Hội An cổ kính ngự trị trong mỗi nẻo hồn
2019-06-14 08:15
Tác giả:
Huy Phước
blogradio.vn - Những người yêu Hội An bằng cả tấm lòng đều thích gọi nơi đây là phố Hoài – phố nhớ. Cả Hội An là một nỗi nhớ, thẫm đẫm giữa cội lòng như một vết khắc thiên thu qua bao mưa nắng, qua bao trần ai, qua bao những buổi chiều như tôi lang thang từng con phố nhỏ mỏng manh, dịu dàng như bàn tay con gái chiều nay.
***
Nét bình yên của phố cổ được tạo bởi những bàn tay tài hoa của các nghệ nhân làm lồng đèn, những nhà điêu khắc những nghệ sĩ nhiếp ảnh… Và trên hết là tấm lòng người dân phố Hội. Đứng giữa lòng Hội An đôi khi bạn có cảm giác có gì đó quá đỗi quen thuộc, hình như là một chút cổ thành Hà Nội?
“Ai về qua phố Hội An
Nhặt giùm sợi nắng tơ vàng quê tôi
Đã đi lưu lạc khắp nơi
Vẫn không quên được khung trời nắng xưa…”
(Lê Cẩm Thanh)
Từ chạng vạng muôn ngàn chiếc đèn lồng bật sáng mờ tỏ khi nào, làm cho tôi quên mất khoảnh khắc tịch tà, tôi chìm vào phố, tôi khoác tay phố, cứ thế mà đi. Những chiếc đèn lồng kiêu hãnh sắc màu, không ồn ào mà mê hoặc thị giác khiến cho tôi càng đi càng muốn ngắm càng muốn tìm hiểu xem nơi tận cùng ánh sáng kia đâu là huyền diệu trời đêm.
Trở về xưa cũ, trở về những câu chuyện cội nguồn, rằng ngày xưa nơi đây cứ mỗi đêm rằm, dân làng thường tụ nhau thành từng nhóm, giong thuyền trên những con sông uốn quanh phố cổ và thả những chiếc lồng đèn mang theo bao mơ ước, khát vọng. Có nhiều đôi trai gái sau những đêm trăng ấy đã trở thành vợ chồng. Và từ đấy nghề làm lồng đèn đã được gìn giữ và phát triển đến ngày nay… Hội An xưa từng là một thương cảng sầm uất với nhiều chuyến tàu hàng vào ra tấp nập, với những hội quán bán buôn thịnh vượng của người Trung Hoa.
Lối sang sông xưa đã thưa bớt những chuyến đò, và sự bình yên nay nằm lại vẹn nguyên trong lòng phố cổ. Để những đêm rằm, Hội An càng mặc trầm cổ kính. Những chiếc hoa đăng bồng bềnh, lấp loáng dưới sông trăng, như những khuông của bản nhạc nhiều dấu lặng.
Tôi thênh thang tản bộ trên đường Trần Phú và quan sát những nét đổi thay của từng mái ngói âm đương. Một vài ngôi nhà cổ đang được trùng tu, phục chế, những mái ngói màu hồng tươi mới được lợp lên, nhưng không làm mất chiều sâu và nét thâm trầm của phố cổ.
Bàn tay của những người thợ lành nghề hôm nay đang gắn lại những vết rạn nứt trên từng bức tường, cả những viên gạch dưới lòng đường cũng được lát bằng gọn ghẽ. Và những mặt hàng mỹ nghệ sắc sảo, như khắc chữ lên ống tre, viết câu đối tết. Những câu thơ ca ngợi về cuộc sống, cảnh sắc thiên nhiên, những chữ Nhẫn, Trí, Tâm, Tài, Phúc, Lộc, Thọ… trên ống tre vàng óng đang ngã màu cánh dán.
Những bàn tay nghệ nhân tỉ mẩn, họ lặng lẽ thổi hồn vào từng tác phẩm, thêm sắc màu cho văn hóa phố Hội, để có thể mường tượng ra nét bình yên tráng mỏng như sương sớm trong lành buổi ban mai mà người dân phố Hội đã dày công chưng cất, gìn giữ bao đời.
Buổi chiều tà dạo một vòng quanh Hội An tìm cái gì đó lót dạ, không khó để bắt gặp cái tên ngộ nghĩnh của một món ăn khiến thực khách tò mò: Cao lầu. Những người chưa từng biết đến món này chắc hẳn cũng phải thích thú mà gọi một phần khám phá xem như thế nào. Còn mấy ai mà hiểu rõ về Cao lầu thì càng phải thưởng thức cho bằng được để thoả thê cái mong muốn. Bởi lẽ, Cao lầu là đặc sản của Hội An, chỉ ở nơi phố cổ mới có và mang cái hồn cổ kính nơi đây. Mấy ai có dịp ghé thăm khu phố nhỏ nhắn mà bỏ qua món này thì dường như chuyến thăm đã lỡ một nhịp nào rồi.
