Phát thanh xúc cảm của bạn !

Những kỉ niệm vô giá từ chiếc máy ảnh

2022-11-18 01:15

Tác giả: Quang Nguyễn


blogradio.vn - Hoài Anh mở ra, chẳng thấy cái tài sản nào quý giá ngoài chiếc máy ảnh đã cũ và những tấm hình được chụp từ chính chiếc máy ảnh này. Cả hai vợ chồng đều nhận ra nó, vì mỗi lần đi du lịch cả hai vợ chồng đều vui vẻ hạnh phúc có nhau ông đã chụp lại những khoảnh khắc đẹp ấy. Đó là những bức ảnh vô cùng quý giá mà cho đến bây giờ trong tâm trạng này, dù có chụp lại cũng chẳng thể nào được tươi vui như những tháng ngày ấy.

***

Reng...reng...reng…

Tiếng chuông cửa reo lên ngân dài trong không gian đầy tĩnh lặng. Trong cái sân nhà cây bàng dưới trời thu có chiếc lá rơi âm thầm theo tiếng khẽ của nguồn thời gian. Phía cuối đường từng hàng cây ngả vàng, lá rụng xuống trơ trọi khô khốc nằm xác xơ. 

Nhớ mới đầu thu, tiếng chim chật chội như khúc nhạc thánh thót gắn trên tầng cây mỗi lần đi qua ngõ. Thế mà bây giờ trước mắt bỗng im lìm vắng lặng sắp cuối thu chờ thèm khát nổi xôn xao. Xung quanh chỉ toàn nét xuống sắc điêu tàn của tín hiệu tạo hóa dần dần thay đổi, thế nhưng hòa với tâm trạng rối nhùi là những nỗi buồn luẩn quẩn mãi ở lại mà chẳng chịu trôi đi! Cảnh sắp chạm cuối thu buồn man mác cũng như cái cảm giác của Hoài Anh lúc này.

Reng… reng...reng… tiếng chuông cửa lần thứ hai lại vang lên, kèm tiếng gọi nói vọng vào trong sân

“Uyên ơi… đi ra mở cửa. Bo ơi! Ra mở cửa cho bố”.

Mãi một lúc sau một người đàn ông tuổi cao niên chống gậy từng bước đi chậm chạp khó khăn ra cái cổng rào lấy chìa khóa để mở. Hoài Anh cáu gắt nhìn theo cái dáng đi của ông trong sự nôn nóng đứng ngồi không yên của đôi chân chính mình.

“Con dâu và cháu nội đi đâu hết rồi mà bố lại đây ra mở cửa?’.

“Chúng nó đang nghỉ trưa. Tôi đang đọc báo trong nhà nghe tiếng gọi của anh tôi mới lật đật đi ra. Mà anh quan tâm làm gì ai mở cửa, ở trong nhà này thì mỗi thành viên ai cũng có phần trách nhiệm như nhau. Đâu phải vợ con anh làm nhiệm vụ trực giữ mở cửa cho anh ra về mỗi ngày”.

Hoài Anh im lặng không nói một lời nào vì biết cái tính của bố nói thật nhiều mà bất cứ cái nào cũng nguyên tắc trong đó. Anh vội vàng lái xe đi vô nhà. Quăng chiếc cặp lên bàn rồi ngồi thở dài như có một sự mỏi mệt đang hiện diện trong người. Nhìn xuống bàn những tờ báo nằm ngổn ngang và mấy tài liệu nghiên cứu về các mặt hàng kinh doanh mà anh đang sản xuất. 

phu-nu-neu-muon-hanh-phuc

Càng nhìn thấy nó, nỗi thất vọng tràn trề cho công việc làm ăn của chính mình mỗi ngày bị tụt dốc mà chẳng hề tiến xa. Là tuổi trẻ với lòng khát khao đang cháy bỏng nhiệt huyết, chỉ muốn thắng lớn dù trong bất kể lĩnh vực nào. Họ cho rằng thất bại chính là điều tồi tệ, nói lên cái năng lực vô dụng và sự kém cỏi yếu đuối, khác với những người đi trước đã dày dặn kinh nghiệm cho đó là bài học để ghi nhớ nhằm tiến bước về sau. 

