Phát thanh xúc cảm của bạn !

Làng những ngày chuyển phố

2018-03-10 01:30

Tác giả:


blogradio.vn - Ngày xưa chỉ biết bám vào đất mà mưu sinh thì nâng niu, chăm chăm chút chút. Thế mà giờ không cần nữa là phủi tay chối thẳng như chẳng có chút can hệ gì. Bao đời ông cha làm ruộng mà nuôi nấng con cháu, thế mà giờ đây người ta chối bỏ cái mùi bùn nồng nồng tanh tanh ấy, chối bỏ từng thửa lúa, vườn rau.

***

blog radio, Làng những ngày chuyển phố

Mẹ gọi điện ra, giọng buồn buồn:

“Làng ta giờ đây nhận được dự án khu công nghiệp, sắp hết nghèo rồi con ạ. Mấy xe ô tô tải chạy ù ù trên con đường nhựa ấy.”

Tôi cười hỏi:

“Làng sắp giàu mà sao giọng mẹ buồn thế?”

“Ừ thì cũng chẳng có gì. Chỉ là nhìn con đường nhựa cứng ngắc, mẹ thấy nhớ nhớ…”

Rồi giọng mẹ nghẹn lại, không khí bỗng chốc lặng im. Mẹ nói bâng quơ vài câu rồi tắt máy. Lòng tôi bỗng chênh chao, thở dài đánh thượt một cái. Dù không ở bên cạnh nhưng tôi biết mẹ đang ngồi trên phản, hướng mắt ra con đường cái mà đăm chiêu. Mặc cho chị em tôi đã khuyên bảo bao nhiêu lần rằng giờ đô thị hóa công nghiệp hóa, người ta đang giúp dân thoát nghèo, thoát đói, mẹ vẫn lâu lâu thở dài mỗi lần nghe tiếng xe tải chạy ầm ầm bấm còi inh tai nhức óc ngoài kia hay nhìn thấy đám thanh niên choai choai trong làng tóc xanh tóc đỏ đi ra từ khu công nghiệp.

Mẹ bảo từ ngày dựng khu công nghiệp, người ta bỗng chốc dường như thay đổi hẳn. Mấy cô trẻ trẻ gửi hồ sơ đi làm hết ở các nhà máy, thành thử mỗi vụ mùa về chỉ còn mấy ông bà già ra đồng. Kể cũng vất vả, tuổi già sức yếu, thế nhưng làm ra đấy mà không thu hoạch thì biết làm sao. Nói đến đám con cháu, bọn nó chỉ trỏ bảo giờ đã là công nhân nhà máy, đã làm ra tiền chẳng cần đến việc làm nông, ai trồng thì người ấy đi thu hoạch chứ nó chẳng cần. Nghe thế, mấy ông bà nén tiếng thở dài, đành chống lưng ra đồng mà làm chứ biết kêu ai.

Ngày xưa chỉ biết bám vào đất mà mưu sinh thì nâng niu, chăm chăm chút chút. Thế mà giờ không cần nữa là phủi tay chối thẳng như chẳng có chút can hệ gì. Bao đời ông cha làm ruộng mà nuôi nấng con cháu, thế mà giờ đây người ta chối bỏ cái mùi bùn nồng nồng tanh tanh ấy, chối bỏ từng thửa lúa, vườn rau.

blog radio, Làng những ngày chuyển phố

Đám thanh niên choai choai trong làng cũng đi hết vào nhà máy, ngày đi làm, tối về tụ tập hò hét, chơi bời. Từ ngày có chút đồng ra đồng vào dấm lưng là cũng có thêm bao nhiêu thứ phát sinh. Quán café, quán nhậu, quán hát hò… rầm rộ mọc lên. Rồi chẳng thấy café đâu, đi ngang chỉ nghe tiếng nhạc xập xình đập như muốn phá tai người ta. Tối muộn cũng chẳng tắt cho bọn trẻ con học hay người già đi ngủ. Mỗi tối mấy cái loa lại mở hết công suất, thành ra làng lúc nào cũng ồn ào như cái chợ vỡ.

Mấy dì trung niên trong làng ở cái tuổi “hồi xuân” từ ngày đi làm nhà máy, nắng chẳng đến mặt mưa chẳng đến đầu, lại trắng trẻo, xinh ra, người cứ phơi phới. Rồi lại học đòi thói sống thành phố, quần đùi áo bó người, da thịt cứ lồ lộ đập vào mắt người nhìn. Chỉ có mấy ông bà già không thuận mắt nhìn, đành im lặng nén tiếng thở dài.

