Phát thanh xúc cảm của bạn !

Viết cho những người con sinh ra từ làng quê

2009-04-10 16:11

Tác giả:


Blog Việt - Tháng ba là tháng hội hè, đình đám. Khắp nơi mọi người nô nức kéo nhau đi trẩy hội, đi lễ đầu năm. Các công ty cũng nhàn rỗi vì đầu năm công việc bao giờ cũng thế. Hình như ai cũng vui…Chỉ có những người nông dân là phải lo lắng, lo lắng thực sự, bắt đầu từ bữa cơm.

  • Tháng ba, viết cho tuổi thơ, cho những đứa trẻ sinh ra từ làng quê!

Một năm có 3 vụ lúa, 2 vụ chính và 1 vụ chiêm. Nhưng bao giờ người nông dân cũng có câu: Tháng ba ngày tám. Tháng ba, tháng tư là tháng hầu như bồ lúa nhà nào cũng hết thóc vì lúa vừa mới cấy. Lại vừa qua Tết cổ truyền lớn nhất trong năm nên nhà nào cũng phải đi đong thóc để qua những tháng ngày đói kém.

Tháng ba là tháng bố mẹ mắt trũng sâu vì lo từng bữa ăn. Lúa mới cấy, lạc mới trồng, chỉ còn cách bán gà bán lợn đi kiếm tiền tiêu. Tháng ba gió vẫn se lạnh, cảnh hai mẹ con  nhà nọ, nhà kia ngồi trên một  chiếc xe đạp, mẹ đèo con, con cầm con gà, hai tay bịt chặt miệng gà không cho nó kêu sợ hàng xóm biết mình nghèo bán gà đi đong gạo. Người nông dân tuy chân chất, nhưng vẫn giữ thói sống nông nghiệp ngày xưa, tuy nghèo nhưng sợ người khác biết mình nghèo, sợ sự thương hại của người khác.

Tháng ba là tháng bố mẹ mắt trũng sâu vì lo từng bữa ăn. - Ảnh minh họa: nooreva

Đây cũng là mùa người nông dân đi muôn phương làm ăn, buôn bán lấy đồng ra đồng vào gửi về cho gia đình đong gạo. Tuy vất vả nhưng lúc nào họ cũng vui vẻ bởi làm thuê dù việc gì nặng nhất cũng chưa bằng việc làm ruộng, chưa kể còn có tiền gửi về cho vợ con. Người ta  làm ăn gửi về cho gia đình hàng triệu, người nông dân tích góp gửi về nhà từng trăm, thậm chí là vài chục nghìn.

Tháng ba, nhà ai cũng sợ có khách! Có khách phải ăn uống đầy đủ hơn, nhất là khi bạn rượu của bố sang chơi rồi tới bữa không chịu về. Chẳng nhẽ bạn bè mà bố lại đuổi họ về nên mẹ biết ý đi chợ mua thêm thức ăn. Có những nhà gia đình to tiếng cũng bắt đầu từ khách khứa tới chơi trong lúc tháng ba ngày tám vì phải đi vay thóc, gạo về ăn. Trẻ em nông thôn ăn bát cơm độn sắn, độn khoai là chuyện bình thường. Thấy các con khó ăn quá, bố mẹ lại bảo nhau đơm cho con bát cơm ít sắn còn mình thì ăn toàn sắn và khoai. Mà bữa cơm sắn khoai cũng chẳng dư thừa gì, bố nhìn mẹ, mẹ nhìn con để nhường nhau ăn. Chỉ có các con là chẳng hiểu gì cả, thấy bố mẹ bảo là ăn nhiều cho chóng nhớn thì cứ cắm đầu vào ăn. Không biết là bố mẹ ăn bữa nào cũng đói mà vẫn phải đi cày, đi cuốc nuôi những đứa trẻ ăn no đi học.

Ngày ấy, may mắn lắm, một tuần có bữa thịt lơn tươi, trẻ con mắt sáng quắc như khi được điểm 10. Rồi trong buổi gặp bạn bè, chúng lại vui sướng kể nhà mình vừa có được bữa thịt tươi mà chúng từng mong ước. Chúng bám lấy mẹ từ khi mẹ bắt đầu chế biến những miếng thịt tươi ấy. Miệng đứa nào cũng rỏ rãi chờ chín để ăn. Mà gọi là bữa thịt tươi cũng không hẳn, chỉ là vài miếng thịt thôi. Từ miếng thịt ấy, mẹ rang lên vừa tới chín là bắc ra vì sợ đun quá nó teo mất thịt, còn lại mỡ ở chảo, mẹ bắc nồi canh nấu hoặc trộn cơm cho các con ăn. Nhìn các con vui mừng với bữa cơm thịt tươi, người bố người mẹ nào cũng héo hon thương con, chỉ mong con cái sau này học giỏi mà thoát được nghèo như bố mẹ chúng.

