Phát thanh xúc cảm của bạn !

DCOL 107: Từ Venice phương Đông đến vườn địa đàng

2013-11-17 17:11

Tác giả: Giọng đọc: Radio Online Team, Jun


Biết đến Lệ Giang như là Venice của Phương Đông, và lớn lên qua những câu chuyện kiếm hiệp của Kim Dung, chúng tôi ấp ủ giấc mơ một ngày đặt chân đến xứ sở này. Sau bao ngày sắp xếp, đọc tài liệu về các chuyến đi phượt, ba cô gái từ Sài Thành, vượt qua biên giới để đến với thế giới của những con đường lát đá, những mái nhà cong và những điệu múa ngọt ngào của các cô gái Nạp Tây.

Bắt chuyến tàu đêm từ Hà Nội đi Lào Cai, bọn tôi đến cửa khẩu từ tờ mờ sáng và phải chờ một lúc sau cửa khẩu mới mở cửa. Với visa du lịch, ba đứa nhanh chóng làm thủ tục sang cửa khẩu Lào Cai và nhập cảnh Trung Quốc qua cửa khẩu Hà Khẩu. Thế là hành trình vào đất Trung Hoa của chúng tôi bắt đầu, với đôi chữ tiếng Hoa bập bẹ, và với sự giúp đỡ của những tiểu thương người Việt nơi cửa khẩu, chúng tôi bắt taxi ra bến xe buýt Hà Khẩu để đi Côn Minh.

Chặng đường tám tiếng đi đến Côn Minh không quá khó khăn khi trong lòng tôi đang rất hào hứng về những ngày sắp tới. Đến Côn Minh độ năm giờ chiều, tôi mới bắt đầu thấy được sự khó khăn do bất đồng ngôn ngữ. Cả bến xe to lớn ở Côn Minh không một người nói tiếng Anh. Sau một hồi cũng leo lên được taxi, mà thật ra là một chiếc xe van chở nhiều người, để đưa cả bọn về khách sạn.

Vào đến nội thành Côn Minh, tôi choáng ngợp trước sự phát triển nhanh chóng của thành phố này: đường phố rộng lớn với những trục đường trung tâm có sáu đến tám làn đường, rất nhiều chuyến xe buýt và các tòa nhà cao tầng. Khu trung tâm thương mại chính của Côn Minh với những cửa hàng tập trung hầu hết các thương hiệu quốc tế lớn nhỏ. Cô bạn tôi, một người nước ngoài đã sống và làm việc ở Côn Minh hơn 2 năm cho hay, ngay chính cô khi sống ở đây cũng thấy được sự phát triển chóng mặt của thành phố. Và cô còn cho biết rằng đây là một nỗ lực của chính phủ đối với các thành phố lớn - các bộ mặt của đất nước - để thể hiện sự giàu lên và văn minh của Trung Quốc khi sánh vai với các cường quốc khác. Tuy nhiên, đằng sau sự hào nhoáng của những con đường lớn, những khu thương mại sầm uất, Trung Quốc vẫn chưa thể gọi là nơi hấp dẫn khách du lịch và văn minh lịch sự, khi mà khâu vệ sinh thuộc dạng rất yếu kém so với Việt Nam. Nhà vệ sinh công cộng ở đây dơ không thể tả được, và ý thức người dân rất kém khi mà việc khạc nhổ ở bất cứ nơi đâu, từ đường phố, đến xe buýt, diễn ra thường xuyên. Đây có lẽ là điểm trừ lớn nhất của suốt chuyến đi, khi mà cô bạn đi cùng tôi đã không thể chịu nổi và thốt lên rằng: “Việt Nam văn minh hơn nhiều trong việc ý thức con người!”. Và ngoài ra, trở ngại trong giao tiếp và ngôn ngữ với dân địa phương dù ở những thành phố lớn tạo ra một rào cản khi du khách quốc tế đến với các địa danh nội địa Trung Quốc.



