Có căn nhà nằm nghe nắng mưa - Có một Sài Gòn xưa cũ
2018-12-07 01:26
Tác giả:
Dù đã hơn một năm công chiếu nhưng Có căn nhà năm nghe nắng mưa vẫn là bộ phim tràn đầy cảm xúc. Từ tình người, tình làng xóm, tình vợ chồng và cả tình yêu đôi lứa cho đến tình cảm thiêng liêng nhất là tình mẫu tử. Bộ phim còn là lời nhắc nhở về một Sài Gòn ta đã quên và cả về những tình cảm gần gũi mà ta đã bỏ lạc đâu trong cuộc sống bộn bề..
Nói về phim Việt Nam cố gắng kiếm tìm một bộ phim để gọi là hay - không hài nhảm, không dong dài, không lỏng lẻo về kịch bản và có diễn viên tốt đã khó chứ chưa bàn đến một bộ phim xuất sắc. Dẫu vậy chúng ta vẫn tìm được những bộ phim hay trong những năm gần đầy và có một lượng khán giả Việt chịu ra rạp xem phim hay, đó là sự khởi sắc của điện ảnh Việt Nam.
Bởi dường như những bộ phim hài nhảm với các tên tuổi siêu sao đã không còn đủ khả năng hấp dẫn nguời xem nữa và khán giả cũng không còn dễ dãi để bị đánh lừa bởi truyền thông mà giờ đây khán giả xem phim cần những cảm xúc thật sự. Và Có những căn nhà nằm nghe nắng mưa chính là một bộ phim như thế, khi nó vượt qua khỏi ngưỡng tính từ “hay” mà chỉ còn là sự thảng thốt giữa “tuyệt đẹp’ và “đủ đầy”.

Có căn nhà nằm nghe nắng mưa có cốt phim vô cùng đơn giản và mọi khúc mắc được giải quyết ngay từ đầu nên điều khiến người xem quan tâm có lẽ chỉ là cảm xúc, một cảm xúc chân thật và tràn đầy. Và điều đáng nói nữa là dàn diễn viên đã nổ lực diễn tròn vai và mang đến cho khán giả nhiều xúc cảm. Từ những diễn viên trẻ như Dương Cường, Hồng Trang hay vai Minh, vai Vũ cho đến những diễn viên đã quen mặt với khán giả như Kiều Oanh, Thanh Nhất, Kiều Trinh và những nghệ sĩ gạo cội một thời của sân khấu kịch nói miền Nam Lê Binh, Tấn Thi, Kim Xuân, Ngọc Giàu. Dù quy tụ một dàn diễn viên đa dạng lứa tuổi thế nhưng Có căn nhà nằm nghe nắng mưa không bị chênh lêch quá nhiều về diễn xuất.
Phải chăng chính đạo diễn Mai Thế Hiệp nuốn nói rằng thứ tạo nên Sài Gòn không phải là sự hào nhoáng bên ngoài, không phải là xe cộ lúc nào cũng tấp nập, không phải là ánh đèn bật từ sáng đến đêm mà thứ tạo nên Sài Gòn chính là tình người.

Họ là những con người ở tứ xứ tụ họp về đây, nhưng trong họ luôn mang một tình yêu dành cho nhau dù là trogn quá khứ hay ở hiện tại. Có thể nói không phải hiển nhiên mà chú Đượm, mà cô Thuý Diễm, mà ông Phát ở lại khu chung cư để chăm sóc cho bà Tư, đó chính là ngọn lửa tình người trong tim đã gắn chặt họ, giúp họ sống với nhau. Mặc ngoài kia là cuộc sống bộn bề, khó khăn, mặc cho những sự hiện đại đang xâm lấn, ăn mòn dần Sài Gòn thì họ vẫn vậy, vẫn ở đó, vẫn yêu thương nhau mà sống như những năm nào. Điều đó cho tôi niềm rằng dù cho mọi thứ có đổi thay ra sao thì tình người ở đất Sài Gòn vẫn luôn còn mãi, vẫn luôn rông mở dù bạn là người ở nơi nao. Vì ở Sài Gòn chẳng có người miền trong, miền ngoài, chẳng có người gốc Sài Gòn như ở Hà Nội mà Sài Gòn chỉ có duy nhất ranh giới giữa người tốt và người xấu mà thôi. Và dù có là người xấu, có những lầm lỡ thì chính người Sài Gòn vẫn sẽ dang rộng vòng tay tha thứ bạn, cho bạn một cơ hội để làm lại mình.
Trong phim ta không chỉ bắt gặp tình làng xóm, tình người Sài Gòn mà quan trọng trên hết đó còn là tình mẫu tử thiêng liêng, đậm đà đến nghẹt thở. Người mẹ chờ con trong ba mươi năm trời ròng rã với niềm tin mãnh liệt rằng thằng Minh con bà vẫn còn sống và rồi đến một ngày nó sẽ trở về với bà. Người mẹ chờ mỏi mòn đến độ bất lực phải lên đến đài truyền hình tham gia cuộc thi hát chỉ với ước muốn rằng cho đứa con trai thấy mặt mình để có thể gọi tên nó, tìm kiếm nó cho bằng được.

