Phát thanh xúc cảm của bạn !

Một lần nữa yêu? (Phần 1)

2021-12-04 01:15

Tác giả: La Cong


blogradio.vn - Em nhìn suối, nhìn phong cảnh... Tôi nhìn em. Tôi không dám đánh thức em khỏi cái không khí này, chỉ nhìn em thế thôi, khoảng một phút sau, em quay lại nhìn tôi và tặng cho tôi một nụ cười, tôi đón nhận và cười lại, rất lâu rồi tôi mới cười nụ cười này.

***

Tuổi 22, một cái tuổi của những ước mơ, hoài bão và cả những trách nhiệm. Nếu may mắn, chăm chỉ bạn có thể thăng tiến trên con đường học đại học. Nhưng tôi lại không may mắn như thế. Tôi vừa trải qua cuộc chia tay với mối tình tôi tự cho là vĩnh cửu, vừa phải đối đầu với các môn chuyên ngành, đồ án khó nhằn. Đôi lúc những áp lực đó như muốn bóp nghẹt tôi. Và tôi đã có một quyết định lớn. Tôi đã gap year một năm, bỏ nơi Sài Gòn tấp nập, ồn ào, về với núi rừng Đà Lạt tĩnh lặng, để một lần nữa được sống, được tìm lại bản thân, để một lần nữa...yêu và được yêu

Chương 1: "Trời hôm nay ấm nhỉ?!"

Vậy là đã 4 tháng kể từ khi tôi rời xa nơi thành thị tấp nập, ồn ào đến với núi rừng Đà Lạt này. Kể sơ về nơi tôi làm tình nguyện viên nhé: đây là một nông trại hữu cơ cách xa trung tâm thành phố Đà Lạt tầm 10 cây số, ở đây tôi gặp Hải cẩu (cẩu là biệt danh của nó), chị em sinh đôi Ý Lan, Ý Nhi, má Yến - Người chủ "trại" mà chúng tôi gọi cái tên thân thuộc là "má"; nơi mà tôi tìm thấy sự đồng điệu về tâm hồn với những con người này. Ở đây chúng tôi được bao ăn bao ở, đổi lại mỗi ngày chúng tôi phải làm việc, từ trồng rau đến nấu ăn, trừ ngày chủ nhật được nghỉ.

17 độ, nhiệt độ được cho là ấm của một Đà Lạt mộng mơ vào 8 giờ sáng. Hôm nay là chủ nhật, ngày nghỉ duy nhất trong tuần, tôi được "thả chuồng" để vào trung tâm thành phố ngồi quán cà phê lề đường của chị Linh - con dâu má Yến. Thường thì mỗi chủ nhật tôi đều ngồi ở đây cùng với ly bạc xỉu nóng, vài điếu thuốc và một quyển sách. 8 giờ sáng nghe có vẻ còn sớm nhưng ở đây lâu bạn sẽ thấy nó trễ đến thế nào.

"Trời hôm nay ấm nhỉ?" - Chị Linh nói với tôi.

"Dạ chắc tại trời nay ít mây đó chị" - Tôi đáp

Lâu lâu hai chị em tôi hay giao lưu vài câu như thế rồi lại ai vào việc nấy, chị làm chạy đôn chạy đáo phục vụ, còn tôi đôi lúc cũng giúp chị, nhưng đôi lúc tôi cũng lười và ngồi lì một chỗ gặm nhấm quyển sách. Đang "chill" với điếu thuốc, thì tôi thấy có một nhóm bốn người vào quán, chắc họ là một gia đình, và đương nhiên là lương tâm của tôi không để cho tôi ngồi yên, tôi dập thuốc và đứng kế xe nước. Chị Linh lại hỏi khách uống gì, còn tôi thì chờ sẵn. Đang nhìn chị Linh, tôi nhìn qua bốn vị khách, thì cô con gái trong gia đình có nhìn tôi và cười một nụ cười tỏa nắng thay lời chào (tôi nghĩ vậy) và cái gật đầu ngượng ngùng của tôi đáp lại. "Bốn ly cà phê sữa nóng Nam ơi" cái giọng đậm chất Đà Lạt của chị Linh làm tôi bừng tỉnh. Sau đó khi làm xong thì tôi mang ra cho khách, rồi về lại chỗ ngồi của tôi và tôi châm thuốc. Hút được vài hơi thì tôi nghe tiếng ho sặc sụa, nhìn qua thì chủ nhân của tiếng ho đó lại là cô gái ấy, và tôi cảm thấy thật bất lịch sự nên đã dập đi điếu thuốc... Tiếc gì đâu.