Cả tháng nghe đi nghe lại bài hát Vân Nam - Ấn Tượng Lệ Giang làm cảm hứng cho chuyến đi, tôi mường tượng đến Đại Nghiên cổ trấn, phim trường dàn dựng các bộ phim kiếm hiệp, và những con kênh xinh xinh với hàng trăm chiếc cầu bằng gỗ và đá và hình ảnh các cô gái Nạp Tây, Tạng, Bạch. Lệ Giang được ví như là Venice bởi hệ thống kênh rạch bao phủ khắp nội thành cổ trấn. Những con kênh nhỏ ở đây rất sạch sẽ, nước trong veo có thể thấy những hàng rong dài dưới đáy. Độ sâu chỉ chừng hơn một mét và chiều ngang cũng chỉ chừng hai đến năm mét.

Quả nhiên không ngoài dự kiến từ ban đầu, vì là tuần lễ du lịch, khách nội địa tràn ngập Lệ Giang. Hostel chúng tôi chọn nằm ở rìa phố cổ Lệ Giang nên khá yên tĩnh. Băng qua các con phố nhỏ xinh xinh với các căn nhà theo lối kiến trúc xưa của người Hoa, với mái ngói cong cong, tường đá hoặc gạch thô, cỏ may mọc trên mái nhà, gần giống với phố cổ Hội An ở mình. Tôi đặc biệt ấn tượng với những con đường lát đá vuông ở thành phố cổ và những rãnh nước dọc theo các con đường. Nếu như thành cổ Rome được lát đá thành hình tròn thì đường cổ Lệ Giang được lát bằng phiến đá to hơn, hình chữ nhật. Vào sâu hơn trong thành cổ, cả bọn choáng ngợp với vô số các cửa hàng bán đồ lưu niệm. Những món đồ da, thổ cẩm, đồng đúc, bạc được bày bán khá nhiều, các cửa hiệu tương tự nhau, san sát. Đan xen với các cửa hàng là các nhà hàng quán cơm dậy mùi chiên rán. Thức ăn của người Hoa với đặc trưng là các món chiên được bày khá đẹp mắt ở lối ra vào của các nhà hàng, và gần như bếp đặt ở ngay cửa để thực khách có thể xem và chọn món ăn trước khi kịp ngồi vào bàn.



Ngày hôm sau chúng tôi dậy sớm để đi núi Ngọc Long Tuyết Sơn, ngọn núi nổi tiếng qua các bộ truyện của Kim Dung. Thật không may, rất nhiều người cũng cùng ý tưởng tham quan như chúng tôi trong dịp lễ này, khiến cho đường lên núi bị kẹt xe cả hơn hai tiếng. Đến được chân núi, ba đứa mất khá nhiều thời gian xếp hàng mua vé để nhận ra rằng phải chờ thêm vài tiếng nữa mới có thể lên đỉnh núi bằng cáp treo. Thế là cả bọn quyết định đi về lại Lệ Giang và ghé qua ngôi làng cổ Túc Hà ở gần đấy.

Sau khi ở Lệ Giang hai ngày, chúng tôi lên đường đi Shangri-la, trên đường ghé ngang Khe Hổ Nhảy, một trong những khe sâu nhất thế giới, một địa danh khá nổi tiếng cho những người thích đi treking. Cảnh sắc hai bên đường tương tự như miền núi ở Việt Nam với các cung đường quanh co các con đèo lớn nhỏ…

Cái tên Shangri-la gắn liền với một địa danh thần bí, được nhắc đến trong cuốn tiểu thuyết “Lost Horizon” (Chân trời bị đánh mất) - xuất bản năm 1933 của tác giả James Hilton. Câu chuyện kể về một địa danh mà do tình cờ rớt máy bay đến Ấn Độ khi bay qua dãy Himalaya, một nhóm 4 người đã tìm ra vùng đất Shangri-la. Nơi đây được tả như một Khu vườn địa đàng, toạ lạc ở một khu núi non hiểm trở, cách xa thế giới bên ngoài. Ở vùng đất thần tiên này, nơi con người sống trẻ rất lâu, với nhiều vết tích văn hóa Tây Tạng cổ đại. Sự nổi tiếng của cuốn tiểu thuyết và hai bộ phim dựng lại từ tiểu thuyết này khiến cho nhiều vùng đất ở khu vực Himalaya và Tibet tự xưng mình chính là địa điểm nhắc đến trong truyện, để lôi cuốn khách du lịch. Có nhiều địa danh được các nhà thám hiểm cho là gần giống như Shangri-la trong tiểu thuyết gồm khu núi Côn Luân, Thung lũng Hunza ở miền bắc Pakistan. Đến năm 2001, huyện Zhongdian, một huyện Đông Bắc sát với Tây Tạng của Vân Nam chính thức đổi tên thành Shangri-la.

