Phát thanh xúc cảm của bạn !

Khúc hát cho những người xa quê

2019-05-10 08:20

Tác giả: Tri Huynh


blogradio.vn - Với những người con yêu miền Nam Bộ thân thương thì đó như một sự mất mát lớn của cả một miền nhớ, miền thương bởi nhạc Nam Bộ nói chung không chỉ thấm ở giai điệu mà còn thấm ở câu ca, thấm ở cái tình tác giả gửi gắm, thấm ngay cả cách hát, cách lấy hơi mà các ca sĩ hát dòng nhạc này truyền tải và thấm nhất đó chính là những miền kỷ niệm với nhạc Miền Nam.

***

Nghe bài hát Đau xót lý con cua

Dù ai đi ngược về xuôi, ở vùng nào đi chăng nữa thì thi thoảng bên tai vẫn nghe những khúc nhạc, câu ca quen thuộc. Ngẩn người để thưởng thức trọn vẹn bài ca khúc hát hay lẩm bẩm hát theo với tâm trạng sung sướng và thở dài: “Hồi xưa bài này má hay hát” hoặc “Hồi xưa bà nội hay bật cát sét nghe có bài này” hay xa hơn là “Hồi nhỏ ở đầu ngõ có mấy quán cà phê, loa phát  thanh phát bài này hoài luôn nè”. Những khúc hát như cỗ máy thời gian đưa chúng ta về thời xưa cũ, về miền kí ức nào đó mà mình đã lỡ bỏ quên giữa đời bộn bề.

Với những đứa con miền Tây thì dễ nhớ hơn, hay nhớ hơn và cũng hay khóc thút thít hơn khi nghe những khúc nhạc quê hương phát ra ở một góc nào đó của quán cà phê bên đường hay là phát ra từ những chiếc loa phát thanh đang dần biến mất, rơi vãi ở trên miệng những người vừa hát vừa bán kẹo kéo đang buồn tủi vì sự cô đơn. Những câu hát không chỉ len lỏi vào những ngóc ngách cuộc sống mà còn len mình.

Những bài ca như bàn tay dang ra đón những người con trở về thế nên sao mà nghe những tình khúc ta chợ thấy mùi mẫn, ngọt ngào, đẫm mùi nhớ, mùi thương mà ai hình như ta đã được ngửi suốt một thời tuổi thơ. Đó là lòng mẹ nồng mùi thương khi vừa chở che vừa kể cho ta nghe chuyện tình Lan và Điêp, chuyện Hàn Mạc Tử, chuyện Hòn Vọng Phu,… Đó là lời cha hát vu vơ về những câu hỏi bâng khuâng mà thấy lòng quặn thắt lại héo hon về tình yêu “Yêu, là chết ở trong lòng một ít,/ Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu?, về tình mẹ “Mẹ già như chuối chín cây/ Gió lay Mẹ rụng, con thời mồ côi.”, về tình vợ chồng “Ơi chim sáo mồ côi, chim trắng mình ên?/ Chim sáo mồ côi thương anh mà em đợi” và còn về nhiều tình cảm khác được cha mượn câu hát mà giãi bày. Đó còn là nỗi buồn mà bà không thể nào tâm sự bằng lời chỉ dám mượn khúc cải lương để khóc thỏa lòng mình, bà khóc với  số phận bi thảm của Cô Lựu trong vở “Đời Cô Lựu”, của Diệu trong vở “Lá Sầu Riêng” hay của Tô Ánh Nguyệt trong vở diễn cùng tên,.. Bà khóc cho đã với những chuyện tình lâm li qua “Bên Cầu Dệt Lụa”, “Lan và Điệp...

Những vở diễn để đời của những người nghệ sĩ khóc giùm, tâm sự giùm những chuyện khổ, chuyện trái với đời ở thời của bà. Thế mới thấy ai nói người Nam Bộ ruột để ngoài da chứ trong họ cũng có nhiều nỗi niềm không thể nói phải mượn khúc hát, mượn câu cải lương để giãi bày giùm, nhờ thế mà nhẹ lòng, nhờ thế mà khúc ca Nam Bộ cứ kéo dài mãi qua thời gian, sống mãi mặc kệ đã bao nền văn hóa khác bị mai một, chết dần.