Tầm 10 giờ thì tôi chào tạm biệt chị Linh và lên xe về lại trại, tôi có ghé qua hàng thịt heo của anh Tâm "mèo" để mua giùm má Yến ít thịt để chuẩn bị đồ ăn đón những vị khách mới vào hôm nay. Tiếng dao chặt thịt "bụp bụp" tôi nghe mà "ớn sương sống" nhưng cũng đã quen rồi, vì mỗi lần mua thịt tôi đều ra sạp của anh Tâm để mua, để được giảm giá ấy mà. Anh Tâm là bạn của anh Giang - con trai má Yến nên riết rồi cũng thân với tôi.

"Hôm nay có khách mới à, mua nhiều thế" - Giọng khàn khàn của anh Tâm hỏi tôi

"Biết hay vậy trời" - Tôi đùa cợt

"Chứ mày mua nhiều thế này ai ăn cho hết" - Anh Tâm trả lời với nụ cười trên môi.

Sau đó tôi chào anh Tâm và lên xe về lại trại. Trên đường về tôi chợt nhớ lại khuôn mặt của cô gái ấy, một khuôn mặt trắng trẻo cùng với sống mũi cao, vậy mà tôi lại bất lịch sự ngồi hút thuốc làm nàng ho chứ. "Sao vậy ta?" - tôi tự hỏi, cũng lâu lắm rồi tôi không có cảm giác này. Tôi khẽ lắc đầu xua đi ý nghĩ. "Trời hôm nay ấm nhỉ?!" - Câu nói của chị Linh vụt qua đầu tôi...

Về đến trại thì tôi đưa thịt cho má, rồi về phòng thay đồ để ra vườn đào vài con giun đất để chiều đi câu cá với thằng Hải cẩu, chứ giờ thì nó còn đang ngủ khò khò. Đào được mới vài con thì má kêu tôi "Nam ơi". Tôi cầm cái hũ đựng vài "chiến lợi phẩm" đi cất ở chỗ đất khu vườn rau, và không quên cầm theo một nhánh cây dài... để xua đuổi mấy bà ngỗng hung dữ, nó hay rượt tôi lắm.

Vào đến khu sinh hoạt chung thì tôi lại nhìn thấy gia đình bốn người ấy... và cũng cô gái ấy, cô gái tôi gặp lúc nãy ở quán chị Linh, vẫn nụ cười ấy, nhưng lần này không phải là nụ cười thay lời chào nữa, cô ấy nói "Chào" với tôi. Tôi bất giác bị đơ người rồi sau đó chào ngượng ngùng lại.

"Con vào tắm rửa đi rồi ra dẫn khách đi tham quan một vòng quanh trại nha, má sẽ nấu ăn cho buổi trưa, hay con muốn nấu ăn ?"- má Yến đánh thức tôi khỏi cơn đờ đẫn

"Thôi thôi thôi" - Tôi xua tay. "Để con đi tắm" - Tôi vội vã đáp lại. Nàng cười...

Những dòng nước lạnh chảy qua người tôi, rửa đi những "rít chịt" khó chịu. Lạnh thật, nhưng đỡ hơn cái lần đầu mà tôi tắm ở đây, như một động cơ đang làm việc nóng hổi mà bất ngờ xối gàu nước mát lên, tôi run như cầy sấy. Ở đây nằm sâu trong rừng nên những máy nước nóng hay nước máy không thể nào đến được, trừ khi dùng máy nước nóng điện, nhưng má lại bảo nó nguy hiểm nên chúng tôi đành dùng nước mát lạnh từ con suối gần trại để sinh hoạt.

Tôi lấy khăn lau mình rồi soi gương chảy đầu, nhìn vào khuôn mặt của chính bản thân - tôi đã yêu thương "nó" trong suốt bốn tháng qua, để bù đắp cho những ngày tháng quên đi "nó". Lúc còn ở Sài Gòn, sau những giờ học tập, làm thêm, tối về nằm cắm mặt vào màn hình điện thoại, thật sự tìm thấy được mình khó như đi tìm xương khủng long vậy. Khi đến đây, "nơi đây", những người bạn và má Yến đã dạy tôi cách làm một "nhà khảo cổ" bản thân.

