Thương nhớ tuổi thơ
2021-05-16 01:25
Tác giả:
blogradio.vn - Đi qua một thời thơ dại mới nhận ra rằng cổng làng chính là nơi lưu giữ hồn làng, chứng kiến ta trưởng thành, dõi theo ta đi tới những chân trời mơ mộng và luôn rộng mở đón ta trở về bất cứ lúc nào ta muốn.
***
Hơn mười năm xa miền Bắc, nơi chôn rau cắt rốn vào lập nghiệp ở mảnh đất cực Nam của tổ quốc, tôi vẫn đau đáu nhớ bát canh rau muống, chén cà dầm tương, nhớ dáng mẹ một nắng hai sương,… và hoang hoải, diệu vợi về tuổi thơ mộc mạc, bình dị dẫu xa thật xa nhưng vẫn vẹn nguyên, tươi rói.
Thương chiếc ghế gỗ quen thuộc những ngày còn học mẫu giáo. Chiếc ghế gỗ hai chân được bố đóng chắc chắn, mẹ cột dây chuối khô cho tôi đeo sau lưng tựa cái cặp. Thế mà tôi vui sướng, hí hửng đến trường với bao niềm hân hoan, thích thú. Chiếc ghế gỗ sáng theo tôi đi học, trưa về xếp ra ngồi ăn cơm, tối lại đem ra giữa sân ngồi nghe bà kể chuyện cổ tích. Cũng chiếc ghế gỗ mộc mạc ấy, tôi đã từng lỡ tay gõ vào trán cậu bạn khiến bạn khóc toáng lên đau điếng. Cũng chiếc ghế gỗ ấy, suốt một thời mẫu giáo, tôi ngồi nghe cô đọc chữ, nhìn cô múa hát đến mê say. Mùa nối mùa lại qua, chiếc ghế giờ đã khoác lên mình tấm áo nâu sẫm. Và thi thoảng về thăm nhà, tôi lại ngắm nghía người bạn ấy để rồi lao xao bên mẹ về một thời xa tít.
Thương lũy tre đầu làng đã bao đời làm bạn với người dân quê tôi. Mỗi trưa hè rát bỏng, các cô bác đi làm đồng về lại ngồi dưới lũy tre hóng gió, bàn chuyện mùa màng. Lũy tre đầu làng là nơi lũ trẻ vô ưu vô lo chúng tôi chụm đầu vào nhau chơi ô ăn quan, mồ hôi đứa nào cũng nhễ nhại, đầm đìa tóc trán nhưng giọng cười ngả nghiêng, tí toét.
Cũng dưới lũy tre làng, mẹ rê thóc mỗi mùa, gió reo trĩu trịt, hàng tre gọi về một thoáng thanh bình, quê kiểng. Ba bảo, thời đất nước còn chiến thanh, tre xung phong giữ làng, giữ nước,… giờ cuộc sống thanh bình, hồn tre lại neo đậu trong từng đôi đũa, rổ rá, cái gầu, cái cuốc,...
Thương biết mấy cổng làng thân thuộc. Trông vẻ rêu phong, cổ kính, tôi biết nó đã tồn tại từ rất lâu đời. Nơi cổng làng xưa cũ ấy, đã bao lần tôi đón chờ mẹ đi chợ về. Rồi những khi chờ bạn cùng nhau cất bước tới trường. Đi qua một thời thơ dại mới nhận ra rằng cổng làng chính là nơi lưu giữ hồn làng, chứng kiến ta trưởng thành, dõi theo ta đi tới những chân trời mơ mộng và luôn rộng mở đón ta trở về bất cứ lúc nào ta muốn.
Thương lắm mái đình, nơi thờ Thành Hoàng, người có công với làng. Mỗi dịp lễ tết, người làng lại thường về đình thắp hương cầu nguyện, thể hiện sự thành kính, linh thiêng. Mấy lần theo ông nội vào đình đi lễ, tôi cũng chắp tay cầu nguyện khiến ông cứ mỉm cười gật gù tấm tắc. Chúng tôi, những đứa trẻ lên 5, lên 10 thích nhất là được tung tăng ở sân đình. Bình thường, sân đình là nơi diễn ra các hoạt động của làng, nơi hội họp, nơi phơi phóng các sản vật mùa màng. Nhưng khi mùa qua đi, nơi đây trở thành địa điểm lí tưởng để chúng tôi thỏa thích với những trò chơi dân gian đã trở nên quen thuộc.
Thương con đê làng thẳng mình tít tắp. Đã bao mùa mưa lũ, đê gồng mình ngăn nước tràn vào làng. Con đê chia hai bờ thành hai vùng trong đồng ngoài bãi. Trên triền đê, cánh diều tuổi thơ tôi một thời no gió; bố giúp tôi bắt đầu từ vòng quay xe đạp vụng về đến khi tự đạp xe chạy bon bon; cùng bạn nằm trên thảm cỏ ngắm trời xanh mây trắng, gửi ước ao trong những cánh chim bay. Cũng trên bờ đê làng, ở cái tuổi mới chạm ngõ cái thương cái nhớ, ngồi bên người ấy, nhặt bông may nói hộ lòng mình…
Tuổi thơ hồn nhiên như cây cỏ, như rơm rạ quê nhà. Cứ nghĩ thế thôi, tôi lại muốn quay về cái thời đầu trần chân đất, muốn gọi về kí ức đám bạn lí lắc để cùng ngắm trăng quê, hít căng lồng ngực đầy gió đồng chiều, cùng vui hát khúc đồng dao trong niềm hân hoan bất tận.
© Xanh Nguyên - blogradio.vn
Mời xem thêm chương trình:
Blog Radio 627: Thời gian đã mang đi thứ gì?
Phản hồi của độc giả
Xem thêm