Nhưng rồi khi người ta giã từ quê hương đi đến một chân trời mới, xứ sở mới. Những bài hát trên chuyến xe lại như những giọt nước mắt lìa xa, thấy não nề, sầu thảm đến thê lương. Những câu hát mà giờ đây khi ta có đủ từng trải, khi ta đang ở trong một cuộc chia ly mới thấy thấu hiểu ra bao điều, đó là những giọt nước mắt của một cuộc tình bị cắt lìa  khi:

Ngày mai xa cách hai đứa hai nơi,

Phút gần gũi nhau mất rồi

Tạ từ là hết người ơi!

(Nỗi Buồn Hoa Phượng)

Có thật chỉ một lời tạ từ bằng câu ca là hết thật không, là có thể gạt đi bao nhiêu nỗi buồn không  hay chỉ làm lòng ta thêm nhớ, thêm đau bởi thấy chuyến xe đang lăn dài khỏi vùng đất ta yêu, bởi nhìn thấy hai bên cửa không phải ruộng, không phải cây xanh lá nữa mà thay bằng những tòa nhà xám xịt, chen chúc nhau tìm chỗ thở. Nhìn quanh quắt  thấy con người ta coi sự ra đi như môt điều bình thường, họ không lưu luyến, họ dửng dưng với thứ nhạc đang tiễn họ đi bằng cách trốn vào giấc ngủ hay nghe một thứ nhạc khác tân tiến hơn, hiện đại hơn, bắt tai hơn và ồn ào hơn. Ta thử tưởng tượng nếu một ngày những thứ nhạc quê buồn não nề, sến rện đến chảy nước bị thay chân bằng một thứ nhạc xập xình hơn, nhộn nhịp hơn, bắn tai hơn nhưng cũng cạn hơn thì sao? Thì vẫn vậy, chuyến xe vẫn đưa đón người đi, người về. Nhưng với những người con yêu miền Nam Bộ thân thương thì đó như một sự mất mát lớn của cả một miền nhớ, miền thương bởi nhạc Nam Bộ nói chung không chỉ thấm ở giai điệu mà còn thấm ở câu ca, thấm ở cái tình tác giả gửi gắm, thấm ngay cả cách hát, cách lấy hơi mà các ca sĩ hát dòng nhạc này truyền tải và thấm nhất đó chính là những miền kỷ niệm với nhạc Miền Nam.

Đó là những giai điệu trữ tình, dân ca, cải lương, từng giai điệu là từng câu truyện, từng xúc cảm người viết, người hát gửi gắm. Và đễ thấm được những câu truyện lại là do mỗi người.

Bởi thế mới nói nhạc Nam Bộ chỉ hay nhất khi hát trong những góc phố nhỏ, chỉ hay nhất khi hát từ miệng một cô bán cá ngoài chợ khi tập tụ cùng chị em tiểu thương, một chú công nhân xây dựng đang hứng chí trên bàn nhậu hay những sinh viên tay ôm đàn ngồi lê nói chuyện vì đó chính là bản chất của nhạc Nam Bộ, giản dị không hoa mỹ nhưng lại ăn dần, ăn dần vào máu vào tim của con người nơi đi thành một dòng chảy rất riêng tạo thành hai tiếng thân thương: “Nam Bộ”.

© Tri Huynh – blogradio.vn

Mời xem thêm chương trình:

Hãy mỉm cười như loài hoa vô ưu

Tri Huynh

Được sống, được mơ và được đam mê.

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Ngọn nến được thắp lên

Ngọn nến được thắp lên

Anh nói có lẽ bây giờ người ta quá quen với những công nghệ kỹ thuật hiện đại, đã quá quen với những ánh sáng điện rực rỡ chói lòa và thông dụng nên đã quên mất những cảm xúc trong tim mình khi có ngọn nến được thắp lên. Và anh đã bật lửa châm vào nến ngay sau đó.

Về để thấy tết (Phần 2)

Về để thấy tết (Phần 2)

Phải chăng, chuyến này về, suy nghĩ nó đã chín chắn? Nó đã thôi hoài nghi về những người xung quanh nó, xoay quanh ba và cả gia đình của nó. Hay chính sự xô đẩy của xã hội khiến nó trân trọng về tình cảm gia đình của mình hơn?

