Hãy nói ra điều mình thích và nỗ lực đến cùng
2021-09-06 01:30
Tác giả: ch 1910
blogradio.vn - Nắng vàng vắt trên khung cửa sổ, ly trà nhỏ trên tay cạn dần. Bạn hãy suy nghĩ kĩ khi hướng nghiệp và cuộc sống không hề bó buộc bạn vào một ngành nghề nhất định, nên hãy mạnh dạn “nói ra điều mình thích” và “duy trì điều bạn muốn làm”. Với tôi là mạnh dạn nói ra việc muốn trở thành một nhà văn và duy trì học tập để trở thành một bác sĩ tài giỏi. Chút trà cuối cùng vương vị lại nơi khóe môi, còn đam mê vương vấn trái tim không rời.
***
Thủ đô những ngày giãn cách kém sôi động hơn hẳn, không quá tĩnh lặng, yên ả nhưng cảm nhận rất rõ tinh thần và trách nhiệm phòng chống dịch bệnh.
Tôi pha một ly trà nóng ngồi bên ô cửa sổ nhỏ. Trời Hà Nội gần đây thật nóng bức và khó chịu, ly trà hoa cúc nhỏ làm tinh thần tôi khoan khoái hơn rất nhiều. Cái nóng này làm tôi nhớ đến những ngày hè oi bức phải cắp sách ôn thi Đại học, cảm giác mới như vừa hôm qua thôi. Thông báo điểm vừa có, như mọi khi báo đài liền rầm rộ, các trang mạng đua nhau đăng thông tin xét tuyển đại học, cao đẳng, rồi cảm xúc hoang mang, lo lắng của bao sĩ tử, làm tôi suy nghĩ thật nhiều về chuyện hướng nghiệp của bản thân mình.
Tay đưa ly trà nhỏ lên miệng, vị hoa cúc ngọt ngào nơi đầu lưỡi, phảng phất bên cánh mũi mùi thơm dịu nhẹ, tinh thần trở nên thoải mái hơn nhiều. Hồi đi học, tôi cũng mệt mỏi băn khoăn về chuyện: Mình giỏi gì? Mình muốn học gì? Gia đình có ủng hộ không?
Tôi không dám nhận mình trưởng thành hơn các bạn cùng trang lứa, nhưng nói về vấn đề hướng nghiệp thì có lẽ tôi đã bắt đầu nghĩ từ thuở ấu thơ. Khi học cấp một, các bạn cùng trang lứa như tôi gắn liền với chiếc tivi nhỏ, ngày nào cũng xem đủ mọi phim nên tôi mê nhiều ngành lắm, nào là thiết kế thời trang, kinh doanh, diễn viên, ca sĩ…, đúng là tuổi thơ của nhiều bạn nhỏ luôn là mơ mộng đáng yêu như thế. Nhưng câu chuyện vui đó chưa hẳn là vấn đề nhức nhối hướng nghiệp.
Tôi bắt đầu đặt ra câu hỏi về nghề nghiệp khi mình còn là một học sinh lớp 8, lúc đó tôi là một cô gái nhỏ chuyên Văn đầy mơ mộng. Tôi muốn bản thân mình trở thành một nhà báo, nhà văn hay ít nhất là một luật sư tài ba. Nhưng cha mẹ liền lắc đầu cười nhẹ. Gia đình tôi sống tại một vùng quê yên bình, cha mẹ là những người dân lao động chất phác, họ cưới nhau khi còn rất trẻ, cả hai nghèo và chẳng có gì trong tay. Đối với một cô chị cả đầy mơ mộng lớn lên trong cái nghèo, tôi ươm mầm văn học và khao khát được thể hiện mình. Nhưng lúc đó với cha mẹ tôi mà nói, luật sư hay nhà văn, nó là những nghề mà tôi không đủ tài năng theo học.
Lên lớp 9, tôi tham gia cuộc thi học sinh học sinh giỏi môn Văn cấp tỉnh, may mắn khi gặp nhiều người thầy tài giỏi. Lúc đó tôi tự cấy vào trong đầu mình tư tưởng chỉ cần học thật giỏi để chứng minh rằng bản thân đủ tài năng, trí tuệ thì ước mơ sẽ được ươm mầm và nở hoa.