Càng nghĩ càng thấy ấm ức chẳng thể nào mà để bản thân mình lại thua những người bạn trang lứa, họ đã quá thành công thậm chí có nhiều đối tác ở nước ngoài mỗi ngày một đông thêm. Chưa nói đến bố anh người đã thành công quá lẫy lừng trong việc chèo lái công ty phát triển đến bây giờ, nhưng khi tới lúc anh kế thừa thì mọi việc đi trái ngược lại với kỳ vọng của ông. Anh bực tức vò nát tờ tài liệu ném xuống nền nhà rồi hét lên.

“Cô Uyên đâu, mau đi ra pha trà cho tôi uống, giờ này giờ nào mà cô còn ngủ. Cô không thấy tôi về rồi đây sao?”.

Chẳng có tiếng ai trả lời giữa không gian lặng thinh trong căn nhà biệt thự, chỉ có tiếng tích tắc của chiếc đồ treo tường đang đo đếm thời gian.

“Anh làm gì mà la lối lên như cháy nhà mà gọi làng nước ra thế?’.

Bố anh khập khà khập khiễng bước lên cầu thang rồi lặng lẽ đi vào.

“Con gọi con dâu của bố. Chẳng biết cô ấy làm cái gì mà tối ngày chỉ biết ăn rồi lăn đùng ra nằm ngủ. Con về mà trong bình không có một giọt trà nào để uống cho khuây khỏa”.

“Anh này nói chuyện hay nhỉ. Anh muốn uống trà thì tự đi mà nấu! Anh có tay có chân kia mà”.

“Bố dạy dâu con như thế này là không được rồi. Cô ấy bây giờ chẳng xem chồng con ra gì nữa cả”.

trái-tim-tan-vỡ

“Ối giời ơi. Tôi dạy như thế nào có cần anh phải dạy ngược lại tôi không? Cái việc của anh ra làm sao thì anh tự mình mà xử lý, tại sao lại mang sự tức giận của cá nhân về nhà mà áp đặt lên vợ con. Tôi có dạy anh như thế bao giờ”.

“Bố không hiểu đâu. Từ lúc công ty thua lỗ cho đến nay thái độ cư xử của cô ấy vừa khinh thường vừa xa lánh con không thể nào mà chấp nhận như thế được”.

“Này anh. Tôi nói cho mà biết nhé. Anh có xem lại bản chất con người của anh hay chưa? Tôi chẳng bao giờ bênh vực con dâu nhưng thái độ của anh thì chẳng ra làm sao cả. Việc làm ăn thua lỗ là của cá nhân anh, nó hoàn toàn không liên quan đến bất cứ một ai trên đời này. Quyền quyết định là từ ở anh kia mà, nếu có lỗi thì có là lỗi của anh, làm mặt to mặt nhỏ với người khác là như thế nào. Mà tôi cũng nói luôn nhé, với cái tính cách của anh thì vĩnh viễn không bao giờ thành công trong sự nghiệp kinh doanh được. Tôi dám cam đoan như vậy”.

“Bố đã về hưu và thừa kế cho con đảm nhiệm. Tại sao bây giờ bố lại trách con”.

“Tôi không trách anh. Nhưng kinh doanh là phải biết nắm bắt thị trường, biết kiên trì và nhẫn nại đức tính và quan trọng là phải luôn luôn học hỏi để tiếp tục phấn đấu. Và điều quan trọng là phải biết lắng nghe ý kiến của khách hàng để từ đó mà hoàn thiện sản phẩm ngày tốt hơn. Hãy mang đến những gì tốt nhất cho khách hàng. Đừng vì cái danh tiếng hão huyền và những cái lợi vặt ở trước mắt”.

“Bố không hiểu được đâu. Vì con đang theo chiều hướng kinh doanh theo lối công nghệ hiện đại”.

“Nói như anh là mấy chục năm nay tôi làm theo lối lạc hậu cổ hủ hở. Anh hãy biết nhận lỗi và tự mình khắc phục sửa đổi. Một lần thất bại là một bài học ghi nhớ, chẳng ai bước ra kinh doanh mà thắng mãi bao giờ. Thay vì bực tức trút giận lên người khác thì hãy nghiên cứu tìm hướng giải thoát đừng để cho công ty bước lên bờ vực phá sản ở ngay phía trước”.

