Phát thanh xúc cảm của bạn !

DCOL 28: Chinh phục thảo nguyên Mông Cổ (Phần cuối)

2011-07-08 17:39

Tác giả: Giọng đọc: Radio Online Team

Chinh phục thảo nguyên Mông Cổ (Phần cuối)

Những ngày tiếp theo của hành trình để đến với kinh đô cổ, nhịp điệu hầu như không có gì thay đổi. Những thảo nguyên vắng lặng mênh mông trước mũi xe. Hết cánh đồng này lại đến cánh đồng nọ, những thung lũng bao la, những dãy núi sừng sững, những cánh rừng taiga, những con sông cạn nước, cũng có những khe sông hẹp và hiểm trở, dẫu chẳng bằng con đường Tây bắc,? con đường năm xưa của các chiến binh Mông cổ trải đều dưới gót chân chúng tôi. Chỉ khác một điều, con đường xửa xưa được chinh phục dưới lưỡi gươm gằn máu, còn giờ đây, chúng tôi chinh phục chỉ với những cú gằn xóc trên yên xe. Nhịp điệu đơn giản hàng ngày của hành trình đem lại một cảm giác choáng ngợp với sự lớn lao của đất nước. Dù chúng tôi có thể di chuyển với khoảng cách 200 km một ngày, còn lâu chúng tôi mới thóat ra khỏi thảo nguyên mênh mông này. Phía trung tâm Mông cổ mà chúng tôi đang từng giờ chinh phục, cũng vẫn là những cánh đồng nhỏ, còn phía đông bắc, cánh đồng thảo nguyên lớn có chiều dài từ đầu này tới đầu nọ khoảng 600km. Vậy mà, thuở xưa, chỉ với ngựa, kỵ mã Mông cổ đã chinh phục những khoảng cách dọc ngang tới cả chục ngàn cây số.

Ngựa chiến Mông cổ lớn hơn ngựa của ta nhưng không to bằng ngựa Tây nhưng rất bền sức. Ngựa giống này có da dày, lông rậm hơn để chống chọi với mùa đông khắc nghiệt âm hàng chục độ. Ngựa Mông cổ chạy tới cả trăm cây số mỗi ngày. Xưa, chiến binh Mông cổ dắt theo mình tới vài chiến mã, dưới yên ngựa gài những dẻo thịt để làm thức ăn, vậy nên trong dăm ngày họ có thể vượt qua khoảng cách tới cả ngàn cây số. Sự thần tốc trong di chuyển này đã khiến nhiều đạo quân lớn từ Đông sang Tây thuở bấy giờ đã phải chịu khuất phục. Ngày nay, dù đã có những phương tiện giao thông hiện đại, nhưng con ngựa vẫn không thể thay thế được. Mùa đông, cánh đồng ngập tuyết tới cả mét, không nhìn thấy đường xá, ô tô trở nên vô dụng hơn đàn ngựa trong việc di chuyển.

Đứng trên mỏm núi, dõi theo một vệt bụi mù trời trên ngả đường tới kinh đô KharKhoRin, như thấy tiếng vó ngựa rầm rập của đoàn kỵ binh Mông cổ đang trảy quân qua đây, trong không trung còn vẳng tiếng thét dũng mãnh của võ tướng, tiếng xủng xoẻng của binh khí? Thế rồi, bạn chợt bừng tỉnh nhìn lại thành xưa hoang vắng, những bức tường thành còn lại không đủ để diễn tả sự oai hùng thuở nào.




Suốt chục ngày khám phá thảo nguyên Mông cổ, chúng tôi đã phải vận dụng hết trí tưởng tượng của mình để hình dung ra những đạo quân chinh chiến xưa kia, nhưng rồi, thú thật là nhiều khi cũng để cho cảm xúc ngay trước mắt của cảnh đẹp thiên nhiên che khuất đi góc hùng tráng và kỳ bí của lịch sử và văn hóa, để rồi sự lãng quên này đôi lúc khiến chúng tôi coi thường bề dày của lớp trầm tích văn hóa, lịch sử nơi này. Để rồi, một câu chuyện, một trải nghiệm như không thể huyền bí hơn đã làm cho chuyến khám phá trở nên hòan hảo?

