Phát thanh xúc cảm của bạn !

Quê ngoại

2022-08-28 01:20

Tác giả: Quang Nguyễn


blogradio.vn - Ngày từ biệt quê ngoại đôi chân cứ như bị keo dán dính lại, chẳng nỡ lòng nào mà vội vàng bước nhanh.

***

Thời gian cứ như là chuyến xe chạy cấp tốc. Mới đó thôi giờ thoáng vụt xa xôi. Con đường đất gồ ghề của ngày nào mỗi trận mưa nước đọng lênh láng như cái ao làng. Tuổi thơ của tôi tắm suốt buổi mưa, thích thú chẳng bao giờ sợ nước bẩn, hay lạnh dễ bệnh như lúc của trưởng thành.

Cơn mưa ấy đã thấm ướt tuổi thơ tôi cho đến tận bây giờ, nó còn mát lạnh mỗi khi nghe mưa xứ lạ trong hồn run bần bật trong mỗi độ nhớ quê. Gợi cho tôi nhớ mãi căn nhà ngoại mái lá, cái hàng râm bụt trước ngõ như màu máu con tim, bờ rào nhuộm đỏ thắm bao quanh hết ngôi nhà, xa lắc xa lơ mà gần trong bụng dạ. Hôm nay tôi trở lại, nhìn con đường bằng phẳng đã đổi mới nó khoác lên màu áo đẹp lạ thường.

Tôi lại bồi hồi nhớ hồi nhỏ, hai bên xanh um với hàng cây bông gòn trải dài đến cuối ngõ, tiếng chim rụng xuống chật chội cả con đường, chỉ có một ít nắng xuyên qua những vòm lá rồi len lỏi chiếu xuống, làm bóng râm ngọt ngào mát rượi dáng người đi.

Mỗi độ quả gòn già nứt nẻ, bông phất phới bay trong gió trắng phau. Cái mặt đường trông như trải thảm, xác bông lả tả gió cuốn vào cả những cái sân nhà. Ngày ấy, cứ mỗi lần tan học về, quăng chiếc cặp chạy đến chơi cùng lũ bạn, những dấu chân dữ dội giẫm nát các ngõ quê, tiếng nói tiếng cười rần rần vang lên như phá tung cái xóm, với những giờ buổi trưa chẳng khi nào chịu ngủ, mi phá làng phá xóm, làm lỡ giấc nghỉ ngơi của biết bao nhiêu người. Cứ hễ thấy người lớn cầm cây roi ra, bọn con nít chúng tôi cuống cuồng ba chân bốn cẳng mà chạy như thục mạng, ấy vậy mà khoái lắm, cứ mong có ai rượt đuổi là niềm vui của chúng tôi dâng trào. Chẳng thích nơi nào như con đường trước ngõ nhà ngoại, có bóng mát, có cây cối um tùm, thích hợp cho lũ trẻ chúng tôi chơi bắn bi hay trò trốn tìm. Vui nhất chính là trò chơi năm mười, kẻ giữ cây nhắm mắt lại mà đếm "năm mười, mười lăm, hai mươi, ba mươi… mãi cho đến số một trăm. Chúng tôi bắt đầu nhanh nhẹn chạy trốn đến loạn xạ, người giữ chẳng tìm được, cứ đứng đấy tới mấy giờ đồng hồ. Cũng nhờ những lùm cây.

Ngày từ biệt quê ngoại đôi chân cứ như bị keo dán dính lại, chẳng nỡ lòng nào mà vội vàng bước nhanh. Tôi khóc, tôi cố đi thật chậm, ngoại an ủi biếu cho cái mắt kính được làm từ lá dừa, tôi ném bỏ chẳng cần rồi vùng vẫy trong vòng tay ba má. Tôi nhìn gương mặt ngoại thấy mắt bà rưng rưng, chợt đỏ hoe như có gì bay vào. Trước ngõ tiếng còi xe inh ỏi ngoại xoa đầu cố cười, nhặt cái kính lá dừa chìa vào bàn tay tôi. Tôi biết từ nay không còn ở đây nữa, tôi xa quê hương tôi quê ngoại thật rồi.

Từ đó hơn hai mươi năm đến giờ mới trở lại, cũng con đường này cũng những vị trí này, nhưng sao chẳng còn trong hồi ức ấu thơ. Nó đổi lại là những căn nhà khang trang, những hàng cây của thuở ấy biến mất từ bao giờ. Tôi như người xa lạ, đứng nơi này nhìn quanh mà hồi tưởng. Mái nhà tranh của ngoại còn in đậm trong trí nhớ của tôi, bên trái là cây me tán xòe to như chiếc ô che bóng, dưới gốc có cây rơm bên cạnh cái lu và bụi tre cao vút, nơi buột vài con trâu miệng nhai rơm không ngừng. Đúng là đây, chẳng thể nào nhầm lẫn đi đâu được, với những buổi trưa ngồi nghe bà kể chuyện, cho đến tận bây giờ cái chất giọng ấy còn trầm ấm, đưa tôi vào cơn say. Nhưng nay sao khác lạ! Mọi thứ đâu mất rồi?