Lên cấp ba, tôi thi vào trường ở thị trấn nhỏ, gặp gỡ nhiều người tài giỏi và nghị lực. Khi đó gia đình tôi gặp vấn đề về tài chính, tôi nghĩ đến câu “phi thương bất phú”, rồi tìm hiểu nhiều về thị trường, hàng hóa, doanh nghiệp, mê mệt với các cuốn sách kinh doanh cùng nhiều thần tượng giàu có đi lên từ cái nghèo, từ các tấm gương thế giới như Larry Ellison, Leonardo Del Vecchio hay Jan Koum… cho đến các nhà kinh doanh lớn tại Việt Nam như “vua cà phê Việt” Đặng Lê Nguyên Vũ… tôi ấp ủ thật nhiều ước mơ về khởi nghiệp ở tuổi 16.
Đến khi lên lớp 11, cha mẹ tôi tỏ ý không muốn tôi học Đại học, vì tôi chỉ giỏi văn, các môn học khác đều bình thường và đặc biệt, gia đình tôi nghèo. Tôi sống cùng hai em nhỏ, bố mẹ và bà nội. Tiền trong nhà chỉ đủ ăn, chứ nuôi tôi học Đại học là chuyện vô cùng vất vả. Đôi ba lần khi say rượu, cha tôi nói rằng, nhà nghèo học không xin được việc, không có tiền lo cho học.
Tôi đã khóc rất nhiều, nghĩ thật kĩ thì mình còn hai em nhỏ, không đành lòng để cả gia đình phải khổ. Chính vì vậy, tôi tin mình có thể học nghề và thành công. Khi ấy, tôi quyết tâm trở thành Bartender, Barista nổi tiếng, vì tôi mê ẩm thực và có vị giác khá nhạy bén.
Tôi bắt đầu đi học thêm tại một trung tâm Tiếng Anh nhỏ, đó là lần đầu tiên tôi đi học thêm. Gia đình nghèo nên việc đi trung tâm học là chuyện xa vời với tôi. Trong một tháng Tiếng Anh của tôi có cải thiện nhiều, từ việc ấm úng vài từ đơn giản đến khi tôi tự tin nói một đoạn văn, dù còn sai nhiều về phát âm, nhưng đó cũng là sự tiến bộ lớn với tôi rồi.
Nhưng cuộc sống chưa bao giờ là dễ dàng với một ai cả. Mẹ tôi lam lũ vất vả quanh năm và thường xuyên bị bệnh nặng. Cứ vài năm lại mắc bệnh, cũng đôi lần nguy cấp, từ chửa ngoài dạ con khiến mẹ mất đi một bên buồng trứng, đến ung thư vòm họng, rồi ti tỉ thứ bệnh khác. Không chỉ kinh tế trong gia đình gặp nhiều vấn đề, mà tinh thần mọi thành viên trong gia đình cũng xuống dốc, đặc biệt là mẹ - người gánh chịu mọi đau đớn và phiền lo.
Đầu năm lớp 12, bố tôi đi làm xa, mẹ làm tại một nhà hàng nhỏ, với công việc bán hàng thuê, nghe có vẻ nhàn hạ hơn rất nhiều so với việc làm ngoài trời nắng gắt, nhưng tính chất công việc bị bó buộc thời gian rất nhiều. Mẹ đi làm từ 6 giờ 30 sáng đến tận hơn 21 giờ mới được về. Lúc đó, em út tôi mới lên 2 tuổi, bà nội ở nhà phải lo chuyện đồng áng đến nhà cửa.
Em tôi thường xuyên bị ốm, có những ngày tôi đi học thêm về, trời tối mịt, nhà cách trường 8km, hẳn là một quãng đường xa để đi học. Tôi nhớ có những hôm học cả ngày về, lại ôm em bé đi khám, nó ho và sốt thường xuyên. Tôi bị bệnh về phổi, nên rất sợ em mình cũng mắc. Nhiều lúc, con bé khóc nhiều quá, tôi chỉ biết ôm nó vào lòng và nức nở theo.