Người Nhật bảo sợi cao lầu trông giống như mì Udon truyền thống của họ nhưng hương vị thì hoàn toàn khác. Cái tên lạ tai này thì mang âm hưởng ngôn ngữ Trung Hoa, nó ám chỉ những món ăn sang trọng của giới nhà giàu, “cao lương mĩ vị”. Cái đặc biệt là thói quen muốn được thưởng thức trên những tầng lầu cao để ngắm nhìn toàn cảnh. Và rồi cuối cùng lại được rút gọn thành “Cao lầu”, vừa ngộ nghĩnh lại gây ấn tượng.
Nơi nghỉ dưỡng ở Hội An chủ yếu nằm ở 3 tuyến điểm chính: dọc bãi biển Cửa Đại, trung tâm phố cổ Hội An và dọc tuyến đường nối bãi biển với phố cổ Hội An. Có một số khu nghỉ dưỡng cao cấp tọa lạc ngay trên bãi biển, còn loại bình dân nằm ngay trong lòng phố cổ. Tuyến đường ở khoảng giữa bãi biển và phố cổ có cả loại rẻ và loại bình dân. Từ bãi biển đến phố cổ mất khoảng 5 – 10 phút lái xe, rất nhiều khu nghỉ dưỡng cao cấp có cung cấp dịch vụ xe buýt tuyến ngắn từ phố cổ đến bãi biển.
Nhưng dù ở đâu, bạn cũng có thể tự đến phố cổ bằng xe đạp, xe máy hay bắt taxi hoặc đơn giản hơn bạn có thể vi vu bằng chính đôi chân của mình như tôi để khám phá những điều thú vị và hoang sơ của một Hội An cổ kính ngự trị trong mỗi nẻo hồn.
Thời điểm lý tưởng nhất để đến Hội An là từ tháng 2 đến tháng 4, vào thời gian này mưa ít, thời tiết dễ chịu. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài. Nếu có thể, bạn hãy đến thăm Hội An vào ngày 14 rằm âm lịch hàng tháng để tham dự đêm phố cổ. Vào dịp này bạn sẽ có cơ hội được nghe các bài hát cổ truyền, chơi các trò chơi dân gian và thưởng thức các món ăn ngon tuyệt, đặc biệt được tận mắt nhìn ngắm những chiếc đèn lồng đỏ rực giăng khắp phố, đúng là một dịp không thể bỏ lỡ!
Tôi đã đi qua nhiều phố cổ nước mình, và cả những phố cổ một vài quốc gia tôi có dịp ghé qua. Nếu là kẻ yếu bóng vía khi nhìn những cao ốc đồ sộ thì sẽ cảm thấy an lòng khi bước trong những ngõ hẹp. Hà Nội thì quá thâm trầm, tôi thấy ngưỡng vọng nhiều hơn là mến yêu. Phố cổ ở Huế trang nghiêm và quí phái, như thấy đâu đây còn phảng phất ngựa xe âm tướng hồn binh, bởi vậy lại thấy kiêu sa hơn là gần thân mật. Nhiều những con phố cổ tỉnh lẻ dọc đường ngang qua tôi lại thấy quá nhạt nhòa bởi thiếu vắng linh hồn… Về Hội An cảm giác như gặp lại một người bạn cũ từ lâu trông đợi, phố như choàng vai khách hàn huyên thân thiết, khách như bá vai phố mà tâm sự hàn huyên. Phố chẳng nỡ thâm trầm, lại chẳng quá thâm nghiêm.
Tôi cứ hình dung khi gặp lại một không gian cổ và cũ, như một ngày bạc tóc trần gian, trải bao dặm đường dâu bể bỗng được nhảy lên chiếc xe thổ mộ với nhịp gõ bình yên của vó xưa xe ngựa, rồi thả dốc về đâu những phố Hoài.
Những người yêu Hội An bằng cả tấm lòng đều thích gọi nơi đây là phố Hoài – phố nhớ. Cả Hội An là một nỗi nhớ, thẫm đẫm giữa cội lòng như một vết khắc thiên thu qua bao mưa nắng, qua bao trần ai, qua bao những buổi chiều như tôi lang thang từng con phố nhỏ mỏng manh dịu dàng như bàn tay con gái chiều nay.
Hình như ở đâu đó, hồn phố vẫn vọng về qua từng ánh đèn dìu dặt, Hội An cổ kính ngự trị trong mỗi nẻo hồn…
© Huy Phước – blogradio.vn
Mời xem thêm chương trình:
Trả lại niềm tin cho em
Phản hồi của độc giả
Xem thêm