Chúng tôi đến Shangri-la khi trời đã xẩm tối, và thích thú ngắm nhìn những tòa nhà xây dựng theo một phong cách hoàn toàn khác với những ngôi nhà tôi đã thấy. Những cánh đồng hai bên đường đi dẫn vào thị trấn lất phất những ngôi nhà với tường nghiêng 10 độ hướng vào trong, nền đất cao hơn rất nhiều từ mặt đất, là một phương pháp phòng ngừa động đất. Nhà có nhiều cửa sổ với lối trang trí bắt mắt, làm nhiệm vụ lấy ánh sáng nơi núi non này, và trần nhà bằng phẳng để giữ nhiệt. 



Làng cổ Shangri-la cũng mang dấu ấn tương tự như Lệ Giang, với đường lát đá chữ nhật và những ngóc ngách nhỏ. Đâu đó lại có đền thờ hình tháp của người Tây Tạng, phía dưới có các trục pháp luân. Nếu xoay pháp luân này, bạn sẽ được may mắn và ước nguyện của mình thành sự thật. Chúng tôi chọn ăn tối tại một nhà hàng ở ngay quảng trường, mang đậm phong cách Tây Tạng, với các món ăn làm từ thịt bò yak, cách bày trí ấm cúng với lò nấu đặt ngay giữa phòng, vừa làm lò sưởi, vừa để đun nước sôi, bàn ghế bao phủ bằng khăn thêu hình truyền thống của người Tạng. Chắc do món ăn quá nhiều dầu, nên việc uống trà nóng kèm món ăn khiến cho bữa ăn ngon hơn rất nhiều.

Shangri-la êm ả hơn Lệ Giang rất nhiều, khi phố xá chỉ lưa thưa vài quán hàng, và người bán buôn cũng không quá niềm nở mồi chài như Lệ Giang. Người dân ở đây vẫn còn thói quen đội khoanh đỏ trên đầu. Các cô gái người Tạng cao to, mặt mũi xinh xắn, và mang nét mặt tây tây với mũi cao hơn các cô gái người Hoa thường thấy.

Shangri-la còn nổi tiếng bởi tu viện Songzanlin, một ấn bản thu nhỏ của tu viện nổi tiếng Potala ở Lhasa, Tibet.

Songzanlin có kiểu kiến trúc nổi bật của tu viện Tây Tạng, với chân tường cao, nghiêng vào trong 10 độ, mái ngói cong nhiều lớp, phủ màu vàng óng ả. Hôm chúng tôi đến trời mưa râm ran nên thiếu chút nắng vàng. Ánh nắng ửng vàng sẽ làm mái tu viện rực rỡ hơn. Tu viện xoay mặt chính về phía một cái đầm lớn, nổi bật là nhà thờ của người Tây Tạng. Bên trong điện thờ chính của tu viện thờ cúng khá nhiều vị tu sĩ và phật của người Tây Tạng. Cũng giống như nhiều nơi khác mang ảnh hưởng văn hóa Tây Tạng, cả tu viện được trang trí với màu sắc chủ đạo gồm các màu cơ bản như xanh, xanh lục đỏ vàng, từ các bức tranh tường đến hoa văn trên cột trần nhà, đến các sợi vải che phủ bên trong.

Buổi chiều, chúng tôi về lại thành cổ Shangri-la, dạo chơi thêm một lúc rồi lên xe về Côn Minh. Ở Vân Nam, có lẽ Shangri-la là nơi tôi thích nhất, bởi sự êm đềm và nhẹ nhàng của nó.

Nguồn bài viết: Thể Thao Văn Hóa và Đàn Ông
Người đọc: Jun
Kỹ thuật: Jun


Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Buông bỏ là lựa chọn tốt nhất cho chúng ta

Buông bỏ là lựa chọn tốt nhất cho chúng ta

Những đau đớn hằn vết trong trái tim anh đều do em cả. Em không mong mình sẽ là người khâu vá lỗ hỏng ấy, chỉ mong anh hãy quên em và đừng yêu em thêm nữa. Tình yêu này không nên tồn tại. Buông bỏ là lựa chọn tốt nhất cho cả hai chúng ta.

