Trung thu với tuổi thơ tôi
2015-09-21 10:09
Tác giả:
Không rình rang tiếng trống “cắc tùng tùng” của những đoàn lân sư rồng, không đèn ông sao lung linh của đêm rằm tháng Tám, Trung thu tuổi thơ tôi đó chỉ là những chiếc bánh dẻo, bánh nướng mấy ngàn đồng mà mẹ mua để thắp hương cho ông bà tổ tiên và sau đó hạ xuống làm bánh kẹo để tôi tổ chức sinh nhật. Trung thu, đồng thời cũng là ngày sinh nhật của tôi, ngày mà tôi tự cho nó là của riêng mình, quan trọng và háo hức.
Tuổi thơ tôi nghèo lắm, à mà chắc không chỉ riêng tôi, mà có lẽ tuổi thơ của những thế hệ 8X, 9X ở những vùng kinh tế mới đều như nhau cả, nghèo nhưng vui và êm ả. Tôi đã từng đọc những dòng chia sẻ của tác giả Gào về tuổi thơ của mình, thấy hiện hữu đâu đó có tôi, có tuổi thơ của mỗi người đâu đó, nhưng đặc thù mỗi nơi một khác, tôi lớn lên ở vùng kinh tế mới Đăk Lak, nơi chỉ có hai mùa mưa nắng, tuổi thơ tôi không có ông bà nội ngoại, cũng không có cây đa, giếng nước sân đình, có chăng đó là những sáng ngủ dậy trời mù sương lạnh tê tái, là những cơn mưa tầm tã mỗi khi chiều về, là những ngày mùa cà phê mưa phùn ướt sũng, là những con đường đất đỏ lấm lem khi đi học về…
Mẹ bảo con gái sinh ngày rằm đanh đá lắm, tôi không cho mình là đanh đá và có lẽ ai cũng thấy vậy, tôi không đanh đá nhưng tôi ngang bướng, bướng lắm! Hồi nhỏ, nhà tôi chuyển vào Đăk Lak sống là lúc tôi chưa biết gì, mặc dù đã 4 tuổi, tuổi thơ ngày đó chậm chứ không được nhanh nhẹn như các em, các cháu ngày nay. Ngày đó mẹ còn phải bế trên tay, và cứ thế, tháng ngày qua đi cũng là tháng ngày tôi lớn lên, cha vất vả bươn chải đi hết cánh đồng này đến cánh đồng khác đề chăn vịt nuôi mấy anh em ăn học, mẹ vừa làm ruộng, vừa đi bán trứng vịt cho các quán hàng, anh chị tôi đều đã lớn, cho nên tuổi thơ tôi là những tháng ngày tự chơi, tự học.
Tôi nhớ Trung thu đầu tiên tôi được tổ chức sinh nhật là một đêm trăng rất sáng, sáng lắm. Hồi đó không được phát quá bánh như bây giờ, hôm đó mẹ mua cho hai lốc bánh nướng kèm với mấy chai nước ngọt hương cam, tôi gọi thêm hai, ba đứa bạn hàng xóm và sinh nhật năm ấy được tổ chức dưới gốc cây bơ trước nhà…Năm đó tôi 10 tuổi! Và cứ thế, những năm sau, Trung thu đến ở xóm nghèo thì cũng chỉ có nhà tôi là “sang” nhất, có bánh trái, có nước ngọt và được phá cỗ dưới gốc cây.
Tháng ngày qua đi, tuổi thơ xa dần phía sau nhưng nó không mờ đi mà càng hiện hữu mỗi khi nhớ lại. Xóm nghèo, bạn cũ giờ cũng đã thay đổi, cây cầu gỗ được bắc qua bởi một cây to giờ cũng thành cầu xây, những con đường rợp cây xanh, rậm rạp và mát mẻ giờ cũng được chặt sạch sẽ thay vào đó là con đường rộng hơn, to hơn và trơ trọi hơn. Những vườn cà phê ngút ngàn bị chặt đi và thay vào đó là những loại cây khác nhau để phù hợp với nhu cầu kinh tế và thị trường. Không còn những cánh đồng ngập lúa, cũng là con đường mà tôi và lũ bạn đi học mỗi ngày, không còn những con mương để mỗi lần lội để đến trường qua là phải xắn quần đến tận đùi cho khỏi ướt… Xa xa không còn những người nông dân lúi cúi gặt lúa và gánh lúa về làm rộn ràng, háo hức cả một vùng quê thay vào đó bây giờ sử dụng máy gặt đập liên hợp.