Có lần mẹ thịt gà là do gà đổ bệnh chết chứ không gà cũng được đem bán. Đứa con vui mừng rủ thằng bạn thân sang ăn cơm. Mẹ buồn vì con chẳng nghĩ gì tới mẹ. Có thêm người thì thức ăn cũng hết nhanh, con gà này chỉ để cho con ăn thôi cũng được vài bữa, mỗi bát cơm chỉ ăn hai miếng thịt gà, thì con có mà ăn cả tuần. Thế mà con không biết ý rủ bạn sang ăn cùng. Trẻ con ở tuổi bẻ gãy sừng trâu thì có hai con gà cũng còn lại ít xương.

Ăn uống đã kham khổ, trẻ con nông thôn ngày ngày còn phải đi làm giúp đỡ bố mẹ ngoài giờ lên lớp. Đứa thì chăn trâu, chăn bò, đứa trông em, đứa đi cấy, đi gặt…Chúng không có thời gian để xem phim hoạt hình, phim truyện trên tivi. Chúng cũng giống bố mẹ nông dân của mình: chỉ được xem phim lúc 21 giờ hàng ngày và sau đó ngồi vào bàn học. Đời sống vất vả, quần áo rách rưới, móng chân móng tay đen kịt và người không thơm tho nhưng trẻ con nông dân lại ham học và hiếu học. Chúng có thể ngồi hoặc nằm hàng tiếng đồng hồ để làm bài tập. Bố mẹ trình độ không có, nhà nghèo cũng chẳng có bàn học, nhưng trẻ con nông dân vẫn ý thức mình cần phải học tốt. Chúng tự học, chẳng có gia sư, chẳng có sách tham khảo, chỉ có cuốn sách giáo khoa và một cuốn vở bọc giấy báo còn nhãn vở thì chốc lại rời ra vì dán bằng cơm nguội.

Không những ăn uống kham khổ, trẻ con nông thôn ngày ngày còn phải đi làm giúp đỡ bố mẹ ngoài giờ lên lớp - Ảnh minh họa: PhoriLuo

Có đứa còn dậy từ khi tinh mơ để học, chúng nghe rõ tiếng thở vất vả của bố mẹ chúng, tiếng lục đục của con trâu. Chúng ngửi rõ mùi đất nồng nồng nơi làng quê nghèo khó. Từ trong sâu thẳm trái tim, chúng biết rằng, mình cần phải học để thoát nghèo.

Rồi có đứa đỗ đại học, phải đi học nơi thủ đô. Chúng vẫn ăn vận quê lắm nhưng ý chí thì mạnh mẽ. Chúng thương bố mẹ nên một ngày chỉ ăn trong vòng 10 nghìn thôi. Chúng ít vận động mạnh hoặc đi đâu đó chỉ để không phát sinh thêm tiền. Bữa ăn của chúng chủ yếu là cơm và rau. Sinh viên nông thôn thì sợ mùa hè lắm. Nắng nóng, ai chẳng muốn uống nước mía hoặc ăn chè nhưng nếu uống hoặc ăn chè rồi, hẳn bữa cơm của chúng cũng bị cắt đi thay bằng gói mỳ tôm. Lớp có tổ chức đi thăm quan thì chúng bao giờ cũng từ chối rằng nhà có việc rồi lại khăn gói về quê giúp bố mẹ đồng áng.

Những tháng ngày học hành vất vản rồi cũng qua đi, sinh viên nông thôn ra trường với tấm bằng đẹp kiếm việc làm. Chúng tự xin việc rồi tự kiếm sống để có tiền học lên nữa hoặc nuôi em. Đứa nào không có em thì gửi tiền về cho bố mẹ. Thanh niên nông thôn khác thanh niên thành phố  rõ nét nhất trong khoản thu nhập hàng tháng của mình, bao giờ họ cũng dành khoản tiền thuê nhà, tiền nuôi em, tiền mắm tiền muối, tiền gói bột canh rồi cả tiền vệ sinh. Bởi thế, chúng ít về quê vì mỗi lần về cũng hết vài trăm nghìn.

 Lớp có tổ chức đi thăm quan, bao giờ cũng từ chối nhà có việc rồi lại khăn gói về quê giúp bố mẹ đồng áng - Ảnh minh họa: nask0

Cuộc sống cứ thế trôi đi, thanh niên nông thôn ngày nào giờ đã khác vẻ lam lũ hồi mới lên thành phố. Họ ăn mặc sành điệu, lời lẽ cũng khôn khéo. Có những thanh niên tự vỗ ngực khen mình giỏi, về nhà chỉ biết ăn diện, sửa móng tay móng chân rồi nguýt những người đang chổng mông cấy ngoài đồng. Cũng có những thanh niên, tự họ biết là họ con nhà nông dân, cởi bỏ bộ quần áo sang trọng kia, tẩy trang khuôn mặt son phấn đi họ lại thấy thật thoải mái. Kể cả họ có mặc đẹp, đi xe sang trọng hay thành đạt, thì họ vẫn sẵn sàng lội xuống ruộng để cấy, gánh phân ra đồng trồng lúa.