“Cái đô thị hóa, nó làm người mình biến chất hết rồi con ạ!”

Giọng mẹ lạc hẳn đi.

Phố thị đã tràn về cái xóm nhỏ này tự bao giờ. Con đường đất cũ mất dấu tự bao giờ, chỉ còn đó là những mảng nhựa cứng khô khốc in hằn lên tâm trí những con người cũ.

Mẹ lặng im. Chiều hoang hoải ngả xuống xóm nhỏ, phủ trùm lên tất cả một màu ký ức. Bữa cơm chiều cũng lặng lẽ hẳn đi. Vang đâu có bắt đầu rộn lên tiếng nhạc xập xình.

Có lẽ mùi tanh nồng của bùn đất chỉ vương vấn trong những giấc mơ.

© Đoàn Hòa – blogradio.vn

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Những con còng trên biển

Những con còng trên biển

Nhi nhìn chăm chăm vào bức tranh trước mặt. Sao lại có một sự trùng hợp đến vậy chứ, đây có phải là bức tranh mà Nhi rất thích và đặc biệt rất thích trong cả hai lần được xem ngoài con đường biển không?

Đóa hoa bên đường

Đóa hoa bên đường

Chợt, tôi bắt gặp một đóa hoa nhỏ bên lề đường. Đóa hoa ấy, mặc dù nở giữa bụi rậm và khô cằn, nhưng vẫn tỏa sáng với vẻ đẹp riêng của mình. Tôi ngừng bước, nhìn chăm chú vào đóa hoa và bắt đầu suy tư về ý nghĩa của nó.

Đối nhân xử thế - không thể qua loa!

Đối nhân xử thế - không thể qua loa!

Tôi đã tự nhủ, dù cho có chuyện gì xảy ra, trước hết tôi phải giữ vững quan điểm cư xử phải phép, khiêm nhường, dùng sự bình tĩnh và tôn trọng để đối đãi với mọi người một cách thật thận trọng để rồi sau đó, tôi sẽ biết ai là người xứng đáng để tôi dụng tâm mà chân thành khoan dung.

Sắc hoa vàng trong nắng

Sắc hoa vàng trong nắng

Chưa bao giờ nó thật hạnh phúc như vậy, tết này sẽ là một cái tết mà nó sẽ ghi nhớ suốt đời, nó cảm nhận được tình thương của ba của mẹ của chị dành cho nó là to còn hơn cả bầu trời nữa.

Để có được hạnh phúc gia đình

Để có được hạnh phúc gia đình

Chúng ta có thể vì gia đình mà sẵn sàng đương đầu với những khó khăn, gian nan ngoài kia chỉ mong sao khi về nhà cái chúng ta được nhìn thấy là những nụ cười hồn nhiên và ngây thơ của những đứa con bé bỏng của mình, và được nghe câu nói đầy ấm lòng: "Cha, mẹ đã về".

Hoa xoan ngày ấy

Hoa xoan ngày ấy

Ngày nhỏ trên lưng trâu Tôi ngửi mùi xoan đâu Cánh hoa phủ quanh đầu Một thời trong kí ức.

20 tuổi và những thay đổi

20 tuổi và những thay đổi

Thay đổi không phải là điều gì quá tồi tệ hay đáng sợ, miễn là mình hài lòng và tự tin với nó. Chúc cho những ai đang loay hoay trên hành trình trở thành người lớn giống mình mỗi ngày đều có lí do để tiếp tục tiến về phía trước.

Trăm năm bên nhau

Trăm năm bên nhau

Đôi mắt, tôi đang nhìn về phía trước và đang nhìn mọi người bằng chính đôi mắt trên trang giấy trắng của tôi ngay lúc này.

Niềm vui trọn tim anh

Niềm vui trọn tim anh

Ai cũng khen anh Cường, họ nói đúng là cha nào con nấy, là họ nói đến cái tâm của hai ba con anh Cường. Ba mất rồi giờ đến lượt con cũng mang hết tâm huyết và công sức để cuộc sống được sống thêm ý nghĩa và cuộc đời có thêm nhiều tình người rộng mở hơn.

Bạn đang che giấu cảm xúc?

Bạn đang che giấu cảm xúc?

Có những khoảng thời gian, chỉ cần chạm nhẹ vào kí ức cũng khiến chúng vụn vỡ. Dù có cố lờ đi thế nào thì vết thương trong tim vẫn ở đó, cảm xúc hỗn loạn ấy khiến bản thân rơi xuống khe vực bóng tối.

back to top