Hai miền Nam - Bắc, đong đầy nhớ thương những mùa trung thu cũ
2018-09-24 01:30
Tác giả:
Hà Nội của tôi, hồng giòn, cốm xanh và những ngày cận Trung thu se lạnh…

Cũng giống như Tết, Trung thu là dịp đặc biệt được chờ mong nhất năm. Tối nào trước khi lên giường, tôi cũng nghển cổ ra ngoài cửa sổ ngắm trăng. Hôm nay nàng thế nào, đã tròn vành chưa nhỉ? Mẹ tôi bảo, chỉ có đúng đêm Rằm thì nàng trăng mới đẹp và rực rỡ nhất. Thế là tôi lại nhắm lịm mắt, mang nàng vào cả những giấc mơ đợi chờ về đêm Rằm ấy.


“Mấy đứa kia sao lại chọc tay vào đèn ông sao thế rách hết bây giờ!”
“Lại đây, bác cho xem con chó bưởi này…. Nào nào, đừng sờ tay bẩn vào. Tẹo rước đèn rồi vào phá cỗ mới ăn nhé…”.


Trung thu Sài Gòn – có gì ngoài phố Lương Nhữ Học, chiếc lồng đèn người Hoa, và hai mùa mùa mưa nắng thân thương?
Tháng 8 Sài Gòn háo hức đợi Trăng Rằm.

Đêm mười ba, thằng bạn gặn hỏi tôi: “Có ra Hà Nội chơi không?”. Nó chê mùa này trong Nam hổng có gì hết trơn. Đất Hà thành sinh ra là dành cho thu, cho mùa lá vàng lá đỏ xao xuyến, cho những đêm Hồ Gươm sóng sánh trăng, cho mớ cốm xanh, quả hồng giòn đầy trên mâm cỗ, hay phố Hàng Mã, Hàng Buồm đèn hoa trang hoàng đẹp quá xá…
- Sài Gòn thì chán òm à! Trung thu gì toàn nằm nhà nghe mưa rơi.
- Có đâu, Sài Gòn cũng có những ngày Rằm đẹp lắm chớ bộ.
Đấy là cái độ đầu tháng 8 mong ngóng đèn lồng giấy kiếng ở phố người Hoa, trong đêm mười lăm trăng đầy qua hẻm, cả nhà được dịp quây quần bên mâm cỗ, và sau cùng là mấy tiếng tặc lưỡi tiếc hùi hụi của tụi con nít vì độ Trung thu năm nay sao ngắn ngủi quá…

Nếu Hà Nội bao đời nổi tiếng với chiếc đèn ông sao làng Báo Đáp, thì dân Sài Gòn lại xem đèn người Hoa chính là thứ mỹ nghệ được ưa chuộng nhất. Từ đèn giấy kiếng hình con thỏ, con bướm, cá chép, rồng thiêng… đến đèn giấy kéo quân, đèn lồng,… đủ cả. Đèn người Hoa trên đường Lương Nhữ Học, từ xóm đạo Phú Bình vòng vèo qua trung tâm thành phố, lủng lẳng trong những hẻm nhỏ quận 3, quận 1, ra tận Bình Chánh, Cái Bè,… cứ dịp Trung thu nhà nhà được dịp sáng rực.
Cây trái thì quanh năm đó, nhưng Sài Gòn chả có mấy thứ quả là dành tặng riêng cho thu. Chẳng hồng, chẳng cốm,… ra Hà Nội mượn nốt thì kỳ lắm, thôi thì đơn giản hẳn. Các mẹ thường ra chợ Tân Định, thấy gì mua nấy. Có năm mỗi một quả bưởi, năm nhánh chuối tiêu xanh,… cơ mà không thể thiếu hộp bánh nướng đặt cạnh. Mâm cỗ bày biện chỉ chừng đó, có nhiêu chưng nhiêu, mùa nào quả nấy thế vừa rẻ, lại vừa hay.

Đêm 15, tiếng trống lân vừa vang lên, tất cả bỏ vội chén cơm, chạy ào ra hẻm. Mỗi đứa tay cầm một con đèn, mong ngóng lân vừa qua là đốt đèn lên cho kịp. Cứ thế, những chiếc đèn tự chế nghèo-ơi-là-nghèo đi qua cùng năm tháng tuổi thơ, trong con hẻm dài độ 10 mét cơ mà rước đèn ra ra vào vào 4-5 bận hoài không chán.

