Đừng quá tự ti vì sự kiệm lời của chính mình
2022-05-15 01:30
Tác giả: chamcham
blogradio.vn - Ít nói thực ra không đang sợ như bạn nghĩ đâu. Và cũng đừng nên đổ lỗi cho tích cách hướng nội của mình. Vì vậy, hãy mở lòng mình đi, cởi bỏ cái vỏ ốc sên nặng nề trên người ấy, hòa mình vào đám đông, hội nhập cùng mọi người. Và cũng đừng quá tự ti vì sự kiệm lời của mình, bởi ta có thể học hỏi thay đổi từng ngày.
***
“Sao cậu nói ít thế?”, có lẽ là câu nói mà tôi nhận được nhiều nhất kể từ khi có mặt trên trần đời này. Đôi lúc, nó xuất hiện nhiều đến nỗi tôi cũng chẳng buồn trả lời mà chỉ gượng cười cho qua. Thực sự khó để giải thích về sự im lặng này của tôi. Tôi im lặng vì tôi là người hướng nội nên nhút nhát không dám trả lời? Hay là vì tôi chảnh chọe không thèm nói chuyện với mọi người? Thực ra, đơn giản vì tôi chẳng biết nên nói gì cả dù trong đầu tôi xuất hiện hàng tá câu trả lời. Nghe thật buồn cười phải không? Ngay chính tôi cũng thấy thật nực cười về con người tôi mà.
Bạn bè thân thiết nói tôi là người vui vẻ, hay cười, đôi lúc còn pha trò, nhây, lầy chọc ghẹo tụi nó nữa cơ. Những người mới gặp nhận xét tôi là người hơi khó bắt chuyện nhưng khi tiếp xúc qua thì hòa đồng và thân thiện. Họ hàng trong nhà thì lại nói tôi khó gần, lúc nào cũng im im, ai hỏi thì nói, không thì ngồi im như tượng vậy, thậm chí họ còn nói với ba mẹ sợ tôi tự kỉ nữa cơ. Nếu không nói ngay từ đầu chắc hẳn bạn sẽ nghĩ đây là 3 người khác nhau chứ không phải một người phải không? Đến cả bản thân còn sửng sốt khi nhận ra điều này cơ mà. Thật là một con người khó hiểu.
Tôi đã suy nghĩ rất nhiều về bản thân mình, liệu người như tôi có thành công trong cuộc sống được không? Cho đến đến khi tôi bắt đầu hành trình tìm hiểu về con người mình. Tôi không ít nói. Tôi chỉ lên tiếng khi có gì đó để bắt chuyện, và đơn giản tôi thích hướng mình vào thế giới của nội tâm của riêng mình. Và đôi khi, tôi thích lắng nghe mọi người hơn. Tôi chỉ có thể nói chuyện thoải mái với những người cho tôi cảm giác thân thuộc hay những người có cùng sở thích, đồng trang lứa. Chính vì vậy, khi nói chuyện với ba mẹ và bạn thân tôi nói rất nhiều, gặp những người cùng lứa tuổi, sở thích tôi nói chuyện một cách vui vẻ, nhưng với họ hàng tôi lại chẳng biết bắt đầu câu chuyện từ đâu.
Cuộc sống tôi dường như bước sang một trang mới khi tôi từng bước tập tễnh bước chân vào đại học – nơi mà đã dạy tôi bao bài học quý giá. Trước đây, tôi là một đứa khó bắt chuyện với mọi người, chỉ khi ai đó chủ động nói chuyện với tôi thì tôi sẽ nói chuyện lại rất hào hứng.
Tôi rất khâm phục các bạn có khiếu nói chuyện, các bạn kết thân rất nhanh, xung quanh bạn luôn có những người vây quanh nói chuyện, lắng nghe câu chuyện của bạn. Còn tôi, khi bước vào một thế giới xa lạ, tôi rụt rè, không dám làm quen với ai trước, tôi sợ họ không thích tôi, sợ cảm giác bị họ nghĩ rằng tôi đang muốn kết thân với họ nên đành lủi thủi một góc quan sát xung quanh hay cầm điện thoại lên giả vờ như nhắn tin hay bận bịu xem cái gì đó.
Sau này, tôi nhận ra mình thật ngu ngốc. Ngay cái giây phút sợ hãi người khác không thích mình, tôi đã tự đánh mất cho mình bao mối quan hệ. Thật ra chẳng ai có ác cảm với bạn từ ban đầu cả, chính sự im lặng, lầm lì của bạn mới khiến họ có cảm giác xa cách để rồi họ không hiểu bạn và cho rằng bạn khó gần, chảnh chọe. Hãy là người bắt chuyện với người khác khi có thể, mặc dù có khó đấy, nhưng bạn không thử thì làm sao biết họ nghĩ gì về bạn cơ chứ và người cô đơn cũng chỉ có mình bạn mà thôi.
Khi bắt đầu một câu chuyện gì đó, tôi đã suy nghĩ rất nhiều câu nói rồi tự hỏi liệu rằng mình có nên nói câu đó không? Hay nói câu kia hay hơn. Và thế là câu chuyện và tôi đã cách xa hàng ngàn ki-lô-mét, nói một cách đơn giản hơn là khi tôi chuẩn bị nói câu của mình thì chủ đề đã sang một câu chuyện khác rồi. Bởi khi muốn nói gì đó, tôi muốn câu nói của mình thật chỉn chu, muốn người khác ấn tượng với câu nói của mình. Thế nhưng ấn tượng đâu thì chưa thấy mà chỉ thấy mình chẳng nói được câu gì.
