Sau tất cả, bên con vẫn luôn có một gia đình
2016-10-08 01:35
Tác giả:
Đã lâu lắm rồi con mới có lại cảm giác nhớ nhà, nhớ ba má, nhớ đứa cháu bé bỏng của mình và nhớ tất cả những gì của nhà mình ba má ạ!
Có lẽ 4 năm sống ở Sài gòn là 4 năm con đã thay đổi bản thân mình nhiều nhất. Từ cô bé nhút nhát, tự ti ngày nào giờ đã có thể cởi mở, hòa đồng được với mọi người. Con còn nhớ cái ngày bước lên xe vào thành phố bon chen và nhộn nhịp này, con đã hồi hộp lo lắng rất nhiều. Đã có biết bao suy nghĩ trong con lúc đó hiện liên, con sợ, sợ phải làm quen với một môi trường mới, sợ phải tiếp xúc với nhiều người, sợ thay đổi con người mình và rồi câu nói quen thuộc “Cố lên con gái nhé!” của ba má đã như lấy lại niềm tin cho con rất nhiều.
Ngày đầu tiên sống ở một thành phố lạ, con còn nhớ ngày ấy mưa rất nặng hạt, đường phố thì lúc nào cũng đông đúc và ngập nước, con đã lạc gần 3 tiếng đồng hồ mới có thể tìm được đường về nhà để sau này khi có bản đồ bên cạnh rồi con vẫn nhận ra hầu như con đường nào ở đây cũng có dấu vết bị lạc không hồi kết của mình. Rồi những ngày tiếp theo đó là chuỗi ngày con tập tành đi làm thêm, những buổi học vừa kết thúc là lại lật đật đạp xe thật nhanh đến chỗ làm vì sợ trễ giờ. Kết thúc một tháng đầu thử việc tiền chưa kịp cầm nóng tay đã phải đóng sạch vào tiền phòng, con đã tự tạo cho mình làm quen với cách xưng hô, cách ứng xử với những tình huống không mong muốn đối với những người khiếm nhã dành cho mình.
Có những lúc bước chân về đến phòng, con mệt đến nỗi chỉ muốn nằm ườn ra không làm bất cứ gì cả, để nhắm mắt lại và ngủ một giấc thật ngon. Quả thật để một đứa chưa va chạm bên ngoài như con phải chịu áp lực từ nhiều phía quả thật rất khó khăn. Nhiều đêm, chỉ vừa nghe giọng ba hoặc má nói trong điện thoại, nước mắt con đã sẵn trực tuôn trào, một phần vì quá nhớ một phần vì tủi.
Con nhớ cái lần đầu tiên bị chủ nhà đuổi đi vì không có tiền phòng, lần đầu tiên trong người đến tờ 500đ giữ xe đi học cũng không có, lần đầu tiên được đứa bạn cũng lớp bẻ cho nửa ổ bánh mì vì thấy con nhịn đói, lần đầu tiên bị trộm vào nhà lấy đi những thứ con yêu quý, lần đầu tiên thất tình mối tình gần 5 năm…Để rồi khi nghe ba gọi điện hỏi thăm: “Vẫn ổn chứ con?” con chỉ biết òa khóc nức nở như một đứa trẻ lên ba, khóc vì nhớ nhà, khóc vì sợ, khóc vì lạc lõng và hụt hẫng giữa chốn đông người, khóc vì biết bao ấm ức con giấu bao lâu nay như được giải thoát. Không chần chừ một chút nào con đã xách ba lô bắt xe đi 16 tiếng để về nhà, để được trở về nơi con được yêu thương, được cảm thấy mình bé bỏng và an toàn nhất. Thế nhưng thời gian đã giúp con nhận ra, nếu ta không thể chấp nhận đối mặt với những khó khăn, thử thách của cuộc sống này thì con mãi mãi không bao giờ trưởng thành và khôn lớn được.
Rồi cái lần con nhận ra sự quý giá của tính mạng khi bị sốt nặng đến nổi hôn mê phải nhập viện, lúc đó con mới thấy mình thèm được sống đến mức nào. Một đứa chưa làm được gì cho đời, chưa báo hiếu được cho ba mẹ mà ra đi thì quả thật quá ấm ức, vậy nên con luôn xem những đứa nhảy cầu vì thất tình thật là ích kỉ.