Về để thấy tết (Phần 2)
Phải chăng, chuyến này về, suy nghĩ nó đã chín chắn? Nó đã thôi hoài nghi về những người xung quanh nó, xoay quanh ba và cả gia đình của nó. Hay chính sự xô đẩy của xã hội khiến nó trân trọng về tình cảm gia đình của mình hơn?

Tuổi lênh đênh
Con gái ở tuổi đó như con thuyền lênh đênh trên biển khơi vậy, chính nó sẽ tự định hướng cho mình sẽ đi đâu, sẽ trôi vào bến bờ nào. Mà nhiều lúc nó cứ ương bướng tự nghĩ tự quyết chứ chẳng thèm nói cho ba mẹ biết, hay nghe theo ý kiến của ba mẹ của người lớn bao giờ.

Về để thấy tết (Phần 1)
Lúc đó, nhà vẫn là nhà, nhà có Liên, có ba và em trai của nó. Giờ với nó, cái đó không được gọi là nhà. Có thể nó vẫn sẽ về, nhưng về chỉ để nấu cho má bữa cơm, rồi lại đi. Đối với Liên, còn má mới còn gia đình, còn nhà để nó quay trở về. Còn lại, không đáng.

Số cuối ngày sinh Âm lịch tiết lộ sự giàu có, ai sở hữu cả đời gặp may mắn
Mỗi số trong ngày sinh không chỉ là một ký hiệu, mà còn là một biểu tượng của năng lượng vũ trụ, ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc đời mỗi người.

Ai nói là tôi không thích cậu?
Cũng không hiểu từ khi nào, tôi bắt đầu vô thức tìm kiếm bóng hình cậu ở bất cứ đâu. Tôi tự hỏi, có phải vì tần suất cậu xuất hiện trước mặt tôi quá nhiều, hay vì một cảm xúc lạ lẫm đang dần nảy mầm mà tôi không thể diễn tả?

Bạn có nhìn thấy mình ở những năm tháng sau này
Tôi đã từng suy nghĩ rất nhiều, tưởng tượng bản thân mình của những năm về sau sẽ như thế nào, nếu vẫn duy trì nếp sống như hiện tại, có lẽ thời gian mà tâm hồn tôi héo mòn, kiệt quệ cũng sẽ không còn xa nữa.

Tuổi thơ chung lối, thanh xuân ngược hướng
Tớ không nhớ rõ mình thích anh từ bao giờ. Có thể là từ một lần anh bất ngờ đưa tay ra kéo tớ chạy dưới cơn mưa đầu hạ. Có thể là từ một lần anh lặng lẽ nhường phần quà của mình cho tớ khi tớ khóc vì bị thua trò chơi. Hoặc có thể… tớ đã thích anh từ lâu lắm rồi, chỉ là đến một ngày, tớ mới chịu thừa nhận điều đó với chính mình.

Cậu còn ở Hà Nội chứ?
Khi gió mùa đông bắc về, tôi càng cảm nhận rõ nét sự thiếu vắng của Cậu—như một nhịp điệu không còn vang lên trong bản hòa ca của cuộc sống. Hà Nội, với tất cả vẻ đẹp và nỗi nhớ, đã trở thành một phần tâm hồn tôi, nơi mà mỗi con phố, mỗi tiếng cười đều gợi nhắc về Cậu. Liệu rằng, trong những sớm mai se lạnh hay chiều hoàng hôn rực rỡ, Cậu có còn ở đây, lắng nghe những tâm tư của tôi giữa lòng thành phố này?

Những bài học sâu sắc đến từ gia đình
5 năm trôi qua, thời gian không dài cũng không ngắn nhưng đủ để tạo những bước ngoặt trong cuộc đời mỗi người. Chúng ta không chỉ có một gia đình chung mà ai cũng sẽ có, một gia đình riêng, một cuộc sống riêng.

Thế nào là tình yêu?
Tình yêu là cái gì vậy nhỉ Nghe đồn tình yêu tựa cơn ác mộng Em sợ ác mộng nên cũng chẳng muốn yêu Nhưng khi gặp anh thì sao lại khác Cơn ác mộng bỗng hoá giấc mơ xanh