Nằm về phía đông nam của kinh thành cổ là hai quả đồi thâm thấp, múp míp. Xe cào cào có thể phi một lèo lên đỉnh đồi để nhìn toàn cảnh thành cổ, những bãi đất bằng rộng lớn mà khi xưa hãn đã dùng để đóng quân. Từ xa, trông thành vuông vức, cờ phướn cắm rợp. Trên đỉnh đồi là một con rùa đá được dùng để trấn và bảo vệ kinh thành. Dù rằng trong văn hóa của người du mục không thấy có con rùa làm biểu tượng, nhưng có lẽ do ảnh hưởng từ văn minh Trung Hoa nên một thầy địa lý nào đó đã quyết yểm và trấn bằng rùa đá. Chả biết có phải vì lý do đó mà thành phố này chỉ phát triển được trong vỏn vẹn có 4 thập kỷ, rồi từ đó dần dần đi vào quên lãng. Ngoài ra, cụ rùa đá kia dường như chưa chấn nổi một thế hiểm nữa. Dưới chân hai quả đồi này, một khe hẹp và trông rất mỹ miều và sexy, hướng thẳng vào tòa thành. Oa khóat đài, vị hãn đã xây dựng kinh thành cổ, người mà tương truyền là chưa bao giờ không say, chắc trong một cơn bét nhè đã quyết đặt thành ở nơi đây, rồi một hôm chợt tỉnh mới nhìn thấy tòa thành của mình hứng trọn cái góc mũm mĩm đầy gợi cảm kia.

Đường về băng băng trên con đường trải nhựa rộng rãi, phẳng lỳ từ thành cổ chạy về thủ đô. Chỉ còn một vài đoạn dài chừng chục cây số đường đang làm dở là chúng tôi còn dịp trải lại cảm giác chạy trên đồng xanh. Từ đây về UB còn hơn trăm cây, chắc chừng 2 tiếng nữa là chúng tôi có thể thoải mái duỗi dài chân trên chiếc sôpha mềm mại của một khách sạn 3 sao mà Joe đã đặt sẵn cho. Các bạn Mông cổ cũng đang chờ sẵn cho bữa tiệc tối hoành tráng sau hơn chục ngày vật lộn với bò, với cừu, với ngựa?

Gã trai đang phởn phơ trải nốt đoạn cuối cùng của chuyến đi, bỗng nghe đánh rầm. Chiếc cào cào phi thẳng xuống một rãnh lớn, tự dưng chặn ngang đường rồi bay thẳng lên trời, bật sang bờ bên kia, vật sang một bên. Định thần lại, gã thấy cũng không đến nỗi nào, chiếc xe được thiết kế cho những cú xóc như vậy, chạy cũng không quá nhanh, chừng 40 km/h nên chỉ là một cú ngã ê ẩm. Những cú ngã này là chuyện nhỏ với chuyến đi cào cào. Chú cào cào cũng không xây sát gì, nổ pành pành sẵn sàng đi tiếp.

Ngồi tĩnh lại một chút rồi sắp xếp đồ đạc, tiếp tục khởi hành, gã chợt thấy lành lạnh nơi đũng quần. Thọc tay vào kiểm tra, trời ơi là máu. Máu đã tóe ra từ khi nào, đọng thành vũng trong quần. Lạnh sống lưng, gã cố tìm ra nguyên nhân gây chảy máu của mình, nhưng chịu chết, không thấy có vật gì khả dĩ có thể chọc rách da. Không biết có động vào tĩnh mạch hay động mạch gì mà máu ra nhiều thế. Nhiều đến mức những đồ y tế cấp cứu mang theo không đủ để cầm được máu lại, gã đành ngoan ngoãn vào bệnh viện cấp cứu. Nằm tơ hơ trên sàn chiếc xe tải thuê vội, gã lơ mơ thấy một nét sắc lạnh vụt qua không trung. Con dao, đúng rồi! Nhưng con dao ấy đâu nhỉ, rõ ràng gã đã cất rất cẩn thận sâu trong cái balô rồi cơ mà, Đầu gã chỉ nghĩ đến thế rồi mụ đi, người ta đã đẩy gã vào phòng cấp cứu từ lúc nào?

Sự bí ẩn của câu chuyện chính là ở chỗ con dao được mua ở khu linga nọ, nay trở thành hung khí tạo ra vết thương vào đúng chỗ hiểm của ?ogã?. Dù con dao đã được gói ghém khá kỹ và cất sâu trong đáy balo, khi chiếc xe lao xuống hố, chiếc ba lô được buộc chắc chắn trên bình xăng trước đã tạo ra một cú xọc chí mạng vào bộ hạ. Ơn trời, vết thương này dường như chỉ là một đòn cảnh cáo nho nhỏ dành cho cả gã và cả cái bọn nhung nhăng kia đã dám cợt nhả đất thiêng của người Mông cổ. Con dao được bọc ngoài bằng bao da nên vết rách, dù đã to như đồng xu kia, thật ra là do cái bao da đầu cũng chỉ hơi nhọn tạo ra. Chỉ chệch chừng 1 cm sang bên, nó có thể cắt ngang động mạch đùi, và khi đó mới thật sự là rầy rà, hoặc giả thử, nếu không có cái bao da, thì chắc nguyên bộ ấm chén đã đi phăng luôn rồi!!!