Tuổi lênh đênh

Tuổi lênh đênh

Con gái ở tuổi đó như con thuyền lênh đênh trên biển khơi vậy, chính nó sẽ tự định hướng cho mình sẽ đi đâu, sẽ trôi vào bến bờ nào. Mà nhiều lúc nó cứ ương bướng tự nghĩ tự quyết chứ chẳng thèm nói cho ba mẹ biết, hay nghe theo ý kiến của ba mẹ của người lớn bao giờ.

Về để thấy tết (Phần 1)

Về để thấy tết (Phần 1)

Lúc đó, nhà vẫn là nhà, nhà có Liên, có ba và em trai của nó. Giờ với nó, cái đó không được gọi là nhà. Có thể nó vẫn sẽ về, nhưng về chỉ để nấu cho má bữa cơm, rồi lại đi. Đối với Liên, còn má mới còn gia đình, còn nhà để nó quay trở về. Còn lại, không đáng.

Số cuối ngày sinh Âm lịch tiết lộ sự giàu có, ai sở hữu cả đời gặp may mắn

Số cuối ngày sinh Âm lịch tiết lộ sự giàu có, ai sở hữu cả đời gặp may mắn

Mỗi số trong ngày sinh không chỉ là một ký hiệu, mà còn là một biểu tượng của năng lượng vũ trụ, ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc đời mỗi người.

Ai nói là tôi không thích cậu?

Ai nói là tôi không thích cậu?

Cũng không hiểu từ khi nào, tôi bắt đầu vô thức tìm kiếm bóng hình cậu ở bất cứ đâu. Tôi tự hỏi, có phải vì tần suất cậu xuất hiện trước mặt tôi quá nhiều, hay vì một cảm xúc lạ lẫm đang dần nảy mầm mà tôi không thể diễn tả?

Bạn có nhìn thấy mình ở những năm tháng sau này

Bạn có nhìn thấy mình ở những năm tháng sau này

Tôi đã từng suy nghĩ rất nhiều, tưởng tượng bản thân mình của những năm về sau sẽ như thế nào, nếu vẫn duy trì nếp sống như hiện tại, có lẽ thời gian mà tâm hồn tôi héo mòn, kiệt quệ cũng sẽ không còn xa nữa.

Tuổi thơ chung lối, thanh xuân ngược hướng

Tuổi thơ chung lối, thanh xuân ngược hướng

Tớ không nhớ rõ mình thích anh từ bao giờ. Có thể là từ một lần anh bất ngờ đưa tay ra kéo tớ chạy dưới cơn mưa đầu hạ. Có thể là từ một lần anh lặng lẽ nhường phần quà của mình cho tớ khi tớ khóc vì bị thua trò chơi. Hoặc có thể… tớ đã thích anh từ lâu lắm rồi, chỉ là đến một ngày, tớ mới chịu thừa nhận điều đó với chính mình.

Cậu còn ở Hà Nội chứ?

Cậu còn ở Hà Nội chứ?

Khi gió mùa đông bắc về, tôi càng cảm nhận rõ nét sự thiếu vắng của Cậu—như một nhịp điệu không còn vang lên trong bản hòa ca của cuộc sống. Hà Nội, với tất cả vẻ đẹp và nỗi nhớ, đã trở thành một phần tâm hồn tôi, nơi mà mỗi con phố, mỗi tiếng cười đều gợi nhắc về Cậu. Liệu rằng, trong những sớm mai se lạnh hay chiều hoàng hôn rực rỡ, Cậu có còn ở đây, lắng nghe những tâm tư của tôi giữa lòng thành phố này?

Những bài học sâu sắc đến từ gia đình

Những bài học sâu sắc đến từ gia đình

5 năm trôi qua, thời gian không dài cũng không ngắn nhưng đủ để tạo những bước ngoặt trong cuộc đời mỗi người. Chúng ta không chỉ có một gia đình chung mà ai cũng sẽ có, một gia đình riêng, một cuộc sống riêng.

back to top