“Con có lối kinh doanh của riêng con, bố đừng nghĩ ngợi đến làm gì. Rồi đâu sẽ vào đấy thôi”.

khi-em-thoi-khong-phien-anh-nghia-la-tinh-yeu-da-het-758x518

Anh lấy chiếc cặp bước vào phòng riêng và đóng cửa khóa kín lại. Chỉ còn một mình ông ngồi đó lắc đầu thở dài trong sự ngán ngẩm chán chường. Ngày xưa ông từ miền bắc vào nam lập ra công ty chỉ với hai bàn tay trắng, một tay gây dựng sự nghiệp vững vàng lớn mạnh cho tới tận bây giờ. Biết bao nhiêu sóng gió, cay đắng và những lần thất bại nhưng nó vẫn tồn tại và phát triển như cây non theo năm tháng trưởng thành. Thế mà bây giờ con ông đã có quá đầy đủ từ những gì ông đã lót sẵn chỉ một mạch mà bước đi trên đoạn đường thẳng tiến đến thành công, vậy mà cũng loạng quạng khập khiễng chẳng khác gì cái chứng bệnh xương khớp lẫn tuổi già của ông như hiện tại bây giờ.

Hoài Anh đã ba mươi sáu tuổi đời, lấy vợ được mười năm và đã có với Uyên một cậu con trai vừa tròn chín tuổi. Ông cũng định sẵn tương lai cho người con độc nhất của mình, cho học cái ngành quản trị kinh doanh, rồi đưa sang trời tây tiếp tục học nhằm tiếp thu tư duy của nền hiện đại văn minh với mong muốn được mở rộng tầm mắt và hơn hẳn so với người khác, trước khi trở về để kế thừa sản nghiệp của gia đình. 

Uyên vẫn là cô bác sĩ được sinh ra từ một gia đình khá giả. Vốn là một người theo ngành y chẳng hề biết gì đến cái việc kinh doanh, nên hai vợ chồng khó có thể hòa hợp chia sẻ to nhỏ trong công việc mình đang làm, nếu có thì cũng chỉ rất ít ở tầm một góc độ nào đó được sự cho phép theo lối hiểu biết của cá nhân mỗi người. 

Từ lúc Hoài Anh thay bố tiếp quản ở công ty, chuyện kinh doanh càng lúc càng đi xuống thậm tệ. Hai vợ chồng thường xảy ra biến cố mâu thuẫn xuất phát cũng từ đây. Đã có nhiều lần hai vợ chồng cãi nhau rất quyết liệt và những lần như thế đều có sự can ngăn khuyên nhủ và răn dạy từ ông.

Người bố già hốc hác suy tư, gương mặt đầy nét trầm sức khỏe mỗi ngày một kém đi. Không phải là ông buồn vì công ty sắp bên bờ vực chuẩn bị phá sản! Mặc dù đó là tâm huyết, công sức mà ông đã bỏ ra hết một đời tuổi trẻ để gây dựng có được. Mà buồn vì chính nó đã can thiệp vào hạnh phúc của con ông. Nó làm xáo trộn tình cảm rạn nứt, chuyện lục đục trong nhà cứ xảy ra mải miết.

mua-roi-cho-em-nho-anh-duoc-khong-758x545

Ông ngồi đăm chiêu, những tàn thuốc cháy dở đã đầy trong cái gạt. Một trời thu buồn cũng ảm đạm hiu hắt trước mắt ông. Hoài Anh trở ra, xách cặp, phóng xe lên công ty. Ông lắc đầu thở dài và tự suy nghĩ rằng “cái tuổi trẻ thời nay, thật khác xa với tuổi trẻ ông ngày ấy”. Đành rằng họ có đam mê, với khát vọng dâng trào, nhưng khát vọng và tham vọng là hai điều khác biệt. Bất cứ trong cuộc chiến nào cũng có thắng và thua, nó hiển nhiên như chân lý của cuộc đời mà chẳng ai có thể thắng mãi được. 

Thất bại là ông ngoại của thành công, chính bản thân ông cũng đã từng thất bại chẳng biết bao nhiêu lần. Ngày ấy vợ chồng con trai ông hạnh phúc và yêu thương nhau lắm, thằng Bo cháu nội sinh ra đời, nó như một động lực níu giữ tình cảm mỗi khi hai vợ chồng giận nhau. Ấy vậy mà bây giờ hình như chẳng còn tác dụng nào nữa, ai cũng muốn chia rời vì những chuyện chẳng đâu. Vợ ông mất khi Hoài Anh đã mười chín tuổi, vì phận gà trống nuôi con nên ông hiểu được giá trị của hạnh phúc nó to lớn chừng nào.

