Những câu chuyện về gia đình khiến bạn không ngừng khóc
2017-09-23 01:35
Tác giả:

1. Tôi đi lấy chồng, lúc sinh con mẹ xuống ngủ cùng cả tháng trời. Cứ tối muộn mẹ xuống, thức cả đêm à ơi, ru cháu, sáng hôm sau rét căm căm, 5 rưỡi mẹ đã dậy giặt tã rồi mới về. Rau sạch, thịt sạch, mẹ mang xuống cho con, quần áo mẹ mua, chăn ga mẹ giặt. Ông bà ngoại quý cháu lắm nhưng luôn miệng nói: “Ở nhà, lúc nào ông bà nội cho lên mới được lên”. Bố mẹ đối xử với bên nhà chồng tôi hết sức tử tế và nhường nhịn chỉ vì mong con gái có được cuộc sống yên ổn.
2. Ngày trước đi học ở thủ đô, đón em trai xuống chơi vì muốn cho nó biết thành phố. Biết nhóc thích gà chiên, đưa đi ăn mà trong túi chỉ có 50.000 đồng. Không đủ tiền mua một cái đùi gà đành mua thịt vụn chiên với một cốc nước ngọt. Vừa thấy tủi, vừa thấy thương thằng em lại thấy mình bất tài.
3. Hồi nhỏ, bố đi làm xa, mẹ ngày nào cũng đi chợ từ sáng sớm. Sáng nào cũng phải tự mình thức dậy cho đúng giờ, dẫn em đi gửi rồi mới đi học. Trưa về không có cơm canh chờ sẵn như bạn bè, phải tự mình nhóm bếp nấu cơm, hái rau ngót ở ngoài vườn nấu canh rồi chờ 12h trưa gà đẻ trứng mới có trứng rán. Một quả trứng mà không dám ăn hết vì còn phải phần cho mẹ đi chợ về có cơm ăn luôn. Cũng đã gần 15 năm trôi qua, bây giờ nghĩ lại thấy nó giống như một “kỳ tích”. Không ngờ bản thân lại có thể mạnh mẽ vượt qua những năm tháng nghèo khó như vậy.
4. Hồi nhỏ, tôi rất thích vẽ. Tôi vẽ không được đẹp lắm nên khi đem tranh khoe với mọi người toàn bị chê. Hồi ông nội còn sống, ông thường mặc kệ mọi người chê, vẫn đem tranh vẽ con chim, ngôi nhà, đồng ruộng… của tôi đi khoe với mọi người và luôn miệng khen: “Cháu tôi vẽ đẹp lắm”. Sau đó, ông đem tranh tôi vẽ dán lên tường và ghi dòng chữ ở dưới: “Cháu Linh tặng ông nội”!

5. Ngày học đại học, tỏ tình với nhỏ bạn bị từ chối, buồn chán đến mức cắm đầu vào phim và game, bỏ cả học. Rồi một thời gian sau, thấy có lỗi với gia đình, quyết tâm gọi về cho mẹ lúc nửa đêm chỉ để nghe giọng mẹ và khóc.
6. Hồi đó còn nhỏ lắm, mẹ biết tôi thích ăn bánh tráng trộn, mua về một suất hai mẹ con cùng ăn. Vài bữa sau mẹ nhập viện nhưng ba nhất quyết giấu không cho tôi biết tình hình của mẹ. Tôi hỏi thì ba chỉ nói “Mẹ không sao”, vì vậy bữa nào tôi cũng vui vẻ đi học. Rồi ngày đó, xe bệnh viện về tới nhà, người nằm trên xe là mẹ. Tim tôi như ngừng đập, chỉ biết khóc… mẹ không còn nữa… Mẹ ơi, giây phút này, con nhớ mẹ lắm!
7. Ngoại bảo, khi nào ngoại khỏe, được bác sĩ cho về nhà, Mi mua gỏi cuốn, củ mì cho ngoại rồi đi ăn kem với ngoại nữa nha. Ngoại còn bảo với dì, gần sinh nhật Mi rồi, đợi ngoại lãnh tiền dưỡng lão rồi ngoại cho Mi làm sinh nhật. Lúc Mi bệnh, ngoại đi bộ mua thuốc về cho Mi. Lúc đó, ngoại 85 tuổi.
8. Vài năm trước, nhà chẳng khá giả. Đi học xa nhà, cứ hơi lạnh tí là bố gọi điện hỏi đủ chăn chưa, mua áo rét không bố cho tiền. Giờ mùa đông vẫn lạnh mà bố chẳng còn. Hồi đó, đi học ham vui chẳng mấy khi về nhà. Có lần giận dỗi còn chặn cả số bố, bố gọi số khác cũng không nghe. Con gái hư vậy mà bố vẫn thương.
Blog Radio sưu tầm và tổng hợp.
Phản hồi của độc giả
Xem thêm