Tháng ba ngày tám, là những chuỗi ngày đói  kém nhất trong năm. Trẻ con nông thôn được tiếp thêm nghị lực từ những bữa cơm trộn sắn, trộn khoai ấy. Năm này qua năm khác, chúng trưởng thành và là những thanh niên có lối sống đạo đức và phẩm chất tốt.

Ngày hôm nay, mặc đẹp và ngồi gõ laptop thay vì ngày xưa ăn mặc rách rưới và ngồi viết sách bằng cái bút tre mà bố làm cho chúng, chúng chưa bao giờ nghĩ mình đã là người thành phố, dù đi đâu, chúng mãi là đứa trẻ sinh ra từ làng quê và của làng quê mà thôi

Hình ảnh đại diện Blogger OC

  • ·         Gửi từ Blogger OC:Những đóa Bồ Công Anh, tự nguyện bay đi khắp phương trời để nguyện dâng hiến cuộc sống mới cho đời”

·         Bài viết của cùng tác giả

Người dạy cười

Câu chuyện của cô nàng xấu xí

Những người không có Valentine

 

  • Chia sẻ của bạn đọc:

Ho ten: nguyễn như nguyệt
Dia chi: nghệ an
Email: nguyetnhu_tsuki@yahoo.com
Tieu de: Đồng cảm
Noi dung: Đọc bài viết của chị, em thấy mình chạnh lòng. Cám ơn chị đã cho e một phút giật mình. Có những thứ em thấy như là mình trong bài viết, ở đó có sự đồng cảm, có sự suy tư, và quan trọng để lại trong em một cái gì đó khó miêu tả! Em cũng là sinh viên nông thôn chị ạ!

Ho ten: Trần Dân
Dia chi: Đhxd
Tieu de: Cảm ơn
Noi dung: Hình ảnh thanh niên nông thôn hiện lên trong mắt bạn thật đep. Cảm ơn bạn đã viết lên những điều đẹp đẽ của thời xa xưa ấy, dù bây giờ không còn nhiều những thanh niên như thế nhưng người nông thôn là vậy vẫn sống đúng với bản chất nơi họ sinh ra. Chúc bạn có nhiều bài viết hay về nông thôn và mình là một chàng thanh niên nông thôn của xa xưa ấy trong cuộc sống hôm nay.

Ho ten: iosa
Noi dung: Tớ thích bài viết này lắm ! Thích lắm!

Ho ten: Lê yêu đời
Dia chi: Bắc Ninh
Email: d_zolas@yahoo.com
Tieu de: Đúng dấy
Noi dung: Đồng cảm với bài viết của bạn...Mình cũng là thanh niên từ làng quê lên thành phố, sinh sống, học tập và cố gắng hoàn thiện để trưởng thành. Luôn luôn tự hào về nơi mình đã sinh ra...

Ho ten: tre em nong thon
Noi dung: Bài viết của Oc xúc động và có vẻ rất hiểu biết về Nông thôn đấy,nhưng đó là chuyện mà mình chỉ được nghe người cao tuổi kể lại thôi.

Ho ten: T_Mai
Dia chi: Long_an
Email: hoatulip_usd89@...
Noi dung: "Quê hương " là gì hở Mẹ.  mà ai đi xa cũng phải nhớ về . Những kỉ niệm về quê hương với tôi bao giờ cũng là điều tuyệt diệu .Nơi cho tôi sự bình yên và ấm áp mà không bao giờ tôi quên được . Cảm ơn bài viết đã đưa tôi về những ngày xưa yêu dấu . "Quê hương nếu ai không nhớ , sẽ không lớn nỗi thành người ".Hãy lưu giữ tất cả những kí ưc đẹp về quê hương mình các bạn nhé

Ho ten: LÊ THỊ HẢI
Dia chi: HN
Email: nguyennghi7584@yahoo.com
Tieu de: vì tương lai của các con !
Noi dung: Cảm ơn rất nhiều ! mình cũng là sinh viên của một trường đại học mình cũng hiểu được phần nào của cuộc sống sinh viên . cảm ơn bạn đã cho tôi nói riêng và cho những người con như chúng ta nói chung hiểu nhiều , hiểu thêm về tình yêu thương mà CHA MẸ dành cho chúng ta ! quả yêu thương đó không gì sánh nổi ! chúc bạn - chúc những người con như tôi và bạn có nhiều niềm tin - nghị lực & ý chí hơn . chúc thành công !

