Phát thanh xúc cảm của bạn !

Vết chân chim trên mắt má

2019-10-04 01:17

Tác giả: Yên Phương


blogradio.vn - Không lời nào nói được sự hy sinh của má, chỉ có sự trưởng thành của con cái mới thấm nhuần được công ơn. Khi mà bạn ra xã hội rồi, tự hít thở được với mọi người rồi hãy hỏi:" Con trưởng thành như thế nào?" Thì hãy nhìn vào khuôn mặt của người đã sinh - dưỡng bạn, đó là câu trả lời.

***

"Má" là từ mà lúc nhỏ đến giờ tôi vẫn gọi người đã sinh ra mình, đơn giản nhất, mộc mạc nhất chỉ là má thôi. Chúng tôi gọi như vậy, nhưng không hiểu sao ba chúng tôi lại không gọi thế, suốt ngày cứ hỏi: "Mẹ con đâu rồi?"

Ba tôi không gọi má bằng cái tên mà chúng tôi vẫn gọi mà lại gọi bằng từ mẹ, không ép buộc, không chỉnh đổi, không lạc lõng thế là trong một ngôi nhà, một người lại có đến hai cái tên để gọi. má tôi dáng người vừa nhỏ, lại nhanh nhẹn. Tính má hiền, phải nói là rất hiền, đó là khi bọn nhỏ nhà tôi không quậy không phá gì để má nổi trận lôi đình. Ngày xưa tôi còn nhỏ có lần học hành không tốt lại hay bị mất bút mực, má đánh tôi một trận lớn, thế là từ đó tôi cố gắng học hành, không để má buồn hay tức giận gì về tôi.

Ba của tôi thì khác, ba không sợ má giận hay buồn, những trò đùa vui của ba tôi rất nhiều, suốt ngày làm má tôi giận, vậy nên cả nhà tôi mới có những trận cười ra nước mắt. Ngày nhận tiền công hàng tháng, ba đều mua bánh tiêu về cho chúng tôi, thứ quà mà khi nhỏ tôi thích nhất, nhưng ba chẳng khi nào mua gì về cho má cả, Ba chỉ nói: “Mẹ con có lúa riêng rồi, không cần quà nữa đâu”. Ba nhận ngay cái lườm sắc từ má, tiền công ba làm đều đưa cho má, chỉ giữ lại một ít để uống cafe sáng.

mẹ

Má luôn là người lặng lẽ ủng hộ những thứ ba làm, đôi khi ba tôi chỉ cần lên ý tưởng, còn má là người thực hiện nó, như cái nhà sau ba nói cần sửa lại để có cái bếp mới, thì má tôi cũng là người đi mua gạch, mua xi măng, gọi công nhân về làm. Chuyện nhỏ chuyện to gì cũng đến tay má mới xong, nếu để người khác làm má không an tâm. Má luôn làm lụng không nghỉ, vết nhăn trên mắt hiện ra mỗi khi má cười rất rõ. Tôi vui vì chúng tôi đã lớn lên trong vòng tay che chở từ má và cả những lời ru ầu ơ lúc còn nằm võng.

Trong đợt về nhà chơi lần này, tôi về bất ngờ, về mới biết cũng đúng dịp má cũng ở nhà. Thì ra là vì má về nhà thăm bọn nhỏ và ba. Má không đi đâu xa, chỉ là đi kiếm tiền ở cái đất cách chừng trăm cây, nửa tháng mươi ngày là về một lần. Cái đất tôi không thể nhớ nổi vì má tôi đã đi rất nhiều nơi. Chẳng là chỉ định ở nhà 1 hôm, hôm sau lại đi làm tiếp, nhưng ba tôi không cho: "Lâu lâu con mới về, ở nhà thêm mấy bữa chơi với nó", tôi  im lặng, má cũng không nói gì, lặng lẽ gọi báo người ta một tiếng rồi ở nhà thêm.

Nửa năm trời, nhà tôi mới được đầy đủ thành viên cùng bữa cơm, chẳng biết có vui không nhưng tôi thấy tiếng, cười tiếng nói rôm rả suốt ngày và cả những khoảng lặng gia đình nhìn nhau thấy quý. Chiều hôm má chuẩn bị đi thì trong xóm nhỏ có một dì khám bệnh ở Sài Gòn về, chuyển về bệnh viện Tỉnh, Ba lại nói: "Bà con lối xóm bệnh đau, tối xuống thăm người ta rồi đi", má không chịu, ba gắt: "Gần gũi nhau xuống thăm chết gì mà không đi, lên núi làm gì mà nôn nóng!", mấy đứa nhỏ hàng xóm khuyên má ở thêm, má tôi nhắc: "Mấy đứa nói mẹ ở thêm tối, sáng mai đi sớm cũng được". Tôi nghe. Má cũng chịu.

mẹ

Suốt những cuộc hội thoại với ba, má chỉ im lặng. Về mấy hôm mà tôi có được ở nhà với đầy đủ thành viên đâu. Thằng em nhỏ cũng vào Sài Gòn sau 2, 3 hôm đó. Rồi với sự cố gắng của ba bạn má cũng ở thêm mấy bữa. Bữa cơm nhà dần ít đi thành viên, lúc ngồi ăn ngày gần cuối, chỉ còn 3 thành viên. Lời nói ít đi, cả người bạn lặng xuống - đó là lúc má đi rồi, ở nhà có tôi, ba và nhỏ em gái.