Tôi cũng thường xuyên xuống chỗ mẹ làm để phụ giúp, có những khi ít khách, tôi trông hộ, mẹ về với em. Tôi nhớ, đó là một ngày đầu đông chớm rét, em tôi ốm, trưa đó tôi trông quầy hàng hộ mẹ để mẹ về bế em. Nhà xa trường, tôi phải đi học sớm, hơn 13h mà mẹ không xuống quán, tôi cũng lo đi học muộn, liền gọi điện kêu mẹ xuống nhanh lên. Khi mẹ xuống, tôi thấy mẹ lao thật nhanh vào quầy bán, úp mặt xuống bàn và khóc thật to.
Tôi sững sờ thật lâu vì tôi chưa thấy mẹ như vậy bao giờ. Tôi lặng người đôi phút rồi ôm mẹ khóc, tôi nức nở không ngừng. Chiều đó, thật may tôi không đi học muộn. Lại có lần mẹ bị bệnh, tôi ngồi một mình trước của phòng khám, đầu óc không nghĩ được gì, chỉ nhìn mãi vào tấm biển phòng bệnh mà bất lực, lúc đó tôi ước mình có thể làm điều gì có ích. Tất cả điều đó là lý do để tôi đi đến một quyết định không ngờ “Tôi muốn học y”.
Sau đó là những ngày tháng khó khăn hơn rất nhiều của tôi. Học y mất 6 năm Đại học, rồi lại học lên chuyên ngành và hàng tỉ thứ nối đôi nhau phải học. Với hoàn cảnh gia đình khó khăn thì học y là chuyện xa vời. Nhưng trước khi nghĩ tới điều đó, tôi cần đặt ra một vấn đề “Làm sao để thi đỗ vào ngành y dược?”.
Một cô gái chuyên Văn, chuyển khối sang tự nhiên, bỏ đội tuyển Văn để xin học môn Sinh học và hàng loại lời nghi vấn đến từ mọi người. Thành tích học các môn tự nhiên của tôi rất tệ, Lý chỉ thuộc lý thuyết để lên lớp, Sinh học mãi vẫn không biết nguyên phân, giảm phân khác nhau ở đâu, Hóa chỉ thuộc một công thức tính số mol, riêng Toán tôi còn không tìm được điều kiện, nói gì đến giải cả bài. Vậy làm sao để tôi học được? Làm sao thi đỗ y?.
Trước tiên bạn cần “vững tâm”. Khi tôi thưa chuyện học y với mọi người, tôi được bố mẹ ủng hộ, vì thật lòng bố mẹ nào cũng muốn cố để con cái bớt khổ nhưng bạn bè và thầy cô thì không hẳn. Tôi chỉ học được Văn và điều đó hằn sâu vào tiềm thức mọi người, tôi không thể giỏi môn tự nhiên được. Đã có vài bạn trêu tôi, học Văn đi ở đó mà mơ mộng, hay cả cô giáo cũng mắng rằng, bỏ đội tuyển Văn để thi y, mình phải biết thế mạnh của mình để thành công, nghề nghiệp gắn cả đời chứ không phải là chuyện đùa cợt.
Nói vậy cũng phải, thử nghĩ xem một cô lớp trưởng mẫu mực như tôi, với thành tích Văn ở trường khá cao, mà bỏ đội tuyển thì cũng là điều rất ngạc nhiên với nhiều thầy cô, đặc biệt là cô chủ nhiệm. Nhưng chỉ vài tháng tôi đã đánh bại nghi vấn của mọi người.
Tôi bắt đầu từ việc học lý thuyết với cuốn sách giáo khoa, đi học thêm, nghe giảng qua các trang mạng và bắt đầu từ những bài cơ bản nhất. Tôi học thuộc từng công thức Hóa học, học đến nát cuốn sách hóa 12, có những đêm thức khuya đến tận sáng chưa giải xong một bài đơn giản.