Ho ten: Tran Trong Phong
Dia chi: FBF - NEU
Email: trantrongphong@gmail.com
Tieu de: Một bài viết chân thực, giàu cảm xúc
Noi dung: Chào bạn! Đọc bài viết của bạn, tôi rất xuc động. Bài viết của bạn là suy nghĩ của hầu hết những đứa xuất thân từ nông thôn, trong đó có tôi. Đọc bài viết của bạn, tôi nhìn thấy tuổi thơ của mình đang hiện về, rất rõ. Tuy không đến nỗi vất vả như vậy, nhưng có rất nhiều điều mà tôi cũng đã từng trải qua. Thấy thương bố mẹ quá! Cảm ơn bạn nhiều!

Ho ten: Giấu tên
Noi dung: tôi là người sinh ra rừ làng quê, thương lắm quê ơi, đọc bài của bạn mà rưng rưng
Email: thuyvy8440
Noi dung: Đọc truyện bạn,mình thấy nao cả lòng.....làng quê tôi đàn chim líu lo...trẻ em đùa vui ...

Ho ten: thanhlongtnt
Email: thanhlongtnt@yahoo.com.vn
Noi dung: Đọc bài viết này tôi như thấy lại tuổi thơ của mình. Thấy thương những ngày khó khăn, thương bố mẹ ngày mùa nhiều việc mà vẫn ưu tiên cho các con học không phải ra đồng với hy vọng các con sẽ vào đại học để sau này có cuộc sống đỡ khổ hơn. Cảm ơn bạn!

Ho ten: hoa mơ
Dia chi: bình dương
Email: shybabygirl85@yahoo.com.vn
Tieu de: đồng cảm
Noi dung: hôm nay ghé blog Việt đọc được bài viết của chị,em chạnh lòng nhớ về quê nhớ cha mẹ ,nhớ những người nông dân tần tảo nắng mưa kiếm được đồng tiền nuôi tụi em ăn học,thật lòng em có lúc đã lảng quên nó,từng dòng tâm sự của chị cứ xoáy sâu vào lòng ,hình ảnh những người nông dân trong bài viết của chị sao giống ở miền quê của em quá,ngày xưa khi chưa vào đây học em cũng từng trải qua nhưng ngày tháng thật êm đềm dù bửa an chỉ có khoai và sắn...lâu lắm mới có bửa cơm ,giờ sống nơi thị thành bận rộn học hành công việc em đã không nhớ,cám ơn chị thật nhiều,hi vọng được biết thêm nhiều bài viết hay về quê hương từ chị!!

Ho ten: Đỗ Anh Ngọc
Dia chi: Thanh Hóa
Email: hoa_bangkhuang20@yahoo.com
Noi dung: Nỗi nghẹn ngào như thấy chính cuộc sống gđ mình trong bài viết này.Cảm xúc một thời lam lũ hiện vế...Nhớ nao lòng quê nghèo xa xôi... Cảm ơn bạn!

Ho ten: Đỗ Thị Ngọc Thuý
Dia chi: Bắc Giang
Email: ngocthuy8608@gmail.com
Tieu de: Phút lắng đọng của tâm hồn
Noi dung: Đã rất rất lâu rồi cuộc sống thị thành đầy bon chen, náo nhiệt cuốn tôi đi cùng vô vàn nỗi lo lắng. Ngày trước, những khi nhớ mẹ, nhớ nhà, nhớ quê, tôi lại khóc thầm một mình.Tôi thương bố mẹ vất vả một nắng hai sương, thức khuya dậy sơm tảo tần nuôi anh em tôi khôn lớn. Giờ đây, khi nhìn lại quãng thời gian đã qua, tuy vất vả, cực khổ nhưng cả gia đình chúng tôi luôn bên nhau, kề vai sát cánh. Tôi như có thêm động lực to lớn để bước tiếp con đường đầy chông gai mà mình đã chọn. Một phút lắng lại của tâm hồn, để cảm nhận nhịp đập của con tim, của tình yêu thương tha thiết quê hương, gia đình, và con người thật của chính mình tưởng như đã vùi sâu chôn kín. Tôi muốn gửi tới bố mẹ tôi lời cảm ơn, cảm ơn bố mẹ đã sinh ra con, cảm ơn cuộc đời cho con được là con của bố mẹ.

Ho ten: Huy Hoang
Email: huyhoang@vietpay.vn
Noi dung: Bài viết rất hay. Mình cũng xuất thân từ đồng quê, bố mẹ cũng tần tảo để nuôi 2 anh em ăn học. Bọn mình ai cũng cố gắng học thất tốt để khỏi phụ công bố mẹ. tháng 8/2008 mình bước chân ra khỏi trường đại học. Vui chưa đến thì buồn nặng sâu(bố mất). Cả đời bố mẹ trông chờ ngày 2 anh em thành đạt để cuộc sống đỡ vất vả hơn. Ngày mình ra trường, tương lai rộng mở thì bố không còn. Mình cảm thấy xấu hổ vì những gì mình đang có hôm nay. Vẫn cố gắng để thành đạt nhưng mỗi bước thành đạt làm mình thấy xấu hổ hơn vì cái đó đã được đổi bằng mạng sống của bố mình. Đọc bài viết của bạn, mình gần như có thể khóc được. Cuộc sống đó vất vả nhưng lại hạnh phúc và thảnh thơi. Mình đã thành người từ một mảnh đất như thế!