Ngày tôi theo ba má qua tận xứ trời Tây. Thằng Tửng con dì Hà nó cứ đứng đăm chiêu một mình bên cây ổi. Tôi bước lên xe nó chạy ra kêu réo. Hôm ấy nó bỏ không xem phim Tây Du Ký nữa, đó là bộ phim nó cực kỳ mê trưa nào nó cũng dán mắt vào chiếc tivi trắng đen nhỏ xíu. Nó thần tượng nhân vật Tôn Ngộ Không tới nỗi, đi đâu cũng mang cái mặt nạ lên gương mặt và tự nhận mình có bảy mươi hai phép thần thông biến hóa. Nó vui tính lắm dù cho làm bất cứ chuyện gì, cái miệng vẫn luôn cười hề hề giống hệt Tôn Ngộ Không. Thế mà lúc tôi đi trông cái mặt của nó rất tội nghiệp, nó cầm trái ổi rồi lặng lẽ nhìn theo chiếc xe đang xa dần. Trái ổi ấy nó chưa kịp cho tôi.

Nhà nó ở đối diện với nhà ngoại. Tôi với nó hai thằng ranh lì nhất cái xóm này. Nó ghét tôi vô cùng vì thường xuyên lén vào nhà nó mà đi ăn trộm ổi, và những lần chơi bắn bi, chơi đá dép cùng nhau nó đều thua tôi sạch. Ấy vậy mà nó cứ đi theo rủ chơi cho bằng được.

Lần này tôi trở về quê ngoại. Người ta rời bỏ quê hương là để tìm nơi mới thích hợp hơn cái mà họ luôn tin rằng nơi đó sẽ cân bằng được cuộc sống hiện tại, vì ở đời có câu "đất lành chim đậu", nhưng sao đối với tôi chẳng nơi đâu đất lành bằng chính nơi chào đời. Tôi mang bên mình một dáng quê hương đã mấy chục năm nay giữa trời Tây xa lạ. Nỗi nhớ nhung tha thiết, tiếng cười nói chúng bạn cứ vọng đều trong mơ của những ngày ấu thơ, rồi mong ngày không xa sẽ sớm quay trở về. Ngày ấy là bây giờ, ngày ấy chẳng còn là một giấc mơ mà nó là sự thật, tôi đang đặt chân trên mảnh đất đầu đời như đã vừa ướm lại, những dấu chân của thuở ấy in dưới đường cát quê.

Ngoại giờ đã không còn nữa. Tôi còn nhớ những khi tôi bị bệnh dù chỉ là những căn bệnh thông thường, thế mà bà cứ xem như đang bệnh nặng lắm, một ngày hỏi mẹ cha không biết bao nhiêu lần "thằng Chuột sao rồi nó đã hết bệnh chưa". Nhớ cái dáng ngoại bên bếp lửa cháy hồng, bà kể đủ thứ chuyện bên cái nồi khoai lang, tôi nằm gối đầu lên đùi mà say sưa nghe kể về những cây gòn đã có từ bao giờ, bàn tay bà cầm quạt gió lùa hiu hiu về, hòa với câu chuyện kể tôi lim dim đi vào giấc ngủ, trong giấc mơ trắng xóa những bông gòn.

Hai tiếng quê hương ôi sao thiêng liêng tới vô cùng. Nó luôn nhắc nhở trong từng nỗi nhớ với lời thì thầm mang nặng trên mỗi bước hành trang "ra đi là để quay trở về". Quê ngoại, có những hàng dừa xanh biếc ngày nắng ả nghiêng ngắm mình dưới con nước hồn quê, cái tàu lá như dáng mẹ che hồn tôi mát rượi. Quả nước ngọt mát lạnh với tiếng mẹ ru con. Con sông đã mấy đời, tiếng sóng vỗ như trái tim đập của người tha hương, dòng nước êm ái như máu chảy trong người, tiếng cười lẫn giọng nói, nào có thể lạc đi đâu được từ cái gốc cội nguồn.

Thương sao, tiếng cọt kẹt bên cánh võng, câu "ầu ơ ví dầu cầu ván đóng đinh" ai ru mà nghe nức nở thấy lòng mình trở về thằng Chuột của ngày ấy, làm tôi xuyến xao thấy thương yêu quê ngoại đến vô bờ. Dù có đi đâu đến tận phương trời nào thì con người chỉ là một thể xác, nhưng quê hương nó lại là cái hồn. Chẳng có con người nào tồn tại khi thiếu đi linh hồn.

