Tokyo những ngày cuối năm
2021-02-10 01:22
Tác giả:
Quỳnh Lam
blogradio.vn - Bà dạy con làm rất nhiều loại bánh, cho dù làm rất nhiều lần, nhưng mỗi lần làm đều phải có bà, con mới tự tin. Mấy năm nay không có bà nhưng con vẫn làm bánh, nấu chè cho đêm giao thừa, để thắp hương và báo cho bà biết con đã tự làm được bánh, nấu được chè bà ạ.
***
Vậy là bà cũng đi xa đã 5 cái Tết rồi, cả nhà vẫn nhớ bà, vẫn chuẩn bị Tết như những ngày có bà; bác, cô chú, anh chị và các em vẫn về quê ăn Tết bà ạ. Nhưng năm nay con không về nhà được, Tokyo không ăn Tết như nhà mình, nhưng con biết, chỉ cần mình luôn hướng về gia đình, thì Tết vẫn luôn hiện hữu trong tim, giống như tình yêu con dành cho bà, luôn luôn tồn tại.
Tết bây giờ con không mong ước như hồi còn thơ bé, được mua quần áo mới, được nghỉ học, được đi chơi hay là được nhận tiền lì xì. Tết bây giờ con chỉ mong được về nhà, quây quần với bà, bố mẹ, anh chị, các em – những cảm xúc này con chỉ biết khi bắt đầu cuộc sống xa nhà mà không thể về khi Tết đang đến gần.
29 Tết Tokyo không khí vẫn như những ngày bình thường thôi, vì Tokyo không đón Tết âm lịch giống như Việt Nam hay Trung Quốc, nhất là khi con ở ký túc xá của tường, cách khá xa trung tâm vì thế không khí lại càng ảm đạm. Cả ngày hôm qua con đã không ra khỏi phòng, cứ nằm lì trên giường như một con mèo lười. Dù cho bây giờ công nghệ phát triển, con có thể thấy bố mẹ hằng ngày, nhưng cái cảm giác một mình ở một nơi rất xa nhà vẫn không thể ngăn được những giọt nước mắt, bao nhiêu kỷ niệm, cảm giác của ngày Tết xưa lại hiện về, như mới ngày hôm qua.
Người ta thường nói mùi hương là một thứ có thể gợi lên cảm giác, kỷ niệm và hình ảnh về một con người ở một thời khắc nào đó. Con nhớ mùi hương, mùi trầm mà bà hay đốt vào những ngày Tết, bà sẽ dậy rất sớm, đốt trầm, thắp hương. Con nhớ mùi cau trầu quện với mùi vôi mà bà hay ăn, cái mùi của tuổi thơ, của tình thương mà bà dành cho con luôn vẹn nguyên, đong đầy. Thế rồi, bà hay chặt các cây dứa dại để về làm bùa để đuổi tà ma, trừ quỷ vào nhà cũng như xua đuổi những xấu xa của năm cũ, bà thường buộc cây dứa dại cùng với một bó vàng lá. Cứ đến chiều ngày 30 Tết là bà lại đi buộc chúng vào 4 cửa tượng trưng cho 4 hướng Đông – Tây – Nam – Bắc.
Con vẫn nhớ năm nào nhà mình cũng làm nem nướng, con vẫn chuẩn bị nguyên liệu, thịt lợn, thính, tỏi, ớt, lá đinh lăng, nhưng bà vẫn luôn là “cố vấn chương trình”, dù làm bao nhiêu năm nhưng đến lúc trộn nguyên liệu vẫn phải có “sự chỉ đạo’’ của bà con mới yên tâm. Bà hay nói “Học nữ công gia chánh để sau này còn đi lấy chồng, không đến lúc đến nhà người ta lại không biết làm gì. Người ta lại nói bà với bố mẹ không biết dạy con”. Con thường trả lời “Xì, sao lúc nào bà cũng bảo đến nhà người ta thế, con chả lấy chồng đâu”. Thế rồi, từ ngày bà mất, con cũng không gói nem, mẹ thường nhờ các bác gói hộ.
Con vẫn nhớ cái cảm giác ngồi rửa từng chiếc lá dong, nhiều năm lạnh bà cũng yếu rồi nhưng bà vẫn đứng “chỉ đạo’’ phải lấy cái khăn, rửa sạch hai mặt lá rồi rửa lại bằng nước sạch. Dù Tết bây giờ mọi người cũng không ăn bánh chưng nhiều nữa, nhưng không khí chuẩn bị gói bánh chưng, luộc bánh chưng luôn là cảm giác của Tết. Mọi năm, dù công việc có bận đến mấy con cũng phải cố gắng trở về nhà trước ngày gói bánh chưng, lúc nào con cũng dặn bố “Bố đợi con về rồi hãy gói bánh chưng nhé!”. Năm nay con ở xa quá bà ạ, đành phải dặn bố là “Lúc nào bố gói bánh chưng thì gọi điện video cho con xem nhé!” Năm đầu tiên trong cuộc đời con không về nhà dịp Tết, buồn lắm bà ạ, nhưng con cũng phải cảm ơn những lúc xa nhà vì vượt qua được những giây phút này, con sẽ càng trân trọng những khoảnh khắc được ở bên người thân và gia đình. Chắc là “Con đã lớn rồi bà ạ”.
Con vẫn nhớ những ngày chuẩn bị đồ ăn cho Tết, thật là nhiều món, nhưng vẫn không thể thiếu được thịt đông và dưa hành. Vẫn là các món ăn quen thuộc, nhưng nó lại gợi nhớ về không khí ngày Tết. Và con vẫn nhớ những chiều 30 Tết cùng bà, mẹ và cô chuẩn bị mâm cơm tất niên, cũng là thời khắc mời các cụ về nhà ăn Tết cùng với con cháu, cả nhà quay quần bên nhau, vừa ăn cơm vừa nói về những điều đã qua trong năm cũ, và cùng nhau cố gắng cho một năm mới.
Rồi bà luôn dạy con chuẩn bị một vài món chè hay bánh để chuẩn bị đón giao thừa, bà bảo ngày xưa bà làm người ở cho một gia đình quý tộc người Huế từ năm bà hơn 10 tuổi, thế nên bà biết cách nấu rất nhiều món ăn, đặc biệt là các món bánh. Bà dạy con làm rất nhiều loại bánh, cho dù làm rất nhiều lần, nhưng mỗi lần làm đều phải có bà, con mới tự tin. Mấy năm nay không có bà nhưng con vẫn làm bánh, nấu chè cho đêm giao thừa, để thắp hương và báo cho bà biết con đã tự làm được bánh, nấu được chè bà ạ.
Con vẫn nhớ những khoảnh khắc giao thừa, khi bố bật chai sâm phanh quá mạnh, đến nỗi thủng cả trần nhà lắp bằng nhựa từ khi đang còn ở căn nhà cũ. Bà bảo sâm phanh mở tiếng to thế là một năm may mắn, cả nhà mạnh khỏe và nhiều niềm vui. Sau đó là tiết mục rút bài đầu năm, năm nào bà cũng chuẩn bị một bộ bài tam cúc mới để giao thừa cả nhà rút thử cho vui, con nhớ có năm con rút toàn lên tốt đen với tốt đỏ, con lại tráo bài rút lại, lúc nào lên được con xe hồng mới thôi. Bà hay bảo “Xe hồng là may mắn, có khi còn tốt hơn cả tượng với sĩ”. Vậy là bà cũng đi xa đã 5 cái Tết rồi, cả nhà vẫn nhớ bà, vẫn chuẩn bị Tết như những ngày có bà; bác, cô chú, anh chị và các em vẫn về quê ăn Tết bà ạ. Nhưng năm nay con không về nhà được, Tokyo không ăn Tết như nhà mình, nhưng con biết, chỉ cần mình luôn hướng về gia đình, thì Tết vẫn luôn hiện hữu trong tim, giống như tình yêu con dành cho bà, luôn luôn tồn tại.
© Quỳnh Lam - blogradio.vn
Mời xem thêm chương trình:
Chẳng đếm được đã bao nhiêu cái Tết xa nhà | Family Radio
Phản hồi của độc giả
Xem thêm

