Tiên học lễ và tâm đức của người học trò trong Khổng giáo
2017-11-19 01:04
Tác giả:
Giọng đọc:
Lan Phương
Phạm trù lễ đối với việc tu tâm dưỡng tính:
Khổng Tử rất coi trọng tình cảm của con người, ông cho rằng tất cả đều do tình cảm mà sinh ra. Vì thế mọi người phải được dạy những đạo lý tốt đẹp nhất. Mục đích là để hình thành cho con người có những tình cảm tốt.
Khổng Tử chủ trương dùng lễ để giáo hóa tính tình của con người khiến cho xã hội có chung một quan niệm đạo đức, tập quán để làm việc thiện. Những việc đó dù phải làm mà vẫn tự nhiên không mang tính gò bó. Mục đích cuối cùng là để đưa xã hội từ vô đạo trở về với có đạo.
Khổng Tử cho rằng bản tính con người vốn thiện, con người trở nên bất thiện là do không được dạy về lễ, vì thế ai cũng phải được học. Nhưng nếu cứ để con người tự do thì sinh ra lắm bất cập. Vậy nên phải lấy lễ để khiến hành vi của con người ta cho có chừng mực, để lúc nào cũng hợp với đạo dung hòa, hợp lý. Người quân tử phải biết làm cho sáng cái lễ, phải biết cung kính tuân theo lễ.
Lễ trong trật tự xã hội:
Trong trật tự xã hội tồn tại thứ bậc, do vậy phải phân định rõ ràng trật tự xã hội trên dưới cho phân minh rõ ràng. Trong xã hội có quan hệ vua tôi, cha con, chồng vợ, bằng hữu. Ngoài ra còn có người thân kẻ sơ, có việc phải việc trái. Cho nên phải có lễ để phân định cho rõ ràng những trật tự ấy, chỉ có lễ mới làm cho con người giữ đúng chuẩn mực của mình.
Trên quan điểm con người vốn thiện, Khổng Tử cho rằng người ta sinh ra thích an tĩnh, nhưng trong quá trình tồn tại con người bị môi trường xung quanh làm cho động. Con người khi mới sinh ra như một tờ giấy không có vết tích của sự yêu và ghét, thế nhưng sau đó môi trường sống bắt đầu vẽ lên tờ giấy kia sự yêu và ghét.
Theo Khổng Tử, tình cảm của con người rất khó nắm bắt, do vậy phải hướng nó tới những giá trị đạo đức cao cả. Trên quan điểm đó chúng ta có thể hiểu con người thường tình hễ có thừa thì xa xỉ, khi thiếu thốn thì dè sẻn.
Việc sử dụng lễ để giáo hóa con người đã đem lại nhiều thành quả tốt đẹp. Sự giáo hóa của lễ rất như có phép mầu nhiệm, ngăn cấm những suy nghĩ lệch lạc từ khi nó chưa hình thành. Lễ khiến con người ngày ngày tiếp xúc với những điều thiện, tránh xa những tội lỗi.

Lễ trong phương diện đạo đức:
Quá trình diễn tiến lịch sử, phạm trù lễ đã có sự biến đổi, nhưng dù biến đổi đến đâu đi nữa thì lễ cũng mang trong mình nó những giá trị đạo đức nhất định.
Khổng Tử cho rằng, công dụng căn bản của lễ không có gì khác hơn là chính nền tảng đạo đức. Ðạo nhân, đạo nghĩa, đạo tín, là những đức tính căn bản của lễ. Một người thiếu lễ, không thể là người quân tử “lễ là việc làm của con người, không có lễ, không có gì đứng vững được”. Do vậy trung, hiếu thực ra chỉ là những quy tắc tất yếu xây dựng trên nhân, nghĩa, và tín, trong khi lễ là một phương thế biểu hiện những đức tính trên.
Những người khi đã hiểu lễ rồi thì sẽ có một lối sống toàn diện, tức lối sống đó đòi hỏi mọi người phải theo để có thể bảo tồn sự sống và xã hội.
Khổng Tử còn chủ trương lấy lễ làm nền tảng cho tất cả nền đạo đức. Lễ mang tính chất như một cái thước đo lường, cái thước phát xuất từ nội tâm nhưng có thể đo được con người nhờ vào hình thức ở bên ngoài. Nói cách khác, nếu nhân là cái bản chất của đạo đức, thì nghĩa là cái thước đo, là cái mức, cái hình mà chỉ theo đó ta mới nhận ra được nhận.
Những chân lý giản dị của Khổng Tử đi vào lòng người tự nhiên nhất như đó chính là tiếng gọi từ bên trong tâm tưởng mỗi chúng ta. Dù thời gian trôi qua và thế giới có đổi thay thế nào đi nữa, thì những giá trị tinh túy nhất của Khổng Tử luôn mãi sống với thời gian.
Blog Radio sưu tầm và tổng hợp.
Phản hồi của độc giả
Xem thêm

