Phát thanh xúc cảm của bạn !

img bài dự thi Mong một ngày nào đó, mẹ và tôi có thể thấu hiểu nhau nhiều hơn

2022-12-11 01:25

Tác giả: Lạc Lạc cô nương


blogradio.vn - Sau cùng thì mẹ vẫn là mẹ tôi. Tôi không biết tương lai sẽ ra sao, nhưng tôi vẫn hi vọng rằng một ngày nào đó, mẹ tôi cũng sẽ hiểu cho tôi và bao dung tôi hơn một chút. Mong rằng ngày một ngày nào đó, mẹ và tôi có thể thấu hiểu cho nhau nhiều hơn.

***

Mẹ tôi là một người phụ nữ kỳ lạ. Khi tôi lên ba tuổi, do một lần nghịch dại mà tôi đã bị bỏng nặng, là bỏng cấp độ hai. Mẹ tôi không đưa tôi đến bệnh viện chữa trị mà bà đã chữa lành vết bỏng của tôi ngay tại nhà. Trong ký ức non nớt của tôi lúc đó, tôi nghĩ mẹ mình là một thiên thần.

Năm tôi vào lớp một, tôi lại cho rằng, mẹ tôi là một thiên tài trong những thiên tài. Mẹ là một giáo viên và bất cứ thắc mắc gì của tôi, mẹ đều có thể giải đáp được tất cả. Thậm chí có những câu hỏi tôi đã cho rằng chẳng có ai giải đáp được ngoài mình, những câu hỏi mà tôi đã phải vắt óc cả tuần để nghĩ ra, mẹ tôi vẫn có thể trả lời được một cách rõ ràng, khiến tôi á khẩu.

Lớn hơn một chút, tôi phát hiện ra, mẹ tôi rất tự hào về mình. Ở trường, tôi luôn ganh đua với những đứa trẻ "con nhà người ta" về thành tích, học tập và cả tham gia các hoạt động ở trường. Nhưng cái cách mẹ khoe khoang tôi với người khác khiến tôi cảm thấy khó chịu.

Khi tôi vào cấp hai, có một lần tôi đã rớt một bài kiểm tra tiếng Anh nhỏ. Đó là lần đầu tiên trong đời, tôi nhìn rõ được cái cách mà mẹ thương tôi. Một tình thương có điều kiện.  Và điều kiện đó chính là yêu cầu tôi phải xuất sắc đến mức tôi phải trở thành một đứa dẫn đầu về hành tích học tập.

Nhưng ai bảo tôi giống mẹ thời trẻ cơ chứ? Mức độ cứng đầu và lì lợm của tôi cũng được nhiều người lớn đánh giá rất cao.  Một con nhỏ khôn lỏi, cứng đầu và lì đòn. Riêng dì của tôi lại nói, về điểm này thì tôi giống mẹ.

me_7

Năm tôi mười bốn tuổi, người ta nói tuổi nổi loạn của trẻ con thường xảy ra nhiều nhất khi chúng còn quá non dại và chưa hiểu quá nhiều về sự đời, đặc biệt là trong khoảng tuổi teen của mình. Và tôi cũng không ngoại lệ.  

Lúc tôi học cấp hai, tôi không nhận được thiện cảm nhiều lắm của đám bè phái trong lớp, hơn nữa trong lớp tôi còn có cả "trùm trường" và dân "anh chị". Điều hiển nhiên là với tính cách thích gì làm đó, nghĩ gì nói đó của mình, tôi chẳng được lòng bất cứ đứa trẻ nào học trong cái khóa lớp đó. Tất cả đã dẫn đến tôi bị cô lập, ít nói hơn hẳn.  Trong cái khoảng thời gian mà tôi gọi là "thời kỳ đen tối" đó của mình, tôi đã hỏi mẹ mình một câu "Mẹ, tại sao mẹ lại sinh con ra?"  

Thường thì người ta hỏi một câu tương tự như vậy với người thân mình với mục đích hi vọng người mình tin tưởng, yêu thương nhất hãy cho mình một hi vọng trong cái xã hội khiến họ tuyệt vọng kia.  Nhưng, tôi giống mẹ, và mẹ cũng nghĩ gì nói đó. "Sinh mày ra là vì trách nhiệm với xã hội chứ có yêu thương gì mày đâu."  

Câu nói đó của mẹ đã ám ảnh tôi cho đến khi tôi rời nhà lên Sài Gòn học đại học. Và có lẽ trong tâm trí tôi tính đến thời điểm tôi ngồi viết xuống những dòng này mà nói, tôi vẫn không quên được câu nói đó của mẹ, nó khiến tôi sợ hãi hai chữ "gia đình" mà tôi đã từng xem trọng nó hơn bất cứ thứ gì ngoài kia.