Ho ten: BJ
Dia chi: Hai Phong
Noi dung: Phải chăng bạn cũng là người sinh ra và lớn lên ở 1 vùng quê nào đó??? Hay là bạn cảm nhận nó ở vùng quê nào mà bạn đã từng đi qua hay cảm nhận về 1 ai đó xuất thân từ 1 vùng quê yên bình?

Ho ten: Phan Chuong
Email: xnqln2003ptc@yahoo.co.uk
Tieu de: Nhìn lại quá khứ
Noi dung: Bài viết của bạn thật tuyệt, đọc bài này khiến tôi lại nhớ đến ngày xưa.

Ho ten: Mộclan
Dia chi: Bình định
Tieu de: thuonglamquengheo
Noi dung: Tôi không biết bạn có sinh ra và lớn lên nơi làng quê một nắng hai sương như bạn kể hay không nữa.Nhưng tôi chắc rằng nếu bạn không sinh ra ở đó thì có lẽ bạn cũng có khoảng thời gian gắng bó với nó không phải là ít, đúng không?Tôi đã từng ngủ bên bờ ruộng khi cả cánh đồng quê tôi vào mùa gặt, tôi đã từng sạm da khét nắng vì suốt ngày cứ rong ruổi ngoài đồng, bắt dế, cào cào.......Tuổi thơ tôi không phải là những chuổi ngày lam lũ mò cua bắt ốc, chăn bò cắt cỏ, nhưng những hình ảnh ấy lại in sâu và theo tôi trong suốt cuộc đời.Tôi luôn tự hào vì mình có một tuổi thơ êm đềm có buổi chiều ráng nắng, có mùi thơm của rơm rạ và tôi yêu nhiều thứ khác gắn liền với miền quê nghèo êm ả.Tôi và bạn chúng ta nên tự hào vì những gì thân yêu nhất bạn nhé.Tôi thấy bạn nên thay một từ duy nhất trong đoạn văn của bạn thì sẽ hay hơn, từ"thói" trong câu "giữ thói sống nông nghiệp", ban biết sao không? Tự nhiên đọc lên người ta có một cảm giác là nghề làm nông không được tốt đẹp và đáng kính lắm, vì từ "thói" xưa giờ chỉ dành cho những điều chúng ta ghét và cho là xấu xa thô bạn ah.Thân chào bạn nhé.Chúc bạn có nhiều thành công!

Ho ten: Nguyễn Châu Sơn
Dia chi: Số 5/322 Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội
Email: son.hnt@gmail.com
Tieu de: Làng quê Việt Nam
Noi dung: Chào bạn! Cảm ơn bạn đã viết nên cảm xúc chân thật của những người con xuất thân từ làng quê, tôi cũng thấu hiểu một phần bởi cuốc sống làng quê. Rất mong được lamg quên với các bạn!

Ho ten: minh quan
Dia chi: hp
Email: levanquan@hotmail.com
Tieu de: Nguời xa quê
Noi dung: Chao ban! Mình cũng là ng¬¬¬¬¬¬uời sinh ra trên mảnh đất mà quanh năm chân lấm tay bùn, tuổi thơ của mình gắn liền với đồng quê nghèo.Đọc bài viết của bạn mình rất xúc động và nh¬ũng kỉ niệm tuổi thơ lại hiện về trong mình với bao niềm thuong nhớ.

Ho ten: Đặng Đình Thật
Dia chi: Phù Lỗ -Sóc Sơn -Hà nội
Email: dangdinhthat1986@yahoo.com
Tieu de: cảm ơn tác giả
Noi dung: Tôi cũng sinh ra trong 1 gia đình mà bố mẹ đều chân lấm tay bùn,nhưng may mắn hơn các bạn khác la bây giờ nhà tôi ko còn fải vất vả như vậy nữa.Thời ấu thơ cũng đã biết được thế nào là chăn trâu,cắt cỏ.Nay tuy rằng tôi fải xa tổ quốc học tập nhưng trong trái tim tôi thì những hình ảnh của ngày xưa ấy vẫn hiện lên mọi lúc mọi nơi.cảm ơn tác giả về bài viết