© Quang Nguyễn - blogradio.vn

Mời xem thêm chương trình:

Về nhà đi con! | Family Radio

Quang Nguyễn

Người kể chuyện

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Bạn đón bình minh như thế nào?

Bạn đón bình minh như thế nào?

Cô ngồi sau xe anh, bàn tay siết nhẹ vào áo khoác. Hơi ấm từ chiếc áo lan tỏa, không chỉ xua tan cái lạnh của cơn mưa mà còn khiến trái tim cô rung lên một nhịp lạ lẫm.

Lỡ một nhịp thương

Lỡ một nhịp thương

Người con trai từng ôm cô mỗi đêm, từng hứa sẽ không bao giờ buông tay, giờ đây lại là người tàn nhẫn đẩy cô xuống vực sâu nhất. Anh ấy đã từng bảo rằng giúp cô nhặt tình mảnh vỡ của con tim. Thật nực cười, khi chính anh ta lại là người khiến nó tan nát thành từng mảnh vỡ, hết lần này tới lần khác.

Bốn mùa và em!

Bốn mùa và em!

Một cánh én liệng Bẻ cong vành trời Một cơn mưa ướt Khóc ngày chia phôi

3 tư duy khiến phụ nữ âm thầm nghèo đi từng ngày: Càng tiếc tiền, càng chẳng bao giờ giàu

3 tư duy khiến phụ nữ âm thầm nghèo đi từng ngày: Càng tiếc tiền, càng chẳng bao giờ giàu

Mặc dù đọc rất nhiều bài về tiết kiệm, lối sống tối giản, cách chi tiêu thông minh nhưng càng đọc, tôi càng nhận ra: Chỉ biết tiết kiệm từng đồng không khiến chúng ta giàu lên. Trái lại, có những tư duy sai lệch âm thầm "rút cạn" túi tiền của phụ nữ, khiến họ suốt đời mắc kẹt trong nỗi lo tài chính.

Chỉ là quá khứ mà thôi

Chỉ là quá khứ mà thôi

Đôi khi, chia tay không phải là kết thúc mà nó là khởi đầu cho cuộc tìm kiếm hạnh phúc thật sự của bản thân bạn. Có thể bạn sẽ phải đau khổ trong một thời gian nhưng nỗi đau rồi sẽ vơi đi nếu bạn chấp nhận nó.

Tiếng thở dài

Tiếng thở dài

Cứ mỗi độ tháng tư sang lại chạnh lòng nhớ anh hai! Nhớ luôn những anh trai làng đã ra đi không bao giờ trở lại, khác với lời hứa hẹn khi đất nước hòa bình sẽ trở về như trong thư đã viết. Bây giờ đã hòa bình thế bóng dáng các anh đâu khi quê hương vẫn đợi! Cha Mẹ già còn chờ trông?

Tôi bén duyên cửa Phật nhờ có bà

Tôi bén duyên cửa Phật nhờ có bà

Tuổi thơ tôi có “thâm niên” chăn bò đến gần cả 10 năm. Và trong khoảng thời gian “dằng dặc” ấy, dẫu ngày nắng hay mưa, đông hay hè,… có khi chỉ thoáng chốc, có khi nguyên cả buổi chiều, chẳng ngày nào, tôi không có mặt ở bên bà.

30! Có quá già để bắt đầu lại từ đầu?

30! Có quá già để bắt đầu lại từ đầu?

Đối với chúng ta, những con người bình thường, sinh ra trong một gia đình bình thường thì học chính là con đường nhanh nhất, dễ đi nhất để chúng ta thay đổi số phận.

Đi qua bao đau thương - hạnh phúc mãi chung đường

Đi qua bao đau thương - hạnh phúc mãi chung đường

Thì ra, ranh giới giữa tình yêu không nằm ở giàu nghèo, không nằm ở danh phận hay định kiến. Mà nằm ở việc chúng ta có đủ yêu thương để bước tiếp cùng nhau, có đủ dũng cảm để không buông tay—dù là trong những ngày nắng đẹp hay giữa cơn bão tố cuộc đời.

Yêu lành - Học cách buông bỏ trước khi biết thế nào là tình yêu

Yêu lành - Học cách buông bỏ trước khi biết thế nào là tình yêu

Trong cuốn sách này, Tiến sĩ Charlotte Kasl đã kết hợp những kiến thức tinh hoa giữa triết lý Phật giáo và tâm lý học phương Tây để cung cấp cho độc giả một “hướng dẫn sử dụng” tình yêu tập trung vào sự chân thành và chánh niệm.

back to top