Về để thấy tết (Phần 2)
Phải chăng, chuyến này về, suy nghĩ nó đã chín chắn? Nó đã thôi hoài nghi về những người xung quanh nó, xoay quanh ba và cả gia đình của nó. Hay chính sự xô đẩy của xã hội khiến nó trân trọng về tình cảm gia đình của mình hơn?

Tuổi lênh đênh
Con gái ở tuổi đó như con thuyền lênh đênh trên biển khơi vậy, chính nó sẽ tự định hướng cho mình sẽ đi đâu, sẽ trôi vào bến bờ nào. Mà nhiều lúc nó cứ ương bướng tự nghĩ tự quyết chứ chẳng thèm nói cho ba mẹ biết, hay nghe theo ý kiến của ba mẹ của người lớn bao giờ.

Về để thấy tết (Phần 1)
Lúc đó, nhà vẫn là nhà, nhà có Liên, có ba và em trai của nó. Giờ với nó, cái đó không được gọi là nhà. Có thể nó vẫn sẽ về, nhưng về chỉ để nấu cho má bữa cơm, rồi lại đi. Đối với Liên, còn má mới còn gia đình, còn nhà để nó quay trở về. Còn lại, không đáng.

Số cuối ngày sinh Âm lịch tiết lộ sự giàu có, ai sở hữu cả đời gặp may mắn
Mỗi số trong ngày sinh không chỉ là một ký hiệu, mà còn là một biểu tượng của năng lượng vũ trụ, ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc đời mỗi người.

Ai nói là tôi không thích cậu?
Cũng không hiểu từ khi nào, tôi bắt đầu vô thức tìm kiếm bóng hình cậu ở bất cứ đâu. Tôi tự hỏi, có phải vì tần suất cậu xuất hiện trước mặt tôi quá nhiều, hay vì một cảm xúc lạ lẫm đang dần nảy mầm mà tôi không thể diễn tả?

Bạn có nhìn thấy mình ở những năm tháng sau này
Tôi đã từng suy nghĩ rất nhiều, tưởng tượng bản thân mình của những năm về sau sẽ như thế nào, nếu vẫn duy trì nếp sống như hiện tại, có lẽ thời gian mà tâm hồn tôi héo mòn, kiệt quệ cũng sẽ không còn xa nữa.

Tuổi thơ chung lối, thanh xuân ngược hướng
Tớ không nhớ rõ mình thích anh từ bao giờ. Có thể là từ một lần anh bất ngờ đưa tay ra kéo tớ chạy dưới cơn mưa đầu hạ. Có thể là từ một lần anh lặng lẽ nhường phần quà của mình cho tớ khi tớ khóc vì bị thua trò chơi. Hoặc có thể… tớ đã thích anh từ lâu lắm rồi, chỉ là đến một ngày, tớ mới chịu thừa nhận điều đó với chính mình.

Cậu còn ở Hà Nội chứ?
Khi gió mùa đông bắc về, tôi càng cảm nhận rõ nét sự thiếu vắng của Cậu—như một nhịp điệu không còn vang lên trong bản hòa ca của cuộc sống. Hà Nội, với tất cả vẻ đẹp và nỗi nhớ, đã trở thành một phần tâm hồn tôi, nơi mà mỗi con phố, mỗi tiếng cười đều gợi nhắc về Cậu. Liệu rằng, trong những sớm mai se lạnh hay chiều hoàng hôn rực rỡ, Cậu có còn ở đây, lắng nghe những tâm tư của tôi giữa lòng thành phố này?

Những bài học sâu sắc đến từ gia đình
5 năm trôi qua, thời gian không dài cũng không ngắn nhưng đủ để tạo những bước ngoặt trong cuộc đời mỗi người. Chúng ta không chỉ có một gia đình chung mà ai cũng sẽ có, một gia đình riêng, một cuộc sống riêng.

Thế nào là tình yêu?
Tình yêu là cái gì vậy nhỉ Nghe đồn tình yêu tựa cơn ác mộng Em sợ ác mộng nên cũng chẳng muốn yêu Nhưng khi gặp anh thì sao lại khác Cơn ác mộng bỗng hoá giấc mơ xanh