Ho ten: Đặng Đình Thật
Dia chi: Phù Lỗ -Sóc Sơn -Hà nội
Email: dangdinhthat1986@yahoo.com
Tieu de: cảm ơn tác giả
Noi dung: Tôi cũng sinh ra trong 1 gia đình mà bố mẹ đều chân lấm tay bùn,nhưng may mắn hơn các bạn khác la bây giờ nhà tôi ko còn fải vất vả như vậy nữa.Thời ấu thơ cũng đã biết được thế nào là chăn trâu,cắt cỏ.Nay tuy rằn tôi fải xa tổ quốc học tập nhưng trong trái tim tôi thì những hình ảnh của ngày xưa ấy vẫn hiện lên mọi lúc mọi nơi.cảm ơn tác giả về bài viết

Ho ten: hieu
Dia chi: dk-kh
Email: thanhdienkhanh@ymail.com
Tieu de: Cám ơn,cám ơn!
Noi dung: Cám ơn bạn đã giữ gìn hồn quê trong tâm trí dù rằng đời sống xh đang thay đổi rất nhiều. Cám ơn,cám ơn! Hy vọng chúng ta có thể truyền hơi ấm tình thương này đến tất cả mọi người nhất là thế hệ 8X 9X hiện nay nha!

Ho ten: hoa mặt trời
Noi dung: Chưa bao giờ trong mình có cái gì là tháng hội hè đình đám, chỉ nhớ rằng tháng 3 là tháng nắng lên, là khi con dông đầu tiên đổ về, là nhớ về quê, mong mỏi về cái ngày hè sắp tới. Để nhớ cái ngày mà mình nhảy từ trên xe xuống, chạy ào ra giếng uống cho no nê, ào ào vào nhà hỏi vội vã: nhà mình sắp cắt chưa mẹ? Nhớ những buổi chiều muộn, khi mà cái nắng nam gay gắt của miền đất đầu miền Trung đã dịu đi rất nhiều qua những bụi tre, thì mình lại xuống đồng sau mỗi vụ gặt, để thồ những xe rạ cao ngất ngưởng về nhà. Thi thoảng trông ra xa là những cột khói ngút trời, xã bên đó không làm màu, bởi vậy họ không cần rạ làm gì... Tháng 3 về, mình bước vào những tháng cuối của năm thứ 4 đại học, quãng đời sinh viên với bao lam lũ của bố mẹ, thấm đẫm mồ hôi, công sức, thấm đẫm hơi của đất đồng, thấm đẫm hơi của lúa, của rơm. Nhớ cái mùi thơm, mùi của nắng trong từng cọng rơm phơi vào những ngày trời nam như thiêu như đốt. Nhớ cái gió nồm thổi từ biển vào mát lạnh mỗi buổi chiều. Nhớ những buổi chiều dông cuống cuồng chạy lúa, chạy rơm, hoặc không có gì thì tha hồ trèo lên trần nhà mà đón gió. Nhớ những đêm nằm ngủ ngoài trời, mẹ bảo vào nhà ngủ cho đỡ sương, nhưng mình vẫn thích ngủ ngoài trời, để nhớ về thời thơ ấu, để được đếm sao, được chỉ trỏ, đâu là con gấu lớn, đâu là ông thần nông... 22 tuổi mang trong mình bao khát vọng, khát vọng đươc khẳng đinh mình, với quyết tâm ở lại, và được đi xa hơn nữa, không biết bao giờ những bước chân này tìm về quê hương, để nghe một tiếng gọi của lũ bạn thân: tối nay đi soi ếch không mi....

Ho ten: Phan Hùng
Dia chi: Long Biên - Hà nội
Email: phucdongth@yahoo.com.vn
Tieu de: Đính chính
Noi dung: Bạn có cái nhìn thật chân thật về những người sinh ra từ nông thôn. Nhưng hình như bạn không phải là dân làm nông nghiệp (Không phải con nhà nông) - vì không phải "Một năm có 3 vụ lúa, 2 vụ chính và 1 vụ chiêm" - Mà vụ Chiêm mới là vụ chính, năng suất còn hơn cả vụ mùa(thường gặt vào tháng 5 AL). Vụ Đông xuân mới là vụ cấy thêm ở một số nơi có điều kiện. Dẫu sao cũng cảm ơn bạn về sự đồng cảm với những người con lớn lên từ khoai sắn.

Ho ten: ThuQuynh
Dia chi: HN
Email: rubytinhnghich@gmail.com
Noi dung: Hôm trước nhìn cái avatar hoa gạo của mình tên bạn nói: Tháng 3 hoa gạo đỏ rực trời thì bồ thóc mỗi nhà lại vơi dần...Uhm. Ngày 8 tháng 3...của ngày xưa nhà nông ai cũng thế..còn ngày nay thì đã khá hơn. Mình thật may mắn khi mà trong nhà lúc nào gạo cũng đủ (chỉ thiếu thức ăn thôi. Mà ở quê có cơm có rau thế là thành bữa, có thêm món là điều hạnh phúc.).Ngày ngày người lớn đi làm, trẻ con giữ nhà chăm đàn gà đàn lợn...những ngón tay chi chít sẹo khi thái rau cho lợn cũng coi là điều bình thường. Ngày nay mẹ chỉ trồng lúa 1 vụ là có thể ăn cả năm...cái vất vả vơi dần...mẹ già theo năm tháng...