Khoác lên áo sweater xanh dương và quần jean đen mà tôi mặc lúc sáng vào (đôi lúc tôi cũng lười giặt giũ). Em vẫn ngồi nói chuyện với má Yến ở khu sinh hoạt chung.

Để tôi giải thích rõ hơn về trại. Trại gồm 4 khu chính; khu sinh hoạt chung: nhà vệ sinh, nhà bếp, các cái bàn ghế...; đến khu nơi ở của những khách du lịch: gồm 4 nhà của khách (2 người một nhà) có phòng vệ sinh, và 4 nhà của chúng tôi - tình nguyện viên không có phòng vệ sinh, mỗi người một nhà, riêng chị em Ý Lan, Ý Nhi ở một nhà vì chẳng có cách nào tách họ ra được và vẫn còn dư một nhà trống; khu đất trống, khu này nằm ở cạnh suối, chúng tôi có thể đánh cầu lông, cắm trại ở đây, giữa khu nhà ở và khu đất trống có một dãy nhà vệ sinh gồm 8 phòng, 4 phòng để tắm, và 4 phòng để đi vệ sinh; cuối cùng là khu vườn rau, chúng tôi trồng rất nhiều thứ, miễn là ăn được ở đây. Tất cả 4 khu hợp thành một vòng tròn lần lượt theo cách tôi kể, khu sinh hoạt chung nằm ở cao nhất và khu đất trống ở thấp nhất.

"Chào chị, em là Nam, chị tên gì?" - tôi lại bắt chuyện làm quen như một người máy được lập trình.

"Xưng hô mình bằng em thôi, mình tên Trân, mới 20 tuổi à" - em vội trả lời tôi bằng một giọng miền nam chính hiệu kèm theo một chút ngại vì tôi kêu bằng chị. Lần đầu tiên tôi nghe giọng em nhiều đến thể.

"Con dắt bạn đi tham quan một vòng trại mình đi, gia đình bạn mệt quá về phòng hết rồi, để chiều má tiếp"- má Yến giục tôi đi vì cũng gần đến giờ ăn trưa, sau đó má lại nhà bếp và tiếp tục công việc.

"Dạ ok, vậy em đi theo anh nhé", thường thì khách đến đây đa số nữa đều mặt đầm hay váy dài để tránh buốt chân, và tôi sẽ nhắc kẻo đi đường đất sẽ dính bẩn, nhưng lần này Trân mặc một chiếc quần jean ống rộng của nữ, và một đội converse đen cổ cao và một cái áo xẻ vai tay dài màu trắng. Tôi dẫn em đi đến từng khu, vẫn không quên luyên thuyên những lời mà tôi vẫn thường nói với những vị khách khác "à chắc bạn biết rồi đây là khu nhà ở của các bạn - khách du lịch, còn nhà của tình nguyện viên chúng tôi thì ở kia...", "chắc má Yến cũng nói với bạn về trại rồi, ở đây không có wifi cũng không có internet, và cũng không có sóng điện thoại, nếu bạn có chuyện gấp hay muốn gọi di động cho ai thì lên ngọn đồi phía sau khu sinh hoạt chung ấy, nơi đó có sóng, nhưng cũng chả mạnh lắm".

"Anh không phải người ở đây hả?", em ngắt mạch những lời nói nhàm chán của tôi

"Không, anh chỉ là tình nguyện viên thôi" - tôi ngập ngừng khoảng một giây như thoát ra sự luyên thuyên rồi trả lời.

"Thế sao anh lại kêu má Yến?", vừa đi cầu qua suối em vừa hỏi tôi. Câu hỏi này thì tôi nghe nhiều lần rồi, đôi lúc những vị khách du lịch cũng hỏi chúng tôi như thế. "Là má nuôi thôi à" - tôi trả lời. Cây cầu này là do chúng tôi tự xây bằng những tấm ván gỗ và các cây cọc được đóng thủ công xuống đáy suối. Ở đoạn này suối vẫn còn cạn, chỉ tới đầu gối tôi.

"Bên trái kia là cây cầu cũ, nhưng đó là cầu làm từ một thân cây to tròn vắt ngang suối, vì sợ vào những mùa mưa cầu trơn trượt nguy hiểm, nên bọn anh đã tự xây lên cây cầu này" - Tôi kể với vẻ mặt tự hào. Em để tay xuống suối như đo độ trong của nước rồi trả lời "Giỏi dạ" - lời khen của em làm tôi thêm tự hào.