Lên cấp ba, tôi đậu vào trường chuyên theo như ý nguyện của mẹ mình.  Và đó cũng là điểm mở ra cho cuộc đời cấp ba không mấy ổn thỏa lắm của tôi. Đầu năm lớp 10, tôi sợ hãi giao tiếp với xã hội, đồng thời cũng trở thành kẻ ít nói.

Có lẽ là do cấp hai đi học, tôi bị tẩy chay, bị bạn thân đâm sau lưng và bị người tôi thầm thích khi còn nhỏ bỏ rơi. Tôi đã lầm lì đến cái mức mà về sau, tôi mắc chứng nói lắp. Phải mất một thời gian nữa khi mà tôi rời khỏi nhà, tôi mới sửa được chứng nói lắp này. Quãng thời gian này, mẹ tôi hoàn toàn không quan tâm tôi lắm.  

Cũng khi tôi vừa lên cấp ba, mẹ tôi và tôi đã xảy ra rất nhiều mâu thuẫn, đến cái mức mà tôi sinh ra ghét mẹ. Tôi không thích tiếp nối nghề giáo viên của mẹ. Riêng tôi thì tôi lại yêu thích ngành viết lách và đồ họa, những công việc chuyên về nghệ thuật, linh hoạt hơn là "an phận thủ thường" như cách mà mẹ muốn tôi làm.    

Ba năm học cấp 3, tôi luôn kiếm cớ để chạy trốn khỏi nhà để tránh gặp mặt mẹ tôi hết sức có thể. Tôi cố gắng trốn tránh người đàn bà đã sinh ra tôi, thậm chí tôi còn sợ khi về cái nơi mà người ta gọi là "nhà".  Hầu như có một vài quán net, một vài quán cafe và một vài thư viện ở thành phố nơi tôi sống đã sớm trở thành "thủ phủ" của riêng tôi. 

me_5

Thời điểm đó để có tiền đi được nhiều nơi như vậy, tôi đã trốn vài buổi học thêm để đi làm bên ngoài.  Đương nhiên, công việc của tôi hồi đó là đi sửa lại lỗi chính tả, câu cú, ngữ pháp sau mỗi bài dịch. Tiền nhuận bút không nhiều, nhưng chí ít thì nó đủ để tôi có thể an tâm ra khỏi nhà và đến những nơi tôi không phải nghe mấy lời cằn nhằn, khó chịu.  

Tôi đã tưởng bản thân có thể chạy trốn mãi, cho đến cuối năm tôi học lớp 12.  Thời điểm sau khi tôi vượt cạn để thi đại học, tôi đã không còn quá đam mê lắm với bộ môn đồ họa. Một phần là do mắt tôi không tốt, phần còn lại do chi phí học quá đắt đỏ so với tài chính của gia đình tôi. Tôi muốn đổi nghề.  Nhưng mẹ tôi đã lải nhải bên tai tôi suốt quãng thời gian mà tôi đang tìm hiểu ngành nghề mới phù hợp với điểm số mà mình có về "lợi ích" mà ngành giáo viên có thể mang lại, nhiều đến mức tôi nghe mà cũng cảm thấy mệt mỏi. 

Và rồi, tôi đã đổi nguyện vọng để trở thành một cô giáo như ý của mẹ  muốn.  Tôi có một kế hoạch cho riêng mình. Tôi chỉ cần học Đại học như ý của mẹ muốn, sau đó tôi sẽ vĩnh viễn không làm giáo viên nữa. Nhưng tôi lại biết được một vài thông tin thú vị, cũng nhờ những thông tin ấy mà kế hoạch của tôi bị bại lộ.

Mẹ tôi đã rất thất vọng về tôi. Tôi không nhớ là mẹ tôi đã nói với tôi những lời khó nghe nào, tôi cũng không biết là mình đã bị đuổi ra ngoài ra sao, tôi cũng không nhớ bản thân mình đã đứng trên cái lầu cao lồng lộng gió đó nhìn ngắm thành phố của mình và mang cái ý nghĩ không hay. Nhưng tôi biết được rằng, mẹ tôi là một người có tính "hiếu chiến ngầm". 

Trong quãng thời gian tôi ở thư viện la cà suốt năm cấp ba đã đó đã cho tôi một lượng kiến thức kha khá về cái ngành "tâm lý học". Và tôi biết được mẹ tôi rất cố chấp.