Ho ten: hien
Dia chi: NB
Email: hoasua_neu@yahoo.com
Tieu de: cam on ban
Noi dung: Tôi là một đứa con của đồng quê  tôi đang găoj những khó khăn mà bất kỳ bạn sinh viên nào xa nhà cũng gặp phải . Dọc những dòng này xong tôi cảm thấy minh được tiếp thêm nghị lực.   

Ho ten: tran nang
Email: trannang@gmail.com
Tieu de: em cam on chi bai viet
Noi dung: bai viet cua chi lam em sực tỉnh về cuộc sống của mình. Co le em đã quên mất rằng mình cũng từ nông thôn, em không phải là người đua đòi là sinh vien em cũng làm thêm ,nhưng em đã không quý đồng tiền của gia đình dã chăt chiu giủi lên cho mình.nhưng em tin rằng sau khi đọc vài viết của chị em sẽ cân nhắc hơn việc tiêu tiền sao cho đúng với giá trị ma bố mẹ đã đổ mồ hôi ,nước mắt mới có đươc chúng.một lần nữa em xin chân thành cảm ơn chị nhều.

Ho ten: nguyen dinh thien
Dia chi: ha tay
Email: dinhthien_bkhn@yahoo.com
Noi dung: cảm ơn bài viết của bạn,bài viết làm tôi nhớ lại thời thơ ấu của mình,đầy khó khăn gian nan như vậy,nhà kinh tế khó khăn bưa cơm chỉ toàn rau thôi.nhà tôi bây giờ kinh tế khá hơn trước rồi và tôi đã là sinh viên nhưng nhiều lúc lại tiêu xài hoang phí nhưng đồng tiền bố mẹ tích góp gửi từ quê lên,nghĩ lại thật xót xa.đọc bài viết của bạn lại nhớ vè ngày xưa có lúc mẹ đo bán buổi chợ để được 1 nghìn rưởi tiền cám về mua thức ăn cho gia đình vậy mà bây giờ có khi tôi có thể tiêu 100k mọt ngày mà không thấy xót.tôi đã khóc khi đọc bài viết này của bạn,và thấy thương bố mẹ tôi qua

Ho ten: vubinh
Dia chi: dhbkhn
Email: quehuong88th@gmail.com
Noi dung: bài viết thật khiến ai đọc và nghĩ về nó cũng thấy thấm thía,không ai như ai cuộc sống cũng như vậy,tuôi thơ tôi như chợt ùa về,một tuổi thơ thấm đẫm nứơc mắt nhưng tất cả đã xa rồi,nhờ nó mà ta có nghị lực để phấn đấu,ta thương bố mẹ hơn,hiểu những con nguời của chân lấm tay bùn hơn,cám ơn bạn,đã cho tôi phút nhìn lại mình.cám ơn rất nhiều

Ho ten: nhatnguyen
Dia chi: Ha Nam
Email: dotham2910@gmail.com
Tieu de: camsownbanj
Noi dung: Ngày xưa mình cũng vậy nhỉ? Đọc bài viết này mình lại nhớ những kỷ niệm tuổi thơ ấu. Những kỷ niệm vui buồn bên gia đình và bạn bè, những người hàng xóm tốt bụng. Cuộc sống ở làng quê Việt Nam thật thanh bình.

Ho ten: huong
Dia chi: HN
Noi dung: Ai cũng có một quê thời thơ dại để ở, thời niên thiếu để yêu và lớn lên để nhơ.... Bạn có cái nhìn thật đẹp về thanh niên nông thôn, mặc dù ở làng tôi thanh niên ko được như trong cái nhìn của bạn, nhưng đó chỉ là một số ít, vẫn có rất nhiều những thanh niên nông thôn đã vượt qua khó khăn để đạt được nhưng thành công, ước mơ mà vẫn nhớ về quê hương và họ mới là những người trong bài viết của bạn
 
Ho ten: thùy dương
Dia chi: hà nội
Email: cobala_216@yahoo.com
Noi dung: cảm ơn chị về những cảm xúc và cái nhìn rất thật về trẻ nông thôn ngày xưa , ngày nay .lúc vừa đọc những dòng đầu tiên em nhớ lại cái ngày em mới vào lớp 1.nhà nghèo , mẹ em ngồi bọc vở cho em bằng vỏ bao xi măng đi xin về , và dán nhãn vở bằng cơm nguội, và suốt 9 năm học gần nhà vẫn là mẹ đóng sách và bọc vở cho em.thanh niên nông thôn gày nay cũng đã khác xưa nhưng ko phải ai cũng thay đổi chị ah.mùa về vẫn ra đồng vặt lạc , cấy lúa , đi gặt và những ngày giáp tết tranh thủ ra đồng giao mạ nữa.bởi những giá trị được hun đúc nên từ tấm bé đâu dễ thay đổi trong mỗi con người.