Bức thư gửi đến quá khứ của tôi
Tôi trở lại nơi bắt đầu Nơi quê hương xanh mướt cánh đồng, Mối tình đầu chớm nở giữa hoàng hôn. Ánh mắt trong trẻo, tay nắm tay, Ngây thơ như cỏ, như hoa nở rộ

7 năm theo chủ nghĩa tối giản đã giúp tôi thoát khỏi hầu hết công việc nhà!
Ý nghĩa lớn nhất của lối sống tối giản là nó có thể giảm bớt gánh nặng công việc nhà và cho chúng ta nhiều thời gian hơn để làm những gì mình thích.

Ngọn nến được thắp lên
Anh nói có lẽ bây giờ người ta quá quen với những công nghệ kỹ thuật hiện đại, đã quá quen với những ánh sáng điện rực rỡ chói lòa và thông dụng nên đã quên mất những cảm xúc trong tim mình khi có ngọn nến được thắp lên. Và anh đã bật lửa châm vào nến ngay sau đó.

Về để thấy tết (Phần 2)
Phải chăng, chuyến này về, suy nghĩ nó đã chín chắn? Nó đã thôi hoài nghi về những người xung quanh nó, xoay quanh ba và cả gia đình của nó. Hay chính sự xô đẩy của xã hội khiến nó trân trọng về tình cảm gia đình của mình hơn?

Tuổi lênh đênh
Con gái ở tuổi đó như con thuyền lênh đênh trên biển khơi vậy, chính nó sẽ tự định hướng cho mình sẽ đi đâu, sẽ trôi vào bến bờ nào. Mà nhiều lúc nó cứ ương bướng tự nghĩ tự quyết chứ chẳng thèm nói cho ba mẹ biết, hay nghe theo ý kiến của ba mẹ của người lớn bao giờ.

Về để thấy tết (Phần 1)
Lúc đó, nhà vẫn là nhà, nhà có Liên, có ba và em trai của nó. Giờ với nó, cái đó không được gọi là nhà. Có thể nó vẫn sẽ về, nhưng về chỉ để nấu cho má bữa cơm, rồi lại đi. Đối với Liên, còn má mới còn gia đình, còn nhà để nó quay trở về. Còn lại, không đáng.

Số cuối ngày sinh Âm lịch tiết lộ sự giàu có, ai sở hữu cả đời gặp may mắn
Mỗi số trong ngày sinh không chỉ là một ký hiệu, mà còn là một biểu tượng của năng lượng vũ trụ, ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc đời mỗi người.

Ai nói là tôi không thích cậu?
Cũng không hiểu từ khi nào, tôi bắt đầu vô thức tìm kiếm bóng hình cậu ở bất cứ đâu. Tôi tự hỏi, có phải vì tần suất cậu xuất hiện trước mặt tôi quá nhiều, hay vì một cảm xúc lạ lẫm đang dần nảy mầm mà tôi không thể diễn tả?

Bạn có nhìn thấy mình ở những năm tháng sau này
Tôi đã từng suy nghĩ rất nhiều, tưởng tượng bản thân mình của những năm về sau sẽ như thế nào, nếu vẫn duy trì nếp sống như hiện tại, có lẽ thời gian mà tâm hồn tôi héo mòn, kiệt quệ cũng sẽ không còn xa nữa.