Tôi không hiểu vì sao mẹ tôi lại "hiếu chiến" đến như vậy, nhưng tôi có thể chắc chắn rằng mẹ nhất định sẽ không tha thứ cho tôi.  

Mẹ tôi đã tìm thấy tôi đứng ở trên lầu cao đó và nhìn xuống. Tôi không biết mẹ đi tìm mình. Tôi chỉ thấy mắt mẹ đỏ hoe nhìn tôi. Tôi biết, mẹ tôi khóc rồi.  

Kỳ lạ, một người phụ nữ chưa từng khóc vì bất cứ lý do gì, thậm chí ngay cả lúc sinh em gái tôi, lúc mẹ phẫu thuật cánh tay bị gãy xương, tôi cũng chưa từng thấy mẹ khóc. Cũng có thời tôi sùng bái ba tôi vì đã có thể cưới được một người phụ nữ như mẹ về.

Mẹ tôi kéo tôi xuống khỏi lầu cao đó. Mẹ lại tiếp tục mắng tôi, nhưng mẹ cũng chẳng khóc trước mặt tôi, thậm chí còn tát tôi một cái rồi bỏ đi. Tôi nhìn ba tôi đứng đằng sau mẹ, định đứng dậy bỏ đi thì ông kéo tay tôi lại và nói "Ba và con ngồi xuống nói chuyện đi, như hai người đàn ông."

me

Có lẽ ba tôi đã quá quen với việc tôi cứng đầu y hệt mẹ và thỉnh thoảng, ông quên luôn rằng tôi là con gái. Ba khui cho tôi một lon nước ngọt có gas, và ông bắt đầu kể cho tôi nghe vài chuyện trong quá khứ của mẹ.  Chuyện đó đã khiến tôi hiểu ra được ít nhiều về con người mẹ.

Mẹ tôi là một người phụ nữ thẳng tính.

Mẹ tôi là một người cứng đầu.

Mẹ tôi là một người  không ngoan.

Mẹ tôi là một người rất có bản lĩnh.

Mẹ tôi là một người có tính "hiếu chiến" vô cùng cao.

Và mẹ tôi thương tôi hơn bất cứ điều gì trên đời.

Ngày tôi còn nhỏ, do cơ thể ốm yếu và nhiều bệnh tật, mẹ tôi đã chăm tôi vô cùng kỹ. Thậm chí ngay cả việc giết một con chó con để hầm thành thuốc cho tôi ăn, bà cũng làm rất nhiều. Lúc trẻ, mẹ tôi không được bà ngoại quan tâm tử tế, tất cả mọi chuyện từ sinh hoạt, ăn uống, lao động và học tập đều là mẹ tôi tự lập lấy, hoặc là có ông ngoại tôi rèn dũa mẹ. Tính cách của mẹ tôi, có lẽ là được ông ngoại truyền thừa cho. 

Từ bé đến lớn, tôi vẫn luôn đinh ninh mẹ tôi là thiên tài.  Đúng thật là như vậy.  Mẹ kiếm tiền vô cùng giỏi, tính toán chi ly từng tí rất đỉnh cao.  Và đương nhiên, một người vừa có bản lĩnh vừa tài giỏi, lại chịu thương, chịu khó và sống tiết kiệm như mẹ tôi lại hoàn toàn có cơ sở để hơn thua, để hiếu chiến và để yêu cầu tôi trở thành một người giống mẹ. Và tôi nhận ra, tôi đã sớm không còn cảm giác yêu, hay là ghét mẹ mình nữa. Mọi thứ trở thành nhạt nhòa.

Tôi có thể hiểu cho mẹ. Tôi có thể thông cảm cho mẹ. Và tôi sẽ luôn nhún nhường mẹ trước bất cứ chuyện gì. Nhưng riêng chuyện quyết định cuộc đời tôi thì tôi sẽ không để bà tùy theo ý của mẹ được. Tôi đã rời khỏi nhà, rời khỏi vòng tay của mẹ, tôi sống cuộc đời của mình. 

Sau cùng thì mẹ vẫn là mẹ tôi. Tôi không biết tương lai sẽ ra sao, nhưng tôi vẫn hi vọng rằng một ngày nào đó, mẹ tôi cũng sẽ hiểu cho tôi và bao dung tôi hơn một chút. Mong rằng ngày một ngày nào đó, mẹ và tôi có thể thấu hiểu cho nhau nhiều hơn.