Chiều đó Hoài Anh chẳng trở về ăn cơm. Cả ngày nay Uyên không khỏe cứ nằm mãi trong phòng. Đến giờ cơm cô vẫn phải dậy nấu nướng và chuẩn bị mâm bát, gọi điện thoại Hoài Anh không nghe máy, đã quá giờ cả ba cùng ăn trước rồi chừa phần cho Hoài Anh. 

Từ lúc vợ chồng con xảy ra mâu thuẫn dường như buổi cơm của gia đình luôn bị lạt vị trong cái miệng của ông. Cứ nhắm mắt mà nuốt trôi để no bụng chẳng cần thưởng thức hương vị như đã từng trước đây. Đêm đó Hoài Anh trở về, tiếng reng...reng… kêu cửa ầm ĩ ở trước cổng. Uyên đi ra mở, vừa ló dạng đã nhận ngay những câu trách mắng đầy vô cớ từ người chồng ở ngoài.

“Cô bị điếc tai rồi hả? Tại sao tôi bấm chuông đến bao nhiêu lần mà giờ cô mới chịu ra. Định nhốt tôi ở ngoài này luôn à”.

“Tôi còn phải dọn dẹp rửa chén bát, và còn phải trông giữ con. Anh nghĩ tôi có phép thần thông biến hóa chắc”. 

Uyên cũng cáu gắt trả lời.

mot-cau-xin-loi-

Hoài Anh chẳng nói năng gì tức giận lái xe một mạch trở vô nhà. Anh ngồi xuống trong sự tức tối dâng trào. Thấy Uyên chẳng để ý hay hỏi han gì đến, những điều ấy anh cho rằng vô tâm nó khiến anh bực hơn.

“Sao cô không chờ tôi trở về rồi cùng ăn?’..

“Anh nói chuyện mà không chịu suy nghĩ, anh đi đến nửa đêm mới về. Ai nhịn đói để chờ anh về giờ đó mà ăn với uống”.

“Cô quá lắm rồi, cô leo lên đầu tôi mà ngồi”.

“Cơm tôi đã có chừa sẵn, anh ăn thì tôi dọn ra, còn không thì thôi. Tôi chẳng có lầm lỗi gì với anh, vì thế đừng bao giờ to tiếng với tôi trước những người xung quanh. Tôi có uy tín danh dự của tôi kia mà”.

“Cô làm vợ, làm dâu theo cái kiểu trả treo như thế đấy ư. Tôi chẳng hiểu vì sao mà lại đi lấy cô về làm vợ”.

“Thế thì bây giờ ly hôn cũng chưa muộn. Tôi cũng chán cái cảnh bị bắt nạt lắm rồi”.

“Cô tưởng tôi cần cô chắc. Được, cô cứ viết đơn tôi sẽ ký rồi cùng nhau ra tòa”.

“Trước khi viết đơn tôi cũng xin nói rõ, tôi bắt con và chia đôi tài sản”.

Ông từ phía sau đi tới với gương mặt buồn vì đã nghe hết những lời cãi vã. Ông ngồi xuống ghế thở dài rồi mắng con của mình.

“Mỗi lúc anh về thì cái nhà này lại xảy ra chuyện, tôi có cho anh ăn học đàng hoàng mà sao anh cư xử với gia đình như một kẻ cô đồ thế. Đừng nói gì là những người ngoài”.

“Bố! Nhưng…” 

Hoài Anh chưa kịp nói hết câu.

“Anh im ngay lại cho tôi. Anh không hề biết lỗi và nhận lỗi với người khác”.

Ông trầm ngâm một lát rồi tiếp tục nói.

“Hóa ra là tất cả chỉ vì tiền. Anh kinh doanh cũng vì muốn có tiền. Còn chị đã làm dâu bao nhiêu năm, nhưng muốn kết thúc thì chỉ nhắc tới tiền. Anh chị muốn ly hôn tôi không cản. Đúng vậy, tôi có để tài sản lại cho anh chị! Một tài sản rất lớn, một tài sản rất đồ sộ. Một tài sản mà anh chị luôn luôn thiếu. Tôi sẽ mang ra chia đều cho anh chị ngay”.

phu-nu-tren-20-tuoi-

Ông bước đi vào nơi phòng riêng, hai vợ chồng ở ngoài vẫn còn tiếp tục cãi nhau. Ông gọi thằng Bo ra và mang chiếc hộp dắt nó đi xuống.

“Tài sản anh chị là ở đây. Trước khi chia tài sản tôi muốn anh chị cam kết với tôi lời cuối cùng. Tôi hỏi chị : có phải tài sản là luôn chia đôi đúng không”?