Khi đi đến khu đất trống thì Trân dừng lại nhìn ngắm xung quanh như đang thưởng thức cái không khí không bao giờ có ở thành thị. Em nhìn suối, nhìn phong cảnh... Tôi nhìn em. Tôi không dám đánh thức em khỏi cái không khí này, chỉ nhìn em thế thôi, khoảng một phút sau, em quay lại nhìn tôi và tặng cho tôi một nụ cười, tôi đón nhận và cười lại, rất lâu rồi tôi mới cười nụ cười này.

"Tất cả số tiền em chi là để mua cái không khí này đấy, còn lại đều miễn phí" - tôi nói.

"Quá dữ quá dữ" - em trả lời một cách dễ thương.

Sau đó tôi tìm hai thanh cây dài chừng một mét, đưa cho em một thanh "Cầm đi, mới đi được qua đoạn này", em nhướng mày vẻ thắc mắc và cầm lấy, tôi và em đi xuyên qua vườn rau: xà lách xanh mướt, rau cải trời, rau càng cua, cà chua,... dâu chưa ra quả. Gần hoàn thành một vòng tròn rồi trở về khu sinh hoạt chung, như là một thử thách cuối cùng, giữa vườn rau và khu sinh hoạt chung có một bầy ngỗng, tôi sợ bọn chúng như giặc, có lần tôi bị chúng cạp đến rách quần, từ đó về sau tôi đều cầm cây khi đi qua đoạn này, như một dũng sĩ hộ tống công chúa về cung điện. Tôi đi trước "Xì xì" và quơ quơ cái cây trong khi bọn ngỗng vẫn đang "ngoạc ngoạc" và dang đôi cánh đuổi bọn tôi, em đi sau tôi nhưng nhìn em như chả có gì sợ, mà em còn cười thành tiếng. Tôi bỗng cảm thấy mình quê quê. Em cười tôi hay cười bầy ngỗng ?

Sau khi chúng tôi hoàn thành vòng tròn này, thì Trân về lại nhà để nghỉ ngơi, còn tôi thì châm điếu thuốc ngồi ở khu sinh hoạt chung cùng với Hải và chị em Ý Lan, Ý Nhi, chắc họ vừa mới thức. Tôi bất giác nhìn về phía nhà của Trân, cánh cửa đang mở, là do gió hay do em?

Hải đang nhòm nhèm đĩa xôi mè mà má Yến làm cho bữa sáng, nhưng nó nướng đến gần trưa mới ăn. Nhưng đối với nó không sao cả, nó tận 70 kí lô và sức ăn của nó cũng tỷ lệ thuận với cân nặng.

"Khách mới hả? Xinh thế" - Hải múc một muỗng xôi lên cho vào miệng rồi nhóp nhép hỏi tôi

"Ừm khách mới, tên Trân, nhỏ hơn mình một tuổi"

Hải im lặng và tiếp tục với đĩa xôi mè của mình.

"Sáng đi chơi không rủ há" - Ý Lan đang dọn thức ăn ra bàn giữa trêu tôi.

Tôi biết chắc dù tôi có rủ thì nó cũng không đi, nó chỉ trêu thôi.

"Chủ nhật tuần sau đi nè, đi không?"

Lan im lặng cười trong khi vẫn đang tiếp tục cùng với Ý Nhi và má Yến dọn thức ăn. Lần nữa lương tâm của tôi không cho phép tôi ngồi lì một chỗ như vậy. Tôi đi vào là dọn chén bát, thường thì chỉ năm chén và năm đôi đũa, nhưng lần này thì đến chín chén, chín đôi đũa và một cái muỗng cho em của Trân. Bữa trưa hôm nay có canh rau cải trời, thịt xào trứng, và không thể thiếu đặc sản nơi đây xà lách trộn và các món tráng miệng như chuối và rau

Đến tầm 11 giờ thì gia đình Trân đến khu sinh hoạt để dùng bữa trưa. Trân lúc này mặc áo phông trắng và khoác ngoài là chiếc áo bomber đen cùng với chiếc quần short. Chắc Trân cũng đã thích nghi dần với nơi này. Má Yến vội chạy ra mời gia đình Trân vào bàn.

"Cả nhà mình ăn ngon miệng nha" - Vẫn là sự nền nã mến khách của má, khiến cho ai đến đây cũng để lại lời khen.