Nói hay thì cũng quan trọng đấy nhưng nó chỉ thực sự ý nghĩa trong những việc nghiêm túc đòi hỏi tính chuyên nghiệp, hoàn mỹ. Nhưng trong đời thường, chúng ta cần phải linh hoạt ,nhanh nhạy. Mình cứ nói những gì mình nghĩ trong đầu thôi, đừng cố chọn lọc làm gì. Bởi cũng chẳng mấy ai thực sự để ý từng câu chữ của bạn đâu. Đừng vì muốn gây ấn tượng với người khác bằng một câu nói sâu sắc để rồi nhận về câu “Sao cậu nói ít thế?” thì chẳng đáng chút nào.
Thực ra, tôi thấy đôi lúc ít nói cũng có cái hay của nó. Trong sự im lặng ấy, tôi lắng nghe tốt hơn, quan sát mọi thứ tỉ mỉ hơn. Trong cuộc trò chuyện của những bạn nói nhiều, câu chuyện có vẻ rất thú vị, nhưng nó sẽ thêm phần ý nghĩa nếu một bên nói và một bên nghe. Và tất nhiên câu chuyện ấy sẽ được thay đổi luân phiên vai trò để tạo sự liên kết giữa hai bên.
Kỹ năng nói rất cần thiết những kỹ năng nghe chính là chìa khóa quan trọng giúp bạn thành công trong công việc và đời sống. Hãy kết hợp hai kỹ năng này thật nhuần nhuyễn, bởi nói thôi thì chưa đủ mà nó chỉ thực sự hoàn hảo nếu có lắng nghe.
Ít nói thực ra không đang sợ như bạn nghĩ đâu. Và cũng đừng nên đổ lỗi cho tích cách hướng nội của mình. Bởi hướng nội là tính cách còn giao tiếp là kỹ năng, hai thứ này tưởng liên quan mật thiết với nhau nhưng nó như hai đường thẳng song song vậy. Vì vậy, hãy mở lòng mình đi, cởi bỏ cái vỏ ốc sên nặng nề trên người ấy, hòa mình vào đám đông, hội nhập cùng mọi người. Và cũng đừng quá tự ti vì sự kiệm lời của mình, bởi ta có thể học hỏi thay đổi từng ngày, mà quan trọng hơn nữa là ta còn có bí kíp lắng nghe người khác dễ dàng nữa cơ mà.
© chamcham - blogradio.vn
Xem thêm: 9 lý do bạn nên dành thêm thời gian cho chính mình | Góc Suy Ngẫm
Phản hồi của độc giả
Xem thêm
Hoa anh đào nở dưới đôi mắt của em
Em cười, và nụ cười của em như ánh nắng xuyên qua những cánh hoa, khiến cả thế giới xung quanh bỗng chốc bừng sáng. Tôi nhớ như in hình ảnh em đứng dưới cây anh đào, mái tóc bay trong gió, đôi mắt sáng rực như những cánh hoa hồng thắm.
Lá thư gửi đến thiên đường
Đến bây giờ, khi nói về bà đó chỉ còn là kí ức, là kỉ niệm, là những khoảnh khắc chợt hiện về trong chớp mắt, rồi lại đi trong vấn vương, để lại bao nhung nhớ trong tâm hồn. Cuộc sống không thể quay ngược trở lại, hoài niệm cũng chỉ là hoài niệm, thứ người ta cất giấu bên trong là những khắc khoải, suy tư.
Đắng cay
Anh vẫn biết dẫu tình là hoa chớm nở Thì em ơi những giọt vị ân tình Em vẫn sẽ yêu anh nhiều chứ Và lòng này sẽ vẫn là ái ân
Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi
Nhiều người cảm thấy bị tổn thương, thấy mình không có giá trị khi không ai quan tâm đến mình và nghĩ rằng mình bị bỏ rơi. Vì thế, bạn cần học cách vượt qua giây phút ngờ vực và cần biết trân trọng giá trị của bản thân. Sau đây là những cách giúp bạn vượt qua cảm giác này.
Đơn phương yêu một người
Lắm lúc tôi tự hỏi vì sao chúng ta lại chọn một kết cục buồn đến thế, hoang hoải đến thế. Nhưng cuộc sống này chính là như vậy, có những nỗi nhớ mãi không nói thành lời, có những lời thầm kín suýt chút nữa đã được bày tỏ nhưng cuối cùng chỉ đành giấu nhẹm sau tất thảy.
Điều gì đợi chúng ta sau cánh cửa cuộc đời?
Giống như một chiếc lá rụng xuống để làm chất dinh dưỡng cho đất, để từ đó những mầm non mới nảy mầm. Phải chăng cái chết chỉ là một sự chuyển hóa từ dạng sống này sang dạng sống khác?
Câu chuyện về một nhà thơ…!
Tâm hồn của hắn, cũng xô bồ và phức tạp như những bài thơ mà hắn viết vậy! Có lúc hắn vui vẻ hồn nhiên, vô tư lạc quan yêu đời. cũng có lúc hắn trầm ngâm và suy tư về một điều gì đó xa vời.
Vì anh còn thương em
Tất cả khiến anh lặng người, thơ thẩn vì mải mê đắm chìm trong quá khứ, trong nụ cười, ánh mắt em. Anh không muốn trở về với thực tại tàn khốc rằng chuyện tình mình đã kết thúc tự bao giờ, rằng anh đã mất em thật rồi.
Ai là bạn trong cuộc đời?
Hãy để những ước mơ dẫn dắt bạn, vì chúng sẽ giúp bạn tìm thấy ý nghĩa trong cuộc sống và cung cấp động lực để bạn tiếp tục tiến bước.
Ánh nắng chiếu
Anh nhớ em một ngày cuối hạ Cho tình yêu gọi giấc mơ về Anh nhớ em một tình yêu lạ Mà sao lòng anh vẫn còn yêu