhất lại không thể dang tay ôm lấy ta.

Khi mặt trời mỉm cười
Tôi thấy yêu làm sao mặt trời lúc đó, tôi thấy yêu làm sao những buổi sớm mai thật lắng đọng thật nhiều cảm xúc và những nguồn huyết mạch của cuộc sống cứ cuộn trào mãi trong tôi.

Người ơi
Em thích gọi anh là người ơi, chỉ là một tiếng gọi thật ngắn thật nhanh mà chứa đựng trong đó biết bao ân tình biết bao da diết của những tháng năm mình được quen nhau, mình được yêu nhau thật trọn vẹn.

Kí ức muốn lãng quên
Kí ức về cậu có lẽ là kí ức đời này tớ muốn quên nhất, cậu cũng có lẽ là người tớ muốn quên nhất...

Xem cuộc đối thoại chua chát của 2 mẹ con trong Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt, tôi thề sẽ không bao giờ nói "Mẹ sống vì con"
Đứa trẻ lớn lên trong “sự hy sinh của mẹ” sẽ không học được cách hỏi mình: “Mình muốn gì?”, mà chỉ biết hỏi: “Mình nên làm gì để cha mẹ vui?”