Uyên ấp úng suy nghĩ một lát rồi vội vàng trả lời.

“Dạ đúng rồi thưa bố”.

“Vẫn là câu hỏi đó, tôi hỏi anh”?

“Dạ vâng ạ, đúng là như thế đấy bố”.

“Được lắm. Tài sản thứ nhất tôi muốn anh chị chia là thằng cu Bo! Không ai được quyền lấy trọn mà phải chia đôi. Nếu anh chị không chia được thì khỏi ly hôn mà phải tiếp tục sống bên nhau. Tài sản thứ hai, rất quý giá nằm trong chiếc hộp này anh chị tự mở ra mà xem”.

Hoài Anh mở ra, chẳng thấy cái tài sản nào quý giá ngoài chiếc máy ảnh đã cũ và những tấm hình được chụp từ chính chiếc máy ảnh này. Cả hai vợ chồng đều nhận ra nó, vì mỗi lần đi du lịch cả hai vợ chồng đều vui vẻ hạnh phúc có nhau ông đã chụp lại những khoảnh khắc đẹp ấy. Từ nụ cười thật tươi trong từng bức ảnh, những cái ôm, những nụ hôn thật mặn nồng thiết tha, trên gương mặt của đôi vợ chồng trẻ chẳng có nỗi buồn nào. Đó là khoảng thời gian êm ái ngọt ngào nhất trong đời. Đó là những bức ảnh vô cùng quý giá mà cho đến bây giờ trong tâm trạng này, dù có chụp lại cũng chẳng thể nào được tươi vui như những tháng ngày ấy. 

em_14

Hai vợ chồng rưng rưng ngắm nghía lại từng bức ảnh, họ xốn xang vì nhận ra ngày xưa mình đã từng hạnh phúc như thế. Sao bây giờ mình lại trở thành thế này. Khoảnh khắc ấy chẳng phải nó là thứ vô cùng quý giá mà chẳng có tiền bạc để mua được hay sao? 

Uyên rưng rưng nước mắt, ngả đầu vào vai của Hoài Anh. Thằng cu Bo nó nắm lấy đôi bàn tay của bố mẹ, nó chỉ vào tấm hình và nói những lời thật xuýt xoa “Bố ơi, mẹ ơi. Cả nhà mình chụp ở bãi biển nè, lúc đó vui lắm. Con muốn bố mẹ đưa con đi tắm biển, rồi bắt ông nội chụp hình giống như tấm này nè”. Câu nói của nó khiến Uyên và cả Hoài Anh phải nhìn nhận lại chính mình. Ông tiếp lời.

“Tiền bạc đối với anh chị nó quan trọng lắm hay sao. Bây giờ nó có mua được những thứ này không? Đó là tài sản của anh chị đấy! Anh chị chia đi! Tại sao không chia mà đứng đó khóc lóc. Trên đời này không có bất cứ cái gì mà quý giá hơn cái tình cảm của gia đình. Sự nghiệp mất vì phá sản có thể gây dựng lại từ đầu, nhưng tình cảm hạnh phúc mất thì tìm lại bằng cách nào đây? Anh chị trả lời cho tôi nghe xem”.

nam-tay-nhau-trong-hoang-hon

Ông gục đầu xuống nhìn về chiếc máy ảnh rồi chậm rãi từng câu.

“Chính nó… chính nó… đã lưu lại những khoảnh khắc cho anh chị đấy. Nó đã quá cũ kỹ, nhưng tôi vẫn quý và giữ lại nó, như giữ lại những kỷ niệm đã âm thầm đi qua. Thế tại sao anh chị lại không chịu giữ lại hạnh phúc cho chính mình? Tại sao chỉ biết cái mâu thuẫn ở ngay trước mắt mà không chịu nhìn về những ngày tháng ấy anh chị đã từng hạnh phúc đến như vậy".

Hoài Anh nói khẽ khàng cùng ông.

“Con xin lỗi. Thưa bố! Có lẽ trong thời gian qua do gánh nặng công việc nên con đã có quá nhiều áp lực. Đã đến lúc con muốn thư giãn cho tinh thần nhẹ nhõm, bằng cách đưa vợ con và cả bố cùng nhau đi du lịch, những nơi mà ngày xưa mình đã từng đi”.

Uyên vẫn còn tựa đầu vào vai của chồng. Cô vội vàng lau nước mắt bước đến nắm lấy tay ông.