Hơn 20 năm ở thành phố, thế mà nói để tận hưởng đủ cái mùa Trung thu, tui còn phải đếm kỹ càng chẳng hết 5 đầu ngón tay. Vậy nên Sài Gòn càng thêm trân quý những mùa trăng Rằm tháng 8. Như Hà Nội có hồng đỏ, cốm xanh dành riêng cho mình, Trung thu Sài Gòn cũng có những thứ rất riêng. Như phố đèn Lương Nhữ Học, như chiếc đèn lồng người Hoa, như mớ bánh nướng, bánh dẻo, bánh gai lá xanh… bao đời.
Mỗi lần nhắc nhớ, tụi bạn lại bảo: “Sến quá, thời a-cộng rồi lại cứ đem chuyện thuở đâu đâu kể lể, chuyện của Sài Gòn có gì mà mùi mẫn”. Kệ, ai thấy đẹp thì vẫn thương hoài như tui. Ngay cả lúc này đây, nhìn qua bậu cửa sổ dòm ông trăng (đang thì còn non), lại nhớ mà thỏ thẻ dăm ba chuyện. Cho những người Sài Gòn cũng đương độ nhớ thu, nhớ mùa trăng Rằm tháng 8, thế thôi!
Theo Thiếu Khanh - Thúy Hậu/ thethaovanhoa
Phản hồi của độc giả
Xem thêm

Tuổi 18 - Những điều đặc biệt
Tuổi 18 là tuổi của những ước mơ lớn. Ai cũng có một đích đến, một khát khao, một con đường riêng để theo đuổi. Có người ước mơ trở thành bác sĩ, có người muốn làm nhà báo, có người chỉ đơn giản muốn tìm kiếm một cuộc sống bình yên. Dù là gì đi nữa, tuổi 18 luôn tràn đầy nhiệt huyết và sự quyết tâm.

Trở về với đúng nghĩa của chữ YÊU
Chúng mình yêu nhau nhẹ nhàng, cho đi tình yêu và đặt hạnh phúc của đối phương lên trên. Chúng mình làm những thứ mà chúng mình nghĩ đối phương sẽ hạnh phúc mà chẳng bao giờ nghĩ đến việc người kia có làm lại đối với mình không, nên chúng mình không bao giờ phải suy nghĩ nhiều.

Tháng Ba đã đến rồi…
Buổi chiều hôm đó, họ nói với nhau nhiều chuyện không đầu không cuối. Những câu chuyện đan xen giữa hương cà phê, màu đỏ rực của hoa gạo, và ánh mắt anh trầm tĩnh mà sâu xa.

Phố cũ lặng thinh, ta lạc mất nhau rồi
Có một ngày phố cũ có đôi ta Bước chân quen cũng ngại ngùng bỏ lỡ Người qua vội, chẳng ai còn bỡ ngỡ Ta với ta giữa khoảng trống không người.

Lời chưa nói
Tớ với cậu bắt đầu nói chuyện với nhau nhiều hơn rồi không biết từ lúc nào mà tớ đã thầm cảm thấy hơi thích cậu. Đã nhiều lần tớ thấy tớ thật ngu ngốc, sao lại có suy nghĩ kì quặc ấy, nhưng rồi những cử chỉ quan tâm tớ của cậu làm tớ bị nhầm tưởng.

Chấn động lợi ích của việc đọc sách thường xuyên: Ngoại hình thăng hạng, da dẻ hồng hào, khí chất ngút ngàn!
Không chỉ giúp nâng cao kiến thức, việc đọc nhiều sách còn có thể mang lại nhiều lợi ích đặc biệt mà không phải ai cũng biết.

Những ngày chênh vênh
Những buổi chuyện trò với nhỏ bạn tuy ít nhưng luôn khiến mình suy nghĩ nhiều. Mình thấy chênh vênh ghê gớm, nhưng rồi thì lòng mình cũng chững lại, để biết rằng mình cần phải làm gì.

Lời hẹn của con
Cho con được thêm lần nữa tự hào con là con của mẹ, con của một bác sĩ tận tậm tận lòng với mọi người. Con là con của ba, một chiến sĩ bộ đội đang canh gác ngoài biên cương xa xôi.

Tình yêu của mẹ
Đến bây giờ tóc của mẹ đã điểm bạc sương pha Các vết chân chim hằn đầy đôi mắt mẹ Năm ngón tay run không còn như thời son trẻ Vai mẹ gầy con bỗng thấy xót xa

Lời yêu
Tôi vẫn thường nghe một câu nói như này tuổi 17,18 ấy cái gì cũng có chỉ không có đủ dũng khí để nói thích một người. Đúng vậy, mãi cho đến khi sắp tốt nghiệp tôi vẫn không bày tỏ lòng mình với cậu ấy. Khi đó vào bữa tiệc chia tay cuối năm tôi ngồi cách cậu ấy không xa chỉ biết lặng lẽ ngắm nhìn cậu.