Trả Lại Anh Cho Cô Gái Khác | Radio Tâm Sự

Trả Lại Anh Cho Cô Gái Khác | Radio Tâm Sự

Sau chia tay, có ai không bi luỵ lẫn tổn thương… chẳng qua chúng ta chỉ khác nhau ở thời gian chữa lành mà thôi. Có người cần một tháng, có người cần một năm, có người cần thời gian đủ lâu và có kẻ chấp nhận dùng cả một đời để học cách quên đi một người.

 Người cũ chỉ nên nghĩ, không nên nhớ | Blog Radio 909

Người cũ chỉ nên nghĩ, không nên nhớ | Blog Radio 909

Ngày hôm đó chúng ta đã nói sẽ luôn nhớ tới nhau, sẽ giữ trọn vẹn trong tim mối tình của năm tháng ấy. Nhưng anh biết không, mỗi người chúng ta ai rồi cũng đều khác, lời hứa năm đó cũng chỉ là tên gọi khác của lời tạm biệt mà thôi.

Vì em là một món quà - Phần 2 | Blog Radio 908

Vì em là một món quà - Phần 2 | Blog Radio 908

Dây xích sắt trượt dài trên thanh chắn cửa, rít lên một tràng âm thanh chói tai, kết thúc bằng tiếng đáp đất nặng trịch. Trời lặng gió, áng mây vắt ngang qua ngọn cây, trong đêm tối không trăng không sao, chiếc lồng đèn cũ phủ một lớp bụi mỏng

Vì em là một món quà - Phần 1 | Blog Radio 907

Vì em là một món quà - Phần 1 | Blog Radio 907

Mưa rơi, làm hình bóng anh trong mắt cô mờ đi, gương mặt điển trai sau màn mưa trắng chẳng rõ đang vui hay buồn. Mưa vẫn không ngừng xối lên thân ảnh liu xiu của anh, lớp áo sơ mi trắng dính vào da lộ ra vết sẹo dài chạy dọc theo cánh tay khẳng khiu.

Bạn đã đánh đổi điều gì để trưởng thành? | Blog Radio 906

Bạn đã đánh đổi điều gì để trưởng thành? | Blog Radio 906

Bạn chính là chủ nhân của cuộc đời mình. Tương lai ra sao, do bạn định đoạt. Đừng để năm tháng trôi qua, trong bạn chỉ toàn là tiếc nuối.”

Điều em muốn là bình yên và tĩnh lặng | Blog Radio 905

Điều em muốn là bình yên và tĩnh lặng | Blog Radio 905

Đôi khi, sự ra đi của người khác là lí do để ta nhìn lại mình. Nhìn lại những gì mà bản thân đã cư xử. Có phải vì ta chưa đủ trưởng thành? Có phải vì ta vẫn còn quá cảm xúc và bi kịch hoá mọi thứ?

Nếu bạn độc thân, hãy cứ tận hưởng điều đó | Blog Radio 904

Nếu bạn độc thân, hãy cứ tận hưởng điều đó | Blog Radio 904

Nếu bạn độc thân, hãy tận hưởng điều đó. Độc thân không có nghĩa là chưa đủ tốt để yêu. Độc thân nghĩa là chưa có ai đủ tốt để được bạn yêu.

Đi tìm phiên bản tốt nhất của chính mình | Blog Radio 903

Đi tìm phiên bản tốt nhất của chính mình | Blog Radio 903

Muốn ngắm bình minh, phải dậy thật sớm. Muốn tạm biệt ngày tàn, phải vẫy chào hoàng hôn. Hạnh phúc của mình nên tự mình nắm lấy...

Trái tim em có nhiều vết xước | Blog Radio 902

Trái tim em có nhiều vết xước | Blog Radio 902

Một giấc mơ dang dở dấy lên trong lòng tôi một sự hiếu kỳ với dáng vẻ của hạnh phúc. Nếu bước qua lằn ranh giữa quá khứ và hiện tại, tôi sẽ thấy được điều, có phải kết cục sẽ vẹn tròn hơn không.

back to top