Ho ten: Trong Dai
Dia chi: hp
Email: dainfa@hotmail.com
Tieu de: tự hào lắm làng quê tôi!
Noi dung: Thực sự cám ơn bạn rất nhiều, bài viết rất hay và ý nghĩa, có lẽ nó làm thức tỉnh biết bao người. Mình là sinh viên thuộc thế hệ 8x cũng xuất thân từ một làng quê nghèo.Đọc bài viết này Mình thấy giật mình với bản thân.Mong bạn có nhiều bài viết hơn nữa về làng quê.

Ho ten: Nguyễn Nhung
Dia chi: ĐH TH Minsk- Belarus
Email: nhungnc1087@yahoo.com
Tieu de: chia sẻ
Noi dung: Bài viết này khá là công thức. Giá như bạn viết về những cảm nhận thật của chính mình thì tớ sẽ tin hơn rằng bạn là người "sinh ra từ làng quê"

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Hành trình đi đến tự do

Hành trình đi đến tự do

“Dám bị ghét” không bênh vực cho tôi, không đứng về phía tôi, ngược lại, nó giải thích một cách hợp lý tất cả nguyên nhân khiến tôi chọn sống một cuộc đời tệ bạc như vậy.

Hãy trao yêu thương khi còn có thể

Hãy trao yêu thương khi còn có thể

Tôi nhận ra từ trước giờ tôi luôn mong người khác phải hiểu và thông cảm cho tôi mà tôi quên đi rằng tôi chưa đặt mình vào vị trí của bất cứ ai để hiểu cho họ.

3 năm tới, có 5 con giáp vận may ập tới, tài lộc thăng hoa

3 năm tới, có 5 con giáp vận may ập tới, tài lộc thăng hoa

Trong tương lai, 3 năm tới hứa hẹn sẽ là quãng thời gian vô cùng rực rỡ và thịnh vượng cho 5 con giáp may mắn dưới đây.

Hoa anh đào nở dưới đôi mắt của em

Hoa anh đào nở dưới đôi mắt của em

Em cười, và nụ cười của em như ánh nắng xuyên qua những cánh hoa, khiến cả thế giới xung quanh bỗng chốc bừng sáng. Tôi nhớ như in hình ảnh em đứng dưới cây anh đào, mái tóc bay trong gió, đôi mắt sáng rực như những cánh hoa hồng thắm.

Lá thư gửi đến thiên đường

Lá thư gửi đến thiên đường

Đến bây giờ, khi nói về bà đó chỉ còn là kí ức, là kỉ niệm, là những khoảnh khắc chợt hiện về trong chớp mắt, rồi lại đi trong vấn vương, để lại bao nhung nhớ trong tâm hồn. Cuộc sống không thể quay ngược trở lại, hoài niệm cũng chỉ là hoài niệm, thứ người ta cất giấu bên trong là những khắc khoải, suy tư.

Đắng cay

Đắng cay

Anh vẫn biết dẫu tình là hoa chớm nở Thì em ơi những giọt vị ân tình Em vẫn sẽ yêu anh nhiều chứ Và lòng này sẽ vẫn là ái ân

Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi

Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi

Nhiều người cảm thấy bị tổn thương, thấy mình không có giá trị khi không ai quan tâm đến mình và nghĩ rằng mình bị bỏ rơi. Vì thế, bạn cần học cách vượt qua giây phút ngờ vực và cần biết trân trọng giá trị của bản thân. Sau đây là những cách giúp bạn vượt qua cảm giác này.

Đơn phương yêu một người

Đơn phương yêu một người

Lắm lúc tôi tự hỏi vì sao chúng ta lại chọn một kết cục buồn đến thế, hoang hoải đến thế. Nhưng cuộc sống này chính là như vậy, có những nỗi nhớ mãi không nói thành lời, có những lời thầm kín suýt chút nữa đã được bày tỏ nhưng cuối cùng chỉ đành giấu nhẹm sau tất thảy.

Điều gì đợi chúng ta sau cánh cửa cuộc đời?

Điều gì đợi chúng ta sau cánh cửa cuộc đời?

Giống như một chiếc lá rụng xuống để làm chất dinh dưỡng cho đất, để từ đó những mầm non mới nảy mầm. Phải chăng cái chết chỉ là một sự chuyển hóa từ dạng sống này sang dạng sống khác?

Câu chuyện về một nhà thơ…!

Câu chuyện về một nhà thơ…!

Tâm hồn của hắn, cũng xô bồ và phức tạp như những bài thơ mà hắn viết vậy! Có lúc hắn vui vẻ hồn nhiên, vô tư lạc quan yêu đời. cũng có lúc hắn trầm ngâm và suy tư về một điều gì đó xa vời.

back to top