Trở về nhà vào mùa hè
2022-09-22 01:20
Tác giả:
Saya Le
blogradio.vn - Tôi kéo vali bước vào nhà, tôi gọi ba, mặt dù tôi đã thông báo trước nhưng ba có vẻ bất ngờ, chắc có uống một chút men, đôi mắt cố mở để nhìn cho rõ phải mất mấy giây mới định hình con gái trước mặt, rồi tự nhiên ba bật khóc ngon lành. Tôi thì cười và ghẹo lại, con về ba mừng ba khóc à, thế con quay trở lại Sài Gòn nhé, tôi phải nói sang chuyện nọ, hỏi chuyện khác chứ không bản thân sợ cũng không kiềm được mà khóc.
***
Mọi lần, khi tôi về nhà thường không báo trước với gia đình, một phần là không muốn ông bà ở nhà trông ngóng, một phần là vì tôi có thể tự xử lý mọi chuyện được.
Mỗi lần về tôi chỉ cần báo với nhỏ bạn thân đang ở quê là đủ, chúng tôi thường hẹn nhau ở bến tàu, sau đó là đi ăn, la cà tám một chút xíu chúng tôi mới về tới nhà. Nhưng đợt này, đổi lại tôi muốn thông báo cho gia đình, như đúng nghĩa của chuyến về lần này tôi muốn dành thời gian cho gia đình trước tiên.
Máy bay hạ cánh, cũng là lúc màn đêm buông xuống, ban đêm không khí ở quê thật tĩnh lặng mới chín giờ tối nhưng nhà nhà điều chìm trong bóng tối và say giấc nồng.
Tôi kéo vali bước vào nhà, tôi gọi ba, mặt dù tôi đã thông báo trước nhưng ba có vẻ bất ngờ, chắc có uống một chút men, đôi mắt cố mở để nhìn cho rõ phải mất mấy giây mới định hình con gái trước mặt, rồi tự nhiên ba bật khóc ngon lành. Tôi thì cười và ghẹo lại, con về ba mừng ba khóc à, thế con quay trở lại Sài Gòn nhé, tôi phải nói sang chuyện nọ, hỏi chuyện khác chứ không bản thân sợ cũng không kiềm được mà khóc.
Trước khi về, bạn tôi bảo mùa này về nắng lắm chịu không nổi đau, tôi cười cười bảo với bạn tôi rằng tao đang thiếu vitamin mà nắng ở quê như vậy mới nạp đủ.
Sống ở thành phố đã gần mười năm, lâu dần giờ giấc sinh hoạt mọi thứ đã quen với nơi này. Về quê, buổi sáng đầu tiên đúng năm giờ loa phát thanh vang lên ngay trước ngõ nhà vừa nghe tiếng của cô phát thanh viên đài tỉnh cả ngủ. Các động tác thể dục cứ văng vẳng bên tai và theo đó là âm thanh hô một hai ba trái phải, một hai ba trái phải tôi thực sự được đánh thức chưa đầy năm phút đồng hồ.
Mùa hè ở quê, buổi sáng còn đọng lại chút hơi sương nên không khí mát lạnh. Nhưng đừng tưởng vậy là thời tiết dễ chịu, chưa đầy hai tiếng đồng hồ sau nắng lên như hong khô tất cả mọi thứ còn xót lại từ đêm qua.
Tôi cảm nhận nắng vầy cũng dễ chịu chán so với nắng gắt Sài Gòn thì ở quê còn tốt chán. Tôi loay hoay cả buổi sáng dọn lại căn phòng lâu ngày không sử dụng, tính bụng xong xuôi tôi đi hái lá ngô cho mấy chú bò. Vừa bước ra khỏi phòng, nắng chẳng còn ấm ấp của buổi sáng, nắng cũng chẳng có dịu dàng như sớm mai. Mà thay vào đó là nắng rực lửa như muốn thiêu đốt những gì chạm vào, đứng trong hè tôi nhìn ra ngoài sân có thể cảm nhận được khói lửa bốc lên từ lòng đất. Tôi e ngại, đành chui lại trong nhà. Thật sự không dũng cảm đi hái lá ngô vào lúc này.