Lạnh gáy thêm lần nữa, cả bọn quyết định, ngay khi về UB, việc đầu tiên là tìm một ngôi chùa thiêng nhất của thủ đô, đến cầu khấn, tạ tội về những sự bất kính và khinh khi trong suốt chuyến khám phá. Tượng Phật bà quan âm lớn nhất ở UB vẫn như mọi nơi, mỉm cười hiền từ, tha thứ cho chúng sinh những tội lỗi nơi trần tục?

Câu chuyện bí ẩn cuối cùng mà chúng tôi có được trong chuyến đi Mông cổ là như vậy. Nó phủ lên một lớp màn bí ẩn của chiều sâu văn hóa của đất nước này. Nhìn cánh đồng mênh mang kia, nhìn trời xanh vòi vọi kia, hình như trông vậy mà không phải vậy. Rõ ràng, trong cái xanh ngắt hiền hòa của cỏ cây, trong cái trong vắt của không gian rộng lớn, có một điều gì đó không thể lý giải nổi, không thể nắm bắt nổi và cũng không thể nhìn thấy nổi. Nhưng ta vẫn cảm thấy nó thật sự có xung quanh ta. Phải chăng, đó là cái thần khí của đất nước này, con người này. Cái thần khí mà nhờ đó, vó ngựa của họ trải dài trên một miền đất từ tây sang đông tới cả chục ngàn cây số, từ bắc xuống nam cũng tới năm ngàn, trải trên một miền đất mênh mang mà chưa từng đế quốc nào có được. Cũng do đó, một trong những kỳ quan của loài người ?" có thể nhìn thấy từ vũ trụ, Vạn Lý Trường Thành, được xây dựng nên trong hàng trăm năm với bao thế hệ người Trung quốc chỉ để ngăn người phương Bắc. Giờ đây, những hậu duệ của người Mông cổ có mặt trên khắp các lục địa Âu Á, nơi mà sau thời đại đế quốc, đã tách ra thành các đế quốc nhỏ khác như Nguyên Mông ở Trung Quốc, Mogul ( bắt nguồn từ chữ Mongol ) ở Ấn độ, một thời kỳ của đất nước Ba tư ( Iran ngày nay ), Kim trướng hãn quốc ( Phần lớn Đông Âu, Nga, Siberi).

Những câu hỏi của chúng tôi khi mới đặt chân đến vùng đất này, dường như hoàn toàn chưa có câu trả lời. Ở những nơi mà ta tưởng như đã nhìn thấy rõ ràng, thoắt cái lại thấy vô vàn bí ẩn. Ở những nơi mà ta tưởng mọi sự đơn giản, thoắt cái lại chuyển sang phức tạp. Có điều gì mà có lẽ ta không bao giờ có khả năng khám phá?
 

Dưới cánh bay của Miat, đồng cỏ Mông cổ lại trải rộng trước mắt chúng tôi trong chuyến về, sự háo hức khám phá hình như vẫn còn nguyên vẹn như trước đây 2 tuần. Phải chăng Mông cổ không phải là nơi mà chúng ta có thể đặt lên một câu trịch thượng của những tay lãng du, đến đây để khám phá và chinh phục?

Lời tác giả Tùng Tabalo:

Cứ ngần ngừ mãi không muốn post nốt đoạn cuối của chuyến đi này. Lý do vi cứ muốn níu kéo mãi cảm xúc của chuyến đi, khi mà mỗi lần biên tập, chọn ảnh lại là một lần cảm xúc sống động của chuyến đi lại ùa về,

Nhưng dù sao thì cũng phải kết chứ nhỉ, để còn chuẩn bị cho chuyến đi tiếp.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi chuyến đi và bài viết dài dằng dặc của TBG, đã cùng chia sẻ và cảm nhận về một hành trình thú vị trên một đất nước đầy ắp những điều kỳ lạ. Đúng giờ này năm ngoái là lúc chúng tôi lạc trong thảo nguyên mênh mông không biết đường ra....