© Lạc Lạc cô nương - blogradio.vn                             

Xem thêm: Con đã lớn lên từ nỗi đau của mẹ | Family Radio

Bài tham dự cuộc thi viết. Để bình chọn cho bài viết này, bạn hãy nhấn like, share và để lại bình luận cảm nhận của mình. Thông tin chi tiết về cuộc thi, mời bạn tham khảo tại đây.

Lạc Lạc cô nương

Tôi yêu thích văn học, cũng rất thích công việc viết lách. Tôi viết cho chính cảm xúc của mình, miễn sao tôi cảm thấy nó thỏa mãn là đủ.

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

“Sau cơn mưa trời lại sáng”

“Sau cơn mưa trời lại sáng”

Và anh để tôi yên thật. Anh không thèm liên lạc nữa, tôi thì cứ vùi mình như thế trong mớ hỗn độn mà có lẽ do chính tôi gây ra cho chính mình.

Bông hồng đỏ

Bông hồng đỏ

Chị giống mẹ, thà chịu đựng chứ chưa bao giờ một lần than với người khác. Nhưng làm như thế làm gì? Rồi đến một ngày khi không kiềm chế được sẽ còn như thế nào, hay người chưa từng dám tin bất cứ ai để có thể nói với họ? Một số người phụ nữ, thà cam chịu lại thay vì than vãn, tại sao lại không dứt khoát?

Cậu có biết định nghĩa của hạnh phúc là gì không?

Cậu có biết định nghĩa của hạnh phúc là gì không?

Có người chỉ cần một mái ấm gia đình trọn vẹn, có người chỉ cần cơm ăn ba bữa, đủ quần áo mặc, có người chỉ cần tiền, rất nhiều tiền, sống vì công việc, sự nghiệp, niềm đam mê của họ,… Với họ đó là hạnh phúc nhưng có những người chỉ cần được sống.

Tháng tám và em

Tháng tám và em

Và làm sao anh biết được, rằng chỉ cần nhìn thấy anh thì cũng có thể khiến em vui vẻ cả ngày. Em đã mắc kẹt trong vùng mộng ảo em tự vẽ ra cho mình, em đã tự tạo cho mình một chuyện tình không có thực.

Khi con đã lớn khôn

Khi con đã lớn khôn

Con từng hi vọng khi lớn lên sẽ nghỉ học để kiếm tiền phụ giúp ba mẹ. Nhưng ba mẹ ngăn cản không muốn con bỏ lỡ việc học. Ba mẹ chỉ cần anh em con được ăn học đàng hoàng là ba mẹ cũng vui lắm rồi.

Chúng ta đều từng dự một phiên tòa như thế...

Chúng ta đều từng dự một phiên tòa như thế...

Tôi không nhớ rõ nữa, bởi trái tim tôi biết đều sẽ là án chung thân, hoặc là được giữ cậu bên mình trọn đời, hoặc là mối tình của tôi sẽ tan vỡ không còn níu kéo được. Đôi mắt của kẻ si tình chỉ đẹp khi không cần hồi đáp. Nhưng tôi cần một câu trả lời.

Mạnh mẽ bước qua quá khứ

Mạnh mẽ bước qua quá khứ

Những kỷ niệm về anh, từng nụ cười, từng ánh mắt, luôn hiện lên rõ nét như thể mới chỉ hôm qua. Nhưng tình yêu ấy, dù cháy bỏng và mãnh liệt, lại không thể vượt qua được rào cản của số phận.

Đừng kết thúc, em nhé!

Đừng kết thúc, em nhé!

Kết thúc và chấp nhận sự thật có lẽ là điều duy nhất tôi có thể ngay lúc này phải không? Nếu thật vậy, chào Yên, tôi đi, đi đâu thì tôi chưa biết, nhưng cuộc sống này khiến tôi muốn buông xuôi thật rồi. Dù thế tôi vẫn còn chút niềm tin nào đó, tôi mong, mình vẫn sẽ có thể quay lại, để kể cho Yên về thành công của chính mình.

Yêu lại từ khởi đầu mới

Yêu lại từ khởi đầu mới

Cậu chẳng hề nói lời tạm biệt bất cứ ai trong lớp. Tớ cảm thấy buồn và lạc lõng, rồi tớ hay nhìn về chỗ cậu từng ngồi trước đây và nhớ lại kỉ niệm giữa cậu và tớ. Tớ nhận ra tớ đã thích cậu.

Có một mùa nhớ thương

Có một mùa nhớ thương

Một mùa thu vừa chớm Có màu nắng chơi vơi Có màu vàng hoa cúc Có lá rơi ngập ngừng.

back to top