Không phải tôi nói điêu đâu mà ai cùng miền quê giống tôi sẽ biết cái nắng miền trung mùa hè khủng khiếp tới mức nào.
Vào mùa hè thời tiết rất khắc nghiệt, nắng gắt mọi người thường đi đồng sớm, để khi nắng lên tất cả trở về nhà. Khoảng thời gian tránh nắng mùa này kéo dài từ mười một giờ đến bốn giờ chiều trong ngày. Thật sự nắng lắm các bạn ạ, chỉ cần giăng nắng một hôm là bạn có thể bệnh ngay, nắng nóng có thể làm bạn sốc nhiệt và ngất xỉu nếu không quen. Nhìn thời tiết làm cho cây cỏ chẳng có chút sức sống, mà ngay cả con người cũng khô cằn nữa là.
Ngày trước, xóm tôi còn nghèo lắm, một phần là thời tiết ở đây chỉ xoay quanh bốn mùa nắng, nắng ngắt, rồi lại mưa và bão thôi. Tất cả dân làng điều nhờ vào cây lúa làm kinh tế chính. Nhà nào đông con thì thường rất khó khăn. Nhà tôi không phải thuộc diện giàu có trong xóm nhưng tính ra chúng tôi chưa bị bỏ đói ngày nào, hơn nữa ba mẹ còn cho anh em chúng tôi ăn học tử tế.
Thời của tôi đếm trên đầu ngón tay chỉ vài ba đứa đi học và nhà nào cho ăn ăn học là rất được ngưỡng mộ và thường được lấy làm hình tượng cho lớp trẻ sau. Nhà tôi tất cả vốn liếng của cải ba tôi điều dồn vào tất cả anh chị em tôi. Sau này, phong trào đi xuất khẩu lao động mở ra, từ một nhà nghèo nhất xóm nhưng có hai đứa con đi xuất khẩu vươn lên trở thành nhà khá nhất nhì trong xóm. Từ hình ảnh đó, xóm làng tôi điều thay đổi cách nhìn, thay vì đầu tư cho con đi học thì đầu tư cho con đi xuất khẩu, chỉ cần một người trong gia đình có con đi lao động nước ngoài thì sẽ đổi đời.
Thực tế thật vậy, đặc trưng của những nhà có con đi xuất khẩu là những cổng ngõ cao tường, những bờ rào chắn, những mái hiên nhà, những đường dây wifi kéo tận nhà, những dàn karaoke rinh về ngày càng nhiều. Còn nhà tôi vẫn vậy cho đến bây giờ.
Tôi và ba đang ngồi nói chuyện về đứa em chú ruột mới đi nhật về, chú tôi cũng đang xây dựng lại cổng ngõ ngon lành lắm. Ba tôi bảo, bé út đứa con mót mà lại làm được việc đó chứ, nhờ có nó mà chú tôi giờ mới sửa xây lại ngon lành. Rồi ba quay sang bảo tôi, hay hồi con đi xuất khẩu có khi giờ ba được nhờ, chứ đợi con giàu tới khi nào. Tôi cũng được đà cao hứng thêm vào đúng là học hành chi chả được gì đi xuất khẩu còn có tiền hơn rồi. Tôi vừa dứt câu liền bị la té khói.
Ngày mai con vô lại Sài Gòn. Ba bảo tưởng đau đợt này về chơi lâu, chứ về mấy hôm lại đi, tôi chỉ biết đáp lại không, con phải đi kiếm cơm nữa ba ơi. Mắt ba tôi buồn hiu, nhìn thì mạnh mẽ vậy á chứ cũng hay khóc thương con lắm. Ngày tôi đi, ba không ở nhà, ra đồng sớm hơn, như kiểu trốn tránh việc phải tiễn tôi vậy. Cuối cùng, tôi vẫn đi và ba vẫn chưa trở về.
Tôi lại kéo vali trở vào Sài Gòn, tiếp tục hành trình đơn độc ở một thành phố náo nhiệt đông đúc. Rất đỗi quen thuộc nhưng xa lạ cũng không kém.
© Saya Le - blogradio.vn
Xem thêm: Giá có thể trốn phố về quê | Family Radio
Phản hồi của độc giả
Xem thêm