Trong buổi ăn chúng tôi nói cười rất nhiều, gia đình Trân giới thiệu về từng người, rồi đến nhóm tình nguyện viên chúng tôi mỗi người giới thiệu về bản thân. Tôi biết được em của Trân tên là Bảo, hay ở nhà gọi là Ken mới 9 tuổi, cái tuổi còn hồn nhiên trong sáng. Còn ba mẹ Trân làm kinh doanh ở Sài Gòn. Đang là hè nên gia đình đi "trốn" khỏi thành thị xô bồ, đến với nơi núi rừng se lạnh này.

Sau khi ăn xong như bình thường thì mọi người chúng tôi đều chia công việc ra để làm, nào là dọn dẹp, rửa chén bát, cho Lúa và Gạo ăn (2 chú chó mà chúng tôi nuôi, Lúa là mẹ của Gạo). Ba của Trân thì ngồi nói chuyện với má Yến, mẹ và em Trân sau khi ăn xong thì muốn đi dạo quanh trại. Chúng tôi kéo nhau ra bàn cạnh đó ngồi chơi tán gẫu.

"Cho mình ngồi với nha" - Trân ngại ngùng đứng cạnh chúng tôi.

Ý Lan kéo Trân ngồi xuống giữa nó với Ý Nhi trên chiếc ghế dài, "Ngồi chơi ngồi chơi", tôi và Hải thì ngồi đối diện. Qua bữa cơm thì Trân đã biết hết về tên và tuổi chúng tôi. "Mọi người đều là sinh viên hết hả"

"Đúng rồi, tất cả đều còn là sinh viên, nhưng mỗi người vì mỗi lí do riêng mà quyết định gap year để đến đây" - Tôi trả lời

"Đã quá vậy, mình cũng muốn nữa, nhưng chắc gia đình không cho đâu"

"Nếu Trân thật sự muốn thì cứ xin thử thôi, một năm để đổi lấy rất nhiều thứ mà trường học không bao giờ dạy chúng ta" - Tôi cố ý nói nhỏ hơn vì tránh để ba của Trân nghe.

"Trước khi đến đây tui cũng nghĩ như Trân vậy, càng lớn càng nhiều trách nhiệm mang theo, một năm đối với mình không là bao nhiêu, nhưng đối với ba mẹ mình thì không ngắn, gia đình mình cũng không giàu nữa. Nhưng ba mẹ mình đẻ ra được mình, nên hiểu những tâm tư của mình hơn ai hết. Và mình ngồi ở đây" - Hải nói trong khi tay đang nhặt một hạt đậu phộng rang muối cho vào miệng. "Mặn quá" - nó la lên

Chúng tôi trừ Trân ra đều nhìn về phía Ý Lan. "Lại là mày"- Hải nói với khuôn mặt còn nhăn nhăn. Vẻ mặt của Trân như không hiểu chuyện gì, tôi thấy vậy.

"À Lan có biệt danh là Lan muối vì nó nấu ăn cực kì mặn, nhất là cái đậu phộng này nè, nói hoài mà không nghe, đúng là 'ăn muốn lên máu'". Chúng tôi ngồi cười thả ga vì câu đó, câu nói đó bắt nguồn từ má Yến khi mà lần đầu ăn đậu phộng rang muối của chính chủ Lan muối làm. Trân cũng cười khúc khích khi hiểu ra được cái giai thoại đó.

"Lỡ tay thôi mà" - Vẫn là cái câu chữa cháy của Lan muối mỗi khi chúng tôi nhắc đến việc này, nhưng chả lần nào nó sửa cả.

"Anh Nam biết nấu ăn không ?" -Trân quay sang hỏi tôi.

Tôi còn chơi kịp trả lời thì Hải nói, "Nó mà làm tapas thì hết sẩy".

"Đúng rồi đó" - Ý Nhi thêm vào, "Lâu quá không ăn tapas của Nam làm".

"Tapas là một món khai vị hay ăn chơi của người Tây Ban Nha, nhưng về đây được má Yến chế biến lại cho phù hợp với khẩu vị của người Việt Nam, Nam là người thừa kế duy nhất món tapas đó của má" - Ý Lan giải thích khi thấy Trân chưa hiểu tapas là món gì.

"Giỏi dạ, chiều anh làm em ăn thử đi"

"Ừm cũng được, tối buồn miệng làm ăn chơi" - Làm sao tôi từ chối được, thậm chí Trân còn là khách cơ mà.

"Ở đây không có internet, không có sóng điện thoại, cũng không có wifi, vậy mọi người giải trí bằng gì vậy?" - Trân hỏi chúng tôi câu mà dường như khách nào đến đây của hỏi.