Blog Radio 792: Năm nay bạn có về nhà đón Tết sớm?
Vậy là hắn được nghỉ Tết sớm hơn mọi năm rồi. Về nhà vẫn là hơn nhất. Đã bao nhiêu năm hắn chẳng thể về sớm để được ăn cái Tết dài ngày hơn, được ở cạnh gia đình lâu hơn.

Blog Radio 791: Vì anh thương em như thương màu điên điển (Phần 2 – Hết)
Đừng khóc. Em có anh mà. Ở bên anh nhé, được không? Tôi không đáp, chỉ vùi đầu vào trong ngực Kiên, vòng tay cũng nhẹ nhàng đặt lên tấm lưng to rộng của anh. Có lẽ, chim sáo đã tìm được bến đậu rồi…

Nỗi buồn mang tên hạnh phúc
Có một buổi sáng nào đó, khi bạn ngước mặt lên nhìn bầu trời vẫn bắt gặp khoảng không màu xanh trong veo ấy, nhưng lòng bạn lại ướt mưa…Bởi lẽ Chúng ta chỉ cảm thấy giá trị thật sự của hạnh phúc cho đến khi chúng ta đã đánh mất hoặc sắp sửa mất nó.

Không dám mở lời yêu
Cũng đã lâu rồi con tim này không còn rung động. Có phải nó đã già cõi rồi không? Ai cũng có một thời thanh xuân tươi đẹp còn đối với tôi thanh xuân là một cái gì đó thật xa xỉ, bao nhiêu là lo toan.

Blog Radio 790: Vì anh thương em như thương màu điên điển (Phần 1)
Người ta thường thích trêu ghẹp những bông hoa dại nhưng rồi vẫn trở về với những đóa hoa có danh, có phận được cắm ở trong bình. Những đóa hoa dại mong manh, không còn cách nào khác ngoài việc buộc phải trở nên mạnh mẽ, kiên cường.

Khi ta thay đổi, tiếc nuối chỉ còn là quá khứ
Một chuyện tình kết thúc không chỉ đến từ một phía, nếu ta tự buông bỏ với chính tình yêu của mình, nó cũng sẽ quay lưng lại với hạnh phúc của chúng ta. Khi ta không làm gì cả, tiếc nuối vẫn còn đó. Nhưng ta thay đổi, tiếc nuối chỉ còn là quá khứ.

Có lẽ đã đến lúc để quên em
Anh không biết trong lòng mình đang có cảm giác gì nữa, giống như là mất mát lại giống như là nhẹ nhõm. Có lẽ là bởi vì anh biết em vẫn đang sống một cuộc sống rất tốt, cũng có lẽ bởi vì anh nhận ra, anh vốn dĩ không có mặt trong kế hoạch của em, tương lai của em, chúng ta rồi sẽ có cuộc sống của riêng mình mà không có đối phương trong đó.

Blog Radio 789: Để anh cho em hiểu thế nào là yêu
Một chàng trai, chưa bao giờ hứa hẹn điều gì cho tôi, nhưng lúc nào cũng âm thầm ở đấy, dõi theo từng bước chân của tôi. Thì ra, tới một ngày, bạn sẽ nhận ra, chúng ta luôn xứng đáng nhận được những điều tốt đẹp, miễn là ta dũng cảm tiến tới.

Đời thay đổi khi ta chấp nhận đổi thay
Bản lĩnh lớn nhất trong đời người là chấp nhận sự thay đổi, thậm chí là phải học được cách đổi thay chính mình để không ngừng tiến về phía trước. Hãy biết rằng, không gì trên đời này là tự có, thiên nhiên luôn bắt buộc vạn vật phải trải qua ngàn khổ nhọc mới có được điều mình cần.

Ngày mai anh cưới rồi, anh không chờ em nữa
Ngày mai chú cưới rồi, chú không đợi em nữa. Ngày mai em đi rồi, em cũng không về nữa.