Ba má biết không? Đã có nhiều lần ba má tự trách bản thân vì không giàu có như những gia đình khác, không thể cho con cuộc sống sung sướng như những đứa bạn hàng xóm, nhưng con lại cảm thấy phải cảm ơn ba má rất nhiều vì điều đó, con luôn cảm thấy tự hào về gia đình mình, vì nhờ ba má con được sống cuộc sống tự lập, tự chịu trách nhiệm với bản thân mình sớm hơn so với bạn bè. Con đã biết cách sử dụng đồng tiền, thời gian và sức khỏe một cách hợp lý, đã biết giải quyết những công việc đầy áp lực, biết nhu và cương khi cẩn thiết, biết cách yêu thương bản thân hơn, và đã biết cách hòa nhập với đám đông một cách dễ dàng nhất. Khi trải qua những năm tháng khó khăn ở đây, con nhận ra bản thân mình chai lì ra sao, suy nghĩ của mình chín chắn hơn hẳn và con yêu ba má nhiều đến thế nào. Con thầm cảm ơn ông trời để con được làm con của ba má, để con được yêu thương và được lắng nghe. Nếu được chọn lại một lần nữa con vẫn mong rằng mình sẽ mãi là đứa con giá bé bỏng của ba má.
Sau tất cả, con nhận ra đối với con trên thế giới này, điều quan trọng nhất chỉ có hai từ. Đó là: GIA ĐÌNH
© Hà Thị Tô Ly – blogradio.vn
Phản hồi của độc giả
Xem thêm
Dịu dàng trong đời (Phần 1)
Cô vì sao không buông được ngay cả chính cô cũng không biết, nếu nói là còn yêu thì cũng không phải, nếu nói là không còn yêu thì cũng không đúng. Chỉ là không thể buông, nó cứ day dứt giày xéo trái tim cô, muốn quên đi nhưng lại chẳng thể quên, muốn buông bỏ nhưng lại chẳng nỡ.
Ngôi nhà tiền kiếp
Trong giấc mơ, cô thấy mình đang ở một ngôi nhà quen thuộc với những con người quen thuộc nhưng lại không phải là những người thân hiện tại mà cô đang sống cùng. Phải chăng đây là gia đình cô, nhà của cô từ kiếp trước?
Giấc mộng và hiện thực
Bài học đầu tiên khi tôi bước chân vào xã hội rộng lớn này là ước mơ thì luôn đẹp như vậy đẹp đến nỗi ta quên đi giữa kẽ những giấc mơ đó là hiện thực tàn nhẫn ra sao.
Những điều chưa kịp nói
"Tớ không biết phải làm thế nào để nói với cậu rằng tớ thích cậu. Mỗi ngày nhìn cậu cười, nghe giọng nói của cậu, tớ thấy lòng mình vui đến lạ. Tớ muốn bảo vệ cậu, muốn ở bên cậu mãi mãi, nhưng tớ không đủ can đảm để nói ra. Tớ sợ nếu cậu biết, chúng ta sẽ không thể tiếp tục như bây giờ nữa. Vậy nên, tớ chọn cách im lặng, dõi theo cậu từ xa. Có lẽ như vậy là đủ rồi."
Cảm ơn mẹ vì tất cả
Dù mẹ tôi có thể không hoàn hảo nhưng luôn yêu thương tôi theo cách hoàn hảo nhất. Việc tôi có được tất cả những điều tốt đẹp nhất trên đời đều nhờ có mẹ.
Những kẻ mộng mơ
Anh đổ thừa cho cà phê làm anh mất ngủ, anh quy trách nhiệm cho thời tiết khó chịu khiến anh không thể chợp mắt nhưng thực lòng anh chỉ suy nghĩ về em, về những nguyên do hai ta không còn hợp, về những gì anh đã làm, đã sai.
Thanh xuân của tôi
Cảm giác nghẹn ngào dâng lên, khiến tất cả chúng tôi đều biết rằng, dù có trải qua bao nhiêu năm tháng, thì những ký ức này sẽ mãi in đậm trong trái tim.
Mây đợi ai nơi ấy
Không còn một Pha Lê áo thun trắng quần jin xanh đóng thùng hăm hở với bao nhiêu công việc xã hội, bây giờ chỉ còn một cô giáo Pha Lê dịu dàng nữ tính trong tà áo dài mỗi ngày đến lớp đến trường.
Giá như...
Hành trình của mỗi người là khác nhau, đoạn đường người ghi dấu vì thế cũng muôn vàng khác biệt. Nhành diên vĩ um tùm nhưng lại dễ gãy đổ trong gió, những cảm xúc cả buổi ban đầu có chắc gì nguyên vẹn đến mai sau.
Hồi ức chuyến tàu cuối về Sài Gòn – 1985
Tối hôm đó, Ngọc Lan trở về nhà với bao suy nghĩ. Câu hát “I don't know why, you said goodbye…” cứ vang mãi trong đầu cô. Cô cười thầm, tự hỏi liệu có phải mình đã rung động trước chàng trai tốt bụng ấy không.