May thay bà Tư trong Có căn nhà nằm nghe nằng mưa vẫn được ra đi với đúng ước nguyện của mình. Bà được lên truyền hình để nói lên tâm tình người mẹ, để nhận lỗi với con mình (dẫu chỉ là giả). Bà được mất trong tay “người con trai” của mình và cũng may thay đoạn kết phim thật đong đầy khi mà đạo diễn Mai Thế Hiệp đã cho gia đình của bà được đoàn tụ, được hạnh phúc bên nhau. Và dẫu dù không mất trong vào tay của đứa con thật của mình nhưng tôi tin Bà Tư vẫn rất hạnh phúc vì bà đã ra đi trong một không khí đầy ấp tình người, của cả ba thế hệ Sài Gòn xưa và nay
Điều có lẽ là xót xa nhất mà phim mang lại chính là nhân vật ông Phát, người đàn ông cô đơn lạc lõng giữa Sài Gòn. Ông Phát cô đơn bởi ông không còn gì cả, vợ đã mất, con trai nuôi cũng đã đi, chỉ có ông là sống mãi trong cái đất Sài Gòn này. Thử hỏi khi những người chòm xóm cuối cùng sau này họ cũng dọn đi, tình người cho ông Phát nương tựa cuối cùng cũng đã tắt thì phải làm sao. Mặc dù có lẽ ông là vai phản diện nhưng ông là một vai phản diện tội nghiệp khi ông bị mất đi đứa con trai yêu quý của mình và dù ông tìm cách trả thù bà Tư thì ông vẫn thú nhận rằng: Chính ông cũng bị dằn vặt, chính ông cũng phải đau khổ suốt quãng thời gian bà Tư đợi con. Điều đó còn cho ta thêm một thông điệp ý nghĩa của cuộc sống: Hãy sống chan hoà và tha thứ ắt hẳn mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng và bình yên.

Qua tất cả phim còn cho ta thấy sự hiện đại đang dần đổi thay Sài Gòn. Sài Gòn đang bị mất dần những ngôi nhà chung cư cũ thay vào đó là những ngôi cao ốc đồ sộ, Sài Gòn đang bị mất đi những nếp xưa cũ thay vào đó là nếp sống hiện đại và ồn ào. Dẫu vậy có một thứ mà mãi Sài Gòn sẽ chẳng bao giờ mất đi đó chính là tấm lòng hào sảng, tình người giữa đất Sài Gòn
“Có căn nhà nằm nghe nắng mưa” có thể nói là một bộ phim đủ đầy. Đủ đầy từ cảm xúc đến hình ảnh và cả đến nội dung. Đó như là một minh chứng về biết bao tinh càm ở nơi Sài Gòn và là một bản đổi chứng giữa Sài Gòn xưa và nay để ta ngỡ ngàng nhận ra Sài Gòn đã đổi thay như thế nào.
© Tri Huynh – blogradio.vn
Phản hồi của độc giả
Xem thêm

Suy nghĩ về tiêu đề "Bước chậm lại giữa thế gian vội vã" của Đại Đức Haemin
Vậy thì “bước chậm lại” để ngắm nhìn vạn vật đang chuyển mình trong gió, bước chậm lại để ta thấu hiểu hơn về cuộc đời, về con người, hay đơn giản là bước chậm lại để gom nhặt những “mảnh người” của chính mình, để biết ta còn biết buồn, biết yêu, và biết tất thảy mọi cảm xúc như con người.

Mưa bóng mây
Chúng ta rồi sẽ yêu một người nào khác, khi tìm được một trái tim thực sự đồng điều với mình, cậu nhỉ. Chỉ tiếc, đó chẳng phải tớ, cũng chẳng phải cậu.

Đón chào ngày mới
Đón ánh sáng hừng đông gợi mở, Chào bình minh ló rạng, đêm tan. Cho ngày mới rực nắng vàng, Chim ca, hoa nở, mây ngàn lững lờ.

Đợi
Thú thật với mày là bây giờ tao chẳng cảm thấy gì trong lòng cả, đau cũng không mà buồn cũng không. Tao chỉ thấy… hình như ở ngực trái tao bị khoét mất một mảng khá lớn đấy.

Vẫn là chính mình
Tôi làm gì cũng chẳng ai quan tâm, bệnh đau cũng một mình phải chịu đựng. Mọi người đâu biết rằng tôi là con người, cũng có cảm xúc và làm sao chịu đựng nổi biết bao nhiêu chuyện xảy đến như vậy. Anh đã làm tôi bắt đầu thay đổi và suy nghĩ tích cực hơn.

Nếu một ngày không còn Mẹ
Nếu một ngày không còn mẹ Cơm nhà không còn nóng Cá nhà chẳng còn ngon Trong nhà không có mẹ Chỉ có gió ngoài hè.

Mất bao lâu để quên một người, và phải mất bao lâu mới có thể quên đi sự phản bội?
Một ngày, anh cầu xin cô cho anh gặp cô lần cuối, anh quỳ xuống trước mặt cô và xin lỗi. Anh xin lỗi vì anh hèn nhát, xin lỗi vì đã làm khổ cô, anh xin lỗi vì đã không thể ở bên cạnh cô được nữa. Và rồi, một tuần sau anh đi phát thiệp mời cưới.

Lời hứa cuối cùng
“Giữ lấy nhé, em cần hơn anh mà.” Anh nói rồi quay lưng bước đi dưới cơn mưa, bỏ lại cô với sự ấm áp bất ngờ len lỏi trong tim.

Thanh xuân của tôi
Cô và cậu ấy vẫn đi về cùng nhau, vẫn ngồi học cùng nhau ở cái bàn học bên cạnh cửa sổ của cô, thi thoảng vẫn cãi nhau chí choé, giận dỗi nhau như vậy. Nhưng cô không để ý là giờ mỗi lần cãi cọ nhau, cậu ấy ít đôi co với cô hơn, thường im lặng và cũng là người luôn sẽ làm lành trước với cô.

Đánh mất tình yêu
Cuộc sống như thế làm sao có hạnh phúc được hả anh? Bởi thế nên làm sao em có thể đặt niềm tin vào tình yêu được. Trên thế gian này, có mấy ai từng hạnh phúc trong tình yêu đâu. Cả những người yêu và bên nhau hơn mười năm nhưng rồi cũng chia tay.