Gia đình tôi mỗi người một nơi, chẳng khi nào đông đủ, vậy mà lời hỏi han nhau cũng mấy khi lắm. Người thì lên núi làm, người thì đi xa, có khi ở nhà chỉ có bé nhỏ thôi. Nhưng khi đi xa tôi mới biết trân quý hơn những gì mình trải qua cùng gia đình, sẽ chẳng có nơi nào đẹp đẽ hơn hình ảnh cả nhà sum họp. Chúng tôi đi thật xa để được trở về căn nhà ngập tràn yêu thương đùm bọc lẫn nhau, và kể cho nhau nghe những câu chuyện của mỗi người. Tôi chẳng buồn đi du lịch khi ở Sài Gòn, nếu ai đó rủ tôi đi, tôi sẽ mời họ về quê mình, tôi muốn mọi người hiểu nhiều hơn về mảnh đất nhỏ xinh đẹp - đó là nơi tôi mong muốn được đến nhất. Ở đó có nụ cười hiền ẩn hiện những vết chân chim của một người mà tôi thương nhất là má. Với ký ức tuổi thơ và những ngày đầu tiên tự lập, má luôn là người cổ vũ, nhắc nhở tôi. Mỗi khi tôi cảm thấy nặng nề trong suy nghĩ, hay bất giác muốn khóc ở giữa thành phố này, tôi đều mong muốn được trở về.

Không lời nào nói được sự hy sinh của má, chỉ có sự trưởng thành của con cái mới thấm nhuần được công ơn. Khi mà bạn ra xã hội rồi, tự hít thở được với mọi người rồi hãy hỏi:" Con trưởng thành như thế nào?" Thì hãy nhìn vào khuôn mặt của người đã sinh - dưỡng bạn, đó là câu trả lời.

© Chun Pham – blogradio.vn

Mời xem thêm chương trình:

Mẹ ơi con gái nhớ mẹ

Yên Phương

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Khoảnh khắc

Khoảnh khắc

Hỏi tôi đã bỏ lại điều gì của mình vào những ngày hè năm ấy, tôi chỉ có thể trả lời rằng tôi đã bỏ lại chính bản thân mình. Một tôi hòa đồng vui vẻ nhiệt huyết, vô ưu vô lo, đổi lấy một tôi giờ đây đã khác, trầm lặng, giấu tất cả ở trong lòng mình

Tuổi ấu thơ ai bỏ lại trên đồng

Tuổi ấu thơ ai bỏ lại trên đồng

Cũng chẳng còn hay tết những vòng hoa Thành vương miện giả chơi trò công chúa Hoa đồng nội thơm dịu dàng một thuở

Nếu chúng ta còn duyên, mình chờ cậu trong hộp thư thoại…

Nếu chúng ta còn duyên, mình chờ cậu trong hộp thư thoại…

Cậu thấy thời gian có tàn nhẫn không? Nó chưa từng dừng một giây, để suy nghĩ về việc phủ bụi trần lên những mảnh ký ức của chúng mình. Cũng như chúng mình cũng chưa từng dừng một giây nào để ngừng nghĩ về nhau.

Gửi em

Gửi em

Mong gặp em và mong được nhìn ngắm Trái tim này cất giữ tạo nên thơ

Dạy con ngưng hi sinh, dạy con biết thương mình!

Dạy con ngưng hi sinh, dạy con biết thương mình!

Cha mẹ có thương con hay không? Chắc chắn là có. Nhưng nó không lớn đến nỗi cứ hi sinh và không mong nhận lại như mọi người hay lầm tưởng hoặc lảng tránh sự thật. Thực chất thứ họ cho đi là một tình thương có điều kiện chứ không hẳn là hi sinh.

Quan họ không lấy nhau

Quan họ không lấy nhau

"Giới trẻ bây giờ lạ thật, mới gặp người ta vài lần đã nghĩ tới chuyện đặt tên cho con luôn rồi"

Nốt trầm tuổi 30!

Nốt trầm tuổi 30!

Trưởng thành là đánh đổi của rất nhiều những vấp ngã, thất bại và biến cố xảy đến. Chúng ta có lẽ đã từng khóc thầm trong đêm bởi bất lực, bởi mệt mỏi, bởi mọi thứ dường như đều sụp đổ. Nhưng chính là khi đi qua mọi chuyện, chúng ta đã mạnh mẽ như hiện giờ.

Tuổi thơ và Ngoại

Tuổi thơ và Ngoại

Tôi yêu những món đồ chơi ngoại làm cho tôi, vì lúc đó ngoại cũng nghèo không thể cho tôi được những món đồ chơi đẹp đẽ như các bạn, nhưng những món đồ chơi ngoại làm cho tôi thì tôi chắc rằng các bạn không thể mua được.

Ta lại tương phùng

Ta lại tương phùng

Cô tin chắc cô là người duy nhất trong trái tim Dương và điều đó là bất diệt suốt đời không gì có thể thay dổi được. Dù cho giờ đây cô và Dương đang tạm thời cách xa nhau vì chuyện học hành tương lai nhưng cô sẽ cố gắng hoàn thành sớm khóa học và bay về với Dương.

Ta về

Ta về

Ta về tan hợp cùng hưng phế thoắt nước thời gian nhuộm trắng đầu

back to top