“Dạ đúng rồi đó cha. Cả nhà ta đi du lịch cùng nhau cha nhé”.

Ông nở nụ cười gật đầu rồi nhìn ra cửa sổ. Ngoài kia ánh trăng sáng lắm, sáng như tâm trạng của cả nhà bây giờ. Đã sắp tới trung thu rồi, vậy là thằng cu Bo lại có đèn có bánh và được bố mẹ đưa đi chơi như những năm đã qua.

© Quang Nguyễn - blogradio.vn                                 

Xem thêm: Miệng cười nhưng không thể giấu nỗi buồn trong ánh mắt | Radio Tình yêu

Quang Nguyễn

Người kể chuyện

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Hoa anh đào nở dưới đôi mắt của em

Hoa anh đào nở dưới đôi mắt của em

Em cười, và nụ cười của em như ánh nắng xuyên qua những cánh hoa, khiến cả thế giới xung quanh bỗng chốc bừng sáng. Tôi nhớ như in hình ảnh em đứng dưới cây anh đào, mái tóc bay trong gió, đôi mắt sáng rực như những cánh hoa hồng thắm.

Lá thư gửi đến thiên đường

Lá thư gửi đến thiên đường

Đến bây giờ, khi nói về bà đó chỉ còn là kí ức, là kỉ niệm, là những khoảnh khắc chợt hiện về trong chớp mắt, rồi lại đi trong vấn vương, để lại bao nhung nhớ trong tâm hồn. Cuộc sống không thể quay ngược trở lại, hoài niệm cũng chỉ là hoài niệm, thứ người ta cất giấu bên trong là những khắc khoải, suy tư.

Đắng cay

Đắng cay

Anh vẫn biết dẫu tình là hoa chớm nở Thì em ơi những giọt vị ân tình Em vẫn sẽ yêu anh nhiều chứ Và lòng này sẽ vẫn là ái ân

Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi

Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi

Nhiều người cảm thấy bị tổn thương, thấy mình không có giá trị khi không ai quan tâm đến mình và nghĩ rằng mình bị bỏ rơi. Vì thế, bạn cần học cách vượt qua giây phút ngờ vực và cần biết trân trọng giá trị của bản thân. Sau đây là những cách giúp bạn vượt qua cảm giác này.

Đơn phương yêu một người

Đơn phương yêu một người

Lắm lúc tôi tự hỏi vì sao chúng ta lại chọn một kết cục buồn đến thế, hoang hoải đến thế. Nhưng cuộc sống này chính là như vậy, có những nỗi nhớ mãi không nói thành lời, có những lời thầm kín suýt chút nữa đã được bày tỏ nhưng cuối cùng chỉ đành giấu nhẹm sau tất thảy.

Điều gì đợi chúng ta sau cánh cửa cuộc đời?

Điều gì đợi chúng ta sau cánh cửa cuộc đời?

Giống như một chiếc lá rụng xuống để làm chất dinh dưỡng cho đất, để từ đó những mầm non mới nảy mầm. Phải chăng cái chết chỉ là một sự chuyển hóa từ dạng sống này sang dạng sống khác?

Câu chuyện về một nhà thơ…!

Câu chuyện về một nhà thơ…!

Tâm hồn của hắn, cũng xô bồ và phức tạp như những bài thơ mà hắn viết vậy! Có lúc hắn vui vẻ hồn nhiên, vô tư lạc quan yêu đời. cũng có lúc hắn trầm ngâm và suy tư về một điều gì đó xa vời.

Vì anh còn thương em

Vì anh còn thương em

Tất cả khiến anh lặng người, thơ thẩn vì mải mê đắm chìm trong quá khứ, trong nụ cười, ánh mắt em. Anh không muốn trở về với thực tại tàn khốc rằng chuyện tình mình đã kết thúc tự bao giờ, rằng anh đã mất em thật rồi.

Ai là bạn trong cuộc đời?

Ai là bạn trong cuộc đời?

Hãy để những ước mơ dẫn dắt bạn, vì chúng sẽ giúp bạn tìm thấy ý nghĩa trong cuộc sống và cung cấp động lực để bạn tiếp tục tiến bước.

Ánh nắng chiếu

Ánh nắng chiếu

Anh nhớ em một ngày cuối hạ Cho tình yêu gọi giấc mơ về Anh nhớ em một tình yêu lạ Mà sao lòng anh vẫn còn yêu

back to top