Tôi đi học Toán và gặp được một người thầy dễ tính và nhiệt tình, với sự chăm chỉ và học thuộc nhanh, tôi bắt đầu đạt được thành tích tiến bộ rõ rệt, để tất cả bạn bè và cô giáo phải ngạc nhiên. Thế nhưng tôi tự vấn rằng “Thật sự tôi thi đỗ y chứ?” Ngay từ ban đầu tôi tự nghĩ, tôi chỉ thi vào các ngành điểm thấp hơn như điều dưỡng, xét nghiệm… Nhưng tôi dần nhận ra, tôi yêu thích điều gì, tôi tìm hiểu về y cổ truyền và bắt đầu thấy sự diệu kì của nó, nhưng điểm số thi vào, không hề dễ thở. Bằng những đêm thức muộn, những buổi trưa không nghỉ ngơi, tôi đã học được từng bước để đi đến điểm số 9, 10 trong một khoảng thời gian dài nỗ lực. Tôi bắt đầu làm đề và giải các câu dạng khó, chuyển sang lớp tự nhiên bắt kịp được nhịp học và dần không quá lo lắng về khả năng của mình.
Nhưng chuyện học và chuyện thi rất đúng khuôn mẫu “học tài thi phận”, tôi đã khóc cả đêm về điểm 8,2 môn Toán, vì tôi chắc chắn mình đã được 9 rồi. Nếu với bạn học sinh khác đó là một điểm số tự hào, nhưng thi vào y thì đó là thất bại và khả năng cao hy vọng đã hết. Rồi mọi nỗ lực và cố gắng của tôi được đền đáp, điểm cao trong môn Sinh và Hóa là hy vọng để tôi đỗ trường y. Cuối cùng tôi đỗ vào một trường y tại Hà Nội và vào khoa y học cổ truyền như mình mong muốn.
Vậy trong quá trình học thật sự áp lực không? Có mệt mỏi và nản chí không? Có, đã có lúc tôi bật khóc trong đêm, muốn dừng lại và thừa nhận bản thân yếu kém, tôi cũng đau lòng day dứt khi thấy cha mẹ cực khổ lam lũ kiếm tiền cho tôi học thêm. Nhưng vượt qua tất cả, tôi nhận ra bản thân có tài năng và muốn khẳng định mình.
Nếu không có học thức thì chẳng thể thành công, “học” ở đây là bao gồm tất cả việc học đại học, cao đẳng, học nghề, du học hay tự học… Sẽ là câu chuyện đau lòng hơn nữa nếu vài năm tới tôi không thể giúp đỡ bố mẹ chuyện tài chính vì bản thân còn vật vã bữa đói bữa no ngoài xã hội, sẽ đau đớn hơn khi tôi không làm tròn vai một người chị, chẳng thể khuyên bảo đôi điều để định hướng nghề nghiệp cho hai đứa em. Vì vậy phải không ngừng nỗ lực học hỏi dù con đường phía trước là gì đi chăng nữa.
Nếu cố gắng thì sẽ có kỳ tích. Một cô gái chuyên Văn, yếu kém các môn tự nhiên đã đạt 26 điểm trong kì thi Đại học, với số điểm môn Sinh học cao nhất trường, đậu vào một trường y như mong muốn. Dù ôn thi các môn tự nhiên nhưng vẫn tham gia cuộc thi văn học như tham gia cuộc thi Học sinh giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn, cuộc thi Sáng tạo khoa học kĩ thuật với đề tài tìm hiểu tâm lý học sinh.
Tôi muốn nhắn nhủ với bạn “Nếu đủ tài năng làm điều mình thích thì ắt hẳn bạn sẽ tìm ra cách để duy trì nó”. Từ những ngày học năm nhất, tôi đã đi làm thêm nhiều việc để có tiền trang trải, từ làm gia sư, viết content, làm mẫu make up… Nếu cố gắng bạn hoàn toàn có thể vừa kiếm tiền vừa học, vất vả nhưng mang lại cho bạn nhiều trải nghiệm hơn để trưởng thành.