Có những thứ thay đổi làm cuộc sống ta tốt hơn, mà rõ ràng là vậy, cuộc sống phát triển thì phải thay đổi, thay đổi càng nhanh thì chứng tỏ ở đó phát triển nhanh. Tuổi thơ của các cháu, các con bây giờ chắc sẽ không bao giờ biết được cái hay, cái thú vị của ngày cũ. Bây giờ cứ mỗi năm ngày Trung thu về là rộn ràng tiếng trống, rộn ràng đoàn lân, là bánh được bày bán trước cả tháng trước đó, là lồng đèn, đồ chơi treo rực đỏ cả một góc phố phường.
Tuổi thơ tôi đi qua rồi. Giờ tôi đã làm mẹ của một bé gái đáng yêu, không còn cảm giác mong chờ Trung thu, mong chờ sinh nhật nữa, con gái tôi chắc còn quá nhỏ để hiểu được ý nghĩa của ngày này. Người ta nói đúng, có những cái mất đi vẫn lấy lại được nhưng thời gian, kí ức, tuổi thơ mãi mãi là hoài niệm trong tâm trí của mỗi người. Tôi vẫn mong được một lần sống lại trong giấc mơ xưa cũ ấy.
Phản hồi của độc giả
Xem thêm
Mười sáu - Ba sáu tuổi
Tôi đúng là một cô ngốc. Làm gì có đứa con trai nào dành cả thanh xuân bên cạnh tôi mà không có tình cảm. Và từ đó, chúng tôi chính thức yêu nhau.
Hành trình đi đến tự do
“Dám bị ghét” không bênh vực cho tôi, không đứng về phía tôi, ngược lại, nó giải thích một cách hợp lý tất cả nguyên nhân khiến tôi chọn sống một cuộc đời tệ bạc như vậy.
Hãy trao yêu thương khi còn có thể
Tôi nhận ra từ trước giờ tôi luôn mong người khác phải hiểu và thông cảm cho tôi mà tôi quên đi rằng tôi chưa đặt mình vào vị trí của bất cứ ai để hiểu cho họ.
3 năm tới, có 5 con giáp vận may ập tới, tài lộc thăng hoa
Trong tương lai, 3 năm tới hứa hẹn sẽ là quãng thời gian vô cùng rực rỡ và thịnh vượng cho 5 con giáp may mắn dưới đây.
Hoa anh đào nở dưới đôi mắt của em
Em cười, và nụ cười của em như ánh nắng xuyên qua những cánh hoa, khiến cả thế giới xung quanh bỗng chốc bừng sáng. Tôi nhớ như in hình ảnh em đứng dưới cây anh đào, mái tóc bay trong gió, đôi mắt sáng rực như những cánh hoa hồng thắm.
Lá thư gửi đến thiên đường
Đến bây giờ, khi nói về bà đó chỉ còn là kí ức, là kỉ niệm, là những khoảnh khắc chợt hiện về trong chớp mắt, rồi lại đi trong vấn vương, để lại bao nhung nhớ trong tâm hồn. Cuộc sống không thể quay ngược trở lại, hoài niệm cũng chỉ là hoài niệm, thứ người ta cất giấu bên trong là những khắc khoải, suy tư.
Đắng cay
Anh vẫn biết dẫu tình là hoa chớm nở Thì em ơi những giọt vị ân tình Em vẫn sẽ yêu anh nhiều chứ Và lòng này sẽ vẫn là ái ân
Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi
Nhiều người cảm thấy bị tổn thương, thấy mình không có giá trị khi không ai quan tâm đến mình và nghĩ rằng mình bị bỏ rơi. Vì thế, bạn cần học cách vượt qua giây phút ngờ vực và cần biết trân trọng giá trị của bản thân. Sau đây là những cách giúp bạn vượt qua cảm giác này.
Đơn phương yêu một người
Lắm lúc tôi tự hỏi vì sao chúng ta lại chọn một kết cục buồn đến thế, hoang hoải đến thế. Nhưng cuộc sống này chính là như vậy, có những nỗi nhớ mãi không nói thành lời, có những lời thầm kín suýt chút nữa đã được bày tỏ nhưng cuối cùng chỉ đành giấu nhẹm sau tất thảy.
Điều gì đợi chúng ta sau cánh cửa cuộc đời?
Giống như một chiếc lá rụng xuống để làm chất dinh dưỡng cho đất, để từ đó những mầm non mới nảy mầm. Phải chăng cái chết chỉ là một sự chuyển hóa từ dạng sống này sang dạng sống khác?