"Vui lắm chứ, bạn ở đây lâu mới hiểu, chúng tôi có một không gian tuyệt vời để đọc sách, chiều chiều có thể ra bờ suối câu cá, lâu lâu chúng tôi cũng đi trekking dọc theo con suối ra đến đập Ankroet cắm trại một đêm" - Ý Lan nói cho đỡ quê

"Còn nhiều lắm, đan len nè, chơi cờ nè, hát hò nữa" - Tôi nói thêm

© La Cong - blogradio.vn

Mời xem thêm chương trình:

Sau những vấp ngã, mong cuộc đời sẽ dịu dàng với em | Radio Tình Yêu

 

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Hoa anh đào nở dưới đôi mắt của em

Hoa anh đào nở dưới đôi mắt của em

Em cười, và nụ cười của em như ánh nắng xuyên qua những cánh hoa, khiến cả thế giới xung quanh bỗng chốc bừng sáng. Tôi nhớ như in hình ảnh em đứng dưới cây anh đào, mái tóc bay trong gió, đôi mắt sáng rực như những cánh hoa hồng thắm.

Lá thư gửi đến thiên đường

Lá thư gửi đến thiên đường

Đến bây giờ, khi nói về bà đó chỉ còn là kí ức, là kỉ niệm, là những khoảnh khắc chợt hiện về trong chớp mắt, rồi lại đi trong vấn vương, để lại bao nhung nhớ trong tâm hồn. Cuộc sống không thể quay ngược trở lại, hoài niệm cũng chỉ là hoài niệm, thứ người ta cất giấu bên trong là những khắc khoải, suy tư.

Đắng cay

Đắng cay

Anh vẫn biết dẫu tình là hoa chớm nở Thì em ơi những giọt vị ân tình Em vẫn sẽ yêu anh nhiều chứ Và lòng này sẽ vẫn là ái ân

Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi

Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi

Nhiều người cảm thấy bị tổn thương, thấy mình không có giá trị khi không ai quan tâm đến mình và nghĩ rằng mình bị bỏ rơi. Vì thế, bạn cần học cách vượt qua giây phút ngờ vực và cần biết trân trọng giá trị của bản thân. Sau đây là những cách giúp bạn vượt qua cảm giác này.

Đơn phương yêu một người

Đơn phương yêu một người

Lắm lúc tôi tự hỏi vì sao chúng ta lại chọn một kết cục buồn đến thế, hoang hoải đến thế. Nhưng cuộc sống này chính là như vậy, có những nỗi nhớ mãi không nói thành lời, có những lời thầm kín suýt chút nữa đã được bày tỏ nhưng cuối cùng chỉ đành giấu nhẹm sau tất thảy.

Điều gì đợi chúng ta sau cánh cửa cuộc đời?

Điều gì đợi chúng ta sau cánh cửa cuộc đời?

Giống như một chiếc lá rụng xuống để làm chất dinh dưỡng cho đất, để từ đó những mầm non mới nảy mầm. Phải chăng cái chết chỉ là một sự chuyển hóa từ dạng sống này sang dạng sống khác?

Câu chuyện về một nhà thơ…!

Câu chuyện về một nhà thơ…!

Tâm hồn của hắn, cũng xô bồ và phức tạp như những bài thơ mà hắn viết vậy! Có lúc hắn vui vẻ hồn nhiên, vô tư lạc quan yêu đời. cũng có lúc hắn trầm ngâm và suy tư về một điều gì đó xa vời.

Vì anh còn thương em

Vì anh còn thương em

Tất cả khiến anh lặng người, thơ thẩn vì mải mê đắm chìm trong quá khứ, trong nụ cười, ánh mắt em. Anh không muốn trở về với thực tại tàn khốc rằng chuyện tình mình đã kết thúc tự bao giờ, rằng anh đã mất em thật rồi.

Ai là bạn trong cuộc đời?

Ai là bạn trong cuộc đời?

Hãy để những ước mơ dẫn dắt bạn, vì chúng sẽ giúp bạn tìm thấy ý nghĩa trong cuộc sống và cung cấp động lực để bạn tiếp tục tiến bước.

Ánh nắng chiếu

Ánh nắng chiếu

Anh nhớ em một ngày cuối hạ Cho tình yêu gọi giấc mơ về Anh nhớ em một tình yêu lạ Mà sao lòng anh vẫn còn yêu

back to top