Nắng vàng vắt trên khung cửa sổ, ly trà nhỏ trên tay cạn dần. Bạn hãy suy nghĩ kĩ khi hướng nghiệp và cuộc sống không hề bó buộc bạn vào một ngành nghề nhất định, nên hãy mạnh dạn “nói ra điều mình thích” và “duy trì điều bạn muốn làm”. Với tôi là mạnh dạn nói ra việc muốn trở thành một nhà văn và duy trì học tập để trở thành một bác sĩ tài giỏi. Chút trà cuối cùng vương vị lại nơi khóe môi, còn đam mê vương vấn trái tim không rời.
© ch 1910 - blogradio.vn
Xem thêm: Đừng yêu ai đó quá nhiều và đợi chờ người tình quá lâu
Phản hồi của độc giả
Xem thêm
Hành trình đi đến tự do
“Dám bị ghét” không bênh vực cho tôi, không đứng về phía tôi, ngược lại, nó giải thích một cách hợp lý tất cả nguyên nhân khiến tôi chọn sống một cuộc đời tệ bạc như vậy.
Hãy trao yêu thương khi còn có thể
Tôi nhận ra từ trước giờ tôi luôn mong người khác phải hiểu và thông cảm cho tôi mà tôi quên đi rằng tôi chưa đặt mình vào vị trí của bất cứ ai để hiểu cho họ.
3 năm tới, có 5 con giáp vận may ập tới, tài lộc thăng hoa
Trong tương lai, 3 năm tới hứa hẹn sẽ là quãng thời gian vô cùng rực rỡ và thịnh vượng cho 5 con giáp may mắn dưới đây.
Hoa anh đào nở dưới đôi mắt của em
Em cười, và nụ cười của em như ánh nắng xuyên qua những cánh hoa, khiến cả thế giới xung quanh bỗng chốc bừng sáng. Tôi nhớ như in hình ảnh em đứng dưới cây anh đào, mái tóc bay trong gió, đôi mắt sáng rực như những cánh hoa hồng thắm.
Lá thư gửi đến thiên đường
Đến bây giờ, khi nói về bà đó chỉ còn là kí ức, là kỉ niệm, là những khoảnh khắc chợt hiện về trong chớp mắt, rồi lại đi trong vấn vương, để lại bao nhung nhớ trong tâm hồn. Cuộc sống không thể quay ngược trở lại, hoài niệm cũng chỉ là hoài niệm, thứ người ta cất giấu bên trong là những khắc khoải, suy tư.
Đắng cay
Anh vẫn biết dẫu tình là hoa chớm nở Thì em ơi những giọt vị ân tình Em vẫn sẽ yêu anh nhiều chứ Và lòng này sẽ vẫn là ái ân
Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi
Nhiều người cảm thấy bị tổn thương, thấy mình không có giá trị khi không ai quan tâm đến mình và nghĩ rằng mình bị bỏ rơi. Vì thế, bạn cần học cách vượt qua giây phút ngờ vực và cần biết trân trọng giá trị của bản thân. Sau đây là những cách giúp bạn vượt qua cảm giác này.
Đơn phương yêu một người
Lắm lúc tôi tự hỏi vì sao chúng ta lại chọn một kết cục buồn đến thế, hoang hoải đến thế. Nhưng cuộc sống này chính là như vậy, có những nỗi nhớ mãi không nói thành lời, có những lời thầm kín suýt chút nữa đã được bày tỏ nhưng cuối cùng chỉ đành giấu nhẹm sau tất thảy.
Điều gì đợi chúng ta sau cánh cửa cuộc đời?
Giống như một chiếc lá rụng xuống để làm chất dinh dưỡng cho đất, để từ đó những mầm non mới nảy mầm. Phải chăng cái chết chỉ là một sự chuyển hóa từ dạng sống này sang dạng sống khác?
Câu chuyện về một nhà thơ…!
Tâm hồn của hắn, cũng xô bồ và phức tạp như những bài thơ mà hắn viết vậy! Có lúc hắn vui vẻ hồn nhiên, vô tư lạc quan yêu đời. cũng có lúc hắn trầm ngâm và suy tư về một điều gì đó xa vời.