Xin hẹn gặp lại trong chuyến đi sau.

(Hết)

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Trả Lại Anh Cho Cô Gái Khác | Radio Tâm Sự

Trả Lại Anh Cho Cô Gái Khác | Radio Tâm Sự

Sau chia tay, có ai không bi luỵ lẫn tổn thương… chẳng qua chúng ta chỉ khác nhau ở thời gian chữa lành mà thôi. Có người cần một tháng, có người cần một năm, có người cần thời gian đủ lâu và có kẻ chấp nhận dùng cả một đời để học cách quên đi một người.

 Người cũ chỉ nên nghĩ, không nên nhớ | Blog Radio 909

Người cũ chỉ nên nghĩ, không nên nhớ | Blog Radio 909

Ngày hôm đó chúng ta đã nói sẽ luôn nhớ tới nhau, sẽ giữ trọn vẹn trong tim mối tình của năm tháng ấy. Nhưng anh biết không, mỗi người chúng ta ai rồi cũng đều khác, lời hứa năm đó cũng chỉ là tên gọi khác của lời tạm biệt mà thôi.

Vì em là một món quà - Phần 2 | Blog Radio 908

Vì em là một món quà - Phần 2 | Blog Radio 908

Dây xích sắt trượt dài trên thanh chắn cửa, rít lên một tràng âm thanh chói tai, kết thúc bằng tiếng đáp đất nặng trịch. Trời lặng gió, áng mây vắt ngang qua ngọn cây, trong đêm tối không trăng không sao, chiếc lồng đèn cũ phủ một lớp bụi mỏng

Vì em là một món quà - Phần 1 | Blog Radio 907

Vì em là một món quà - Phần 1 | Blog Radio 907

Mưa rơi, làm hình bóng anh trong mắt cô mờ đi, gương mặt điển trai sau màn mưa trắng chẳng rõ đang vui hay buồn. Mưa vẫn không ngừng xối lên thân ảnh liu xiu của anh, lớp áo sơ mi trắng dính vào da lộ ra vết sẹo dài chạy dọc theo cánh tay khẳng khiu.

Bạn đã đánh đổi điều gì để trưởng thành? | Blog Radio 906

Bạn đã đánh đổi điều gì để trưởng thành? | Blog Radio 906

Bạn chính là chủ nhân của cuộc đời mình. Tương lai ra sao, do bạn định đoạt. Đừng để năm tháng trôi qua, trong bạn chỉ toàn là tiếc nuối.”

Điều em muốn là bình yên và tĩnh lặng | Blog Radio 905

Điều em muốn là bình yên và tĩnh lặng | Blog Radio 905

Đôi khi, sự ra đi của người khác là lí do để ta nhìn lại mình. Nhìn lại những gì mà bản thân đã cư xử. Có phải vì ta chưa đủ trưởng thành? Có phải vì ta vẫn còn quá cảm xúc và bi kịch hoá mọi thứ?

Nếu bạn độc thân, hãy cứ tận hưởng điều đó | Blog Radio 904

Nếu bạn độc thân, hãy cứ tận hưởng điều đó | Blog Radio 904

Nếu bạn độc thân, hãy tận hưởng điều đó. Độc thân không có nghĩa là chưa đủ tốt để yêu. Độc thân nghĩa là chưa có ai đủ tốt để được bạn yêu.

Đi tìm phiên bản tốt nhất của chính mình | Blog Radio 903

Đi tìm phiên bản tốt nhất của chính mình | Blog Radio 903

Muốn ngắm bình minh, phải dậy thật sớm. Muốn tạm biệt ngày tàn, phải vẫy chào hoàng hôn. Hạnh phúc của mình nên tự mình nắm lấy...

Trái tim em có nhiều vết xước | Blog Radio 902

Trái tim em có nhiều vết xước | Blog Radio 902

Một giấc mơ dang dở dấy lên trong lòng tôi một sự hiếu kỳ với dáng vẻ của hạnh phúc. Nếu bước qua lằn ranh giữa quá khứ và hiện tại, tôi sẽ thấy được điều, có phải kết cục sẽ vẹn tròn hơn không.

Hôn lễ của em | Blog Radio 901

Hôn lễ của em | Blog Radio 901

Bên trong ai cũng có một vài vết thương, có kẻ biến vết thương thành một sự hiểu biết. Có người lại biến vết thương thành một nguyên nhân, sinh ra một vết thương mới đau hơn…

back to top