Ai cũng có ước mơ của riêng mình
Cứ sống, cống hiến thật nhiều, khi bản thân vui vẻ, mang trong mình phiên bản tốt nhất cũng thì mình cũng đang dần hoàn thành ước mơ của mình.

Tháng sinh Âm lịch của những người quyền quý
Người sinh những tháng Âm lịch này đặc biệt may mắn và có sự nghiệp thành công.

Ước mơ của mẹ
Mặc dù, tôi chỉ là đứa trẻ chưa trưởng thành, cũng muốn được yêu thương và ba mẹ quan tâm như vậy, nhưng rồi tôi hiểu được mỗi người có hoàn cảnh gia đình khác nhau. Dẫu sao, anh em tôi vẫn còn có mẹ dù cuộc sống có khổ cực nhưng chưa bao giờ anh em tôi phải nhịn đói ngày nào.

Món ăn của mẹ
Có một lần, chú chạy ngang qua nhà mình, khi ấy chỉ có một mình con ngồi thẫn thờ. Chú hỏi con là mẹ đi đâu rồi, hôm nay hai mẹ con không ăn đá bào nữa hay sao. Con chỉ biết im lặng, hướng ánh nhìn của mình vào trong nhà, ngay phía bàn thờ mẹ.

Giông bão đi qua, hạnh phúc lại về
"Nếu duyên đến, cứ thuận theo tự nhiên," nó thầm nghĩ. Và rồi, sau sáu tháng yêu nhau, cả hai quyết định nắm tay nhau bước vào hôn nhân.

Thời cơ trong cuộc sống
Cuộc sống luôn trao cơ hội đồng đều cho mỗi người, thế nhưng, có mấy ai biết nắm bắt cơ hội đúng lúc, đúng thời điểm. Có câu: “Người thành công luôn tìm thấy cơ hội trong mọi khó khăn. Kẻ thất bại luôn thấy khó khăn trong mọi cơ hội”.

Ánh nắng mùa đông (Phần 3)
Cô chưa quên được người cũ, nếu cho anh cơ hội thì đây cũng sẽ là cơ hội khiến anh bị tổn thương. Cô chẳng muốn đi vì lòng cô có anh nhưng lại sợ quá muộn để bắt đầu, lỡ như anh thương người khác rồi thì sao?

Hương lửa
Đã đi hết những con đường phố thị, đi cuối một mảnh đời nhiều lênh đênh, vấp váp mới nhận ra mùa ấu thơ nông nổi chân trần chạy đường quê mới chân thực là bình yên hạnh phúc.

Khuyên chân thành: Người bình thường làm 7 điều này để "tiền đẻ ra tiền" mỗi ngày
Tất cả bắt đầu từ những thay đổi nhỏ: kiên trì, kỷ luật, khỏe mạnh, tự tin, khôn ngoan và độc lập.

Ánh nắng mùa đông (Phần 2)
Cô ấm ức, cô tủi thân, cô đau khổ, cô mệt mỏi, cô bất lực. Anh không nói, không hỏi cứ vậy ôm cô thật lâu, dùng bàn tay to lớn của mình bao bọc lấy cô, truyền hơi ấm cho cô.