3 tư duy khiến phụ nữ âm thầm nghèo đi từng ngày: Càng tiếc tiền, càng chẳng bao giờ giàu
Mặc dù đọc rất nhiều bài về tiết kiệm, lối sống tối giản, cách chi tiêu thông minh nhưng càng đọc, tôi càng nhận ra: Chỉ biết tiết kiệm từng đồng không khiến chúng ta giàu lên. Trái lại, có những tư duy sai lệch âm thầm "rút cạn" túi tiền của phụ nữ, khiến họ suốt đời mắc kẹt trong nỗi lo tài chính.

Chỉ là quá khứ mà thôi
Đôi khi, chia tay không phải là kết thúc mà nó là khởi đầu cho cuộc tìm kiếm hạnh phúc thật sự của bản thân bạn. Có thể bạn sẽ phải đau khổ trong một thời gian nhưng nỗi đau rồi sẽ vơi đi nếu bạn chấp nhận nó.

Tiếng thở dài
Cứ mỗi độ tháng tư sang lại chạnh lòng nhớ anh hai! Nhớ luôn những anh trai làng đã ra đi không bao giờ trở lại, khác với lời hứa hẹn khi đất nước hòa bình sẽ trở về như trong thư đã viết. Bây giờ đã hòa bình thế bóng dáng các anh đâu khi quê hương vẫn đợi! Cha Mẹ già còn chờ trông?

Tôi bén duyên cửa Phật nhờ có bà
Tuổi thơ tôi có “thâm niên” chăn bò đến gần cả 10 năm. Và trong khoảng thời gian “dằng dặc” ấy, dẫu ngày nắng hay mưa, đông hay hè,… có khi chỉ thoáng chốc, có khi nguyên cả buổi chiều, chẳng ngày nào, tôi không có mặt ở bên bà.

30! Có quá già để bắt đầu lại từ đầu?
Đối với chúng ta, những con người bình thường, sinh ra trong một gia đình bình thường thì học chính là con đường nhanh nhất, dễ đi nhất để chúng ta thay đổi số phận.

Đi qua bao đau thương - hạnh phúc mãi chung đường
Thì ra, ranh giới giữa tình yêu không nằm ở giàu nghèo, không nằm ở danh phận hay định kiến. Mà nằm ở việc chúng ta có đủ yêu thương để bước tiếp cùng nhau, có đủ dũng cảm để không buông tay—dù là trong những ngày nắng đẹp hay giữa cơn bão tố cuộc đời.

Yêu lành - Học cách buông bỏ trước khi biết thế nào là tình yêu
Trong cuốn sách này, Tiến sĩ Charlotte Kasl đã kết hợp những kiến thức tinh hoa giữa triết lý Phật giáo và tâm lý học phương Tây để cung cấp cho độc giả một “hướng dẫn sử dụng” tình yêu tập trung vào sự chân thành và chánh niệm.

Con là người lính hôm nay
Chị cũng đã chờ anh suốt bao tháng ngày dài, từ khi còn là người con gái thanh xuân, từ khi còn là cô gái với sắc xuân phơi phới cho đến bây giờ mái tóc chị đã điểm màu tóc bạc và cả những dòng nước mắt đã âm thầm chảy mãi trên gương mặt đã bị thời gian lấy đi tuổi trẻ. Chị vẫn mòn mỏi chờ anh trong hy vọng, rồi trong vô vọng, mà chị vẫn chờ.

Tách trà hoa...
Thời gian ở bên nhau, cái khoảnh khắc tôi thích nhất chắc là mỗi cuối ngày, được ngồi cạnh anh, cầm trong tay tách trà ấm, thỏ thẻ với nhau đôi điều về cuộc sống, về công việc. Cái ban công bình yên, vừa đủ chỗ cho cả hai, nhưng... trớ trêu thay, đó chỉ là câu chuyện tình của quá khứ.