Hãy để con là đôi mắt của ba
2021-03-28 01:20
Tác giả:
Trinh Nguyễn
blogradio.vn - Năm nay con 24, ba vừa tròn 60, mấy năm qua của ba gắn liền với cây gậy gỗ, con đường đi của ba chẳng rõ ràng, cũng chẳng hề dễ dàng nhưng mà ba yên tâm, ước mơ của ba vẫn còn đó, chẳng mất đi đâu cả. Con sẽ cùng ba đi đến những nơi mà ba từng muốn đến, dùng đôi mắt của con để kể cho ba nghe những thứ con thấy được. Ước mơ của ba rồi sẽ được thực hiện chỉ là theo một cách khác thôi, ba nhé.
***
Hôm nay con vừa hoàn tất công việc của cả một ngày dài, bản kế hoạch của con được khách hàng duyệt qua, đang giai đoạn bắt đầu. Áp lực công việc đè nặng lên con được cởi bỏ một phần. Nhìn tấm ảnh trên bàn, bất chợt cảm giác ân hận kéo đến thì ra con bỏ lỡ nhiều thứ đến vậy.
Năm con lên 5, ba đi biển xa nhà. Lúc ấy con còn nhỏ quá để hiểu được những điều ba trải qua, là gió, là sóng, là mồ hôi và cả nước mắt. Mẹ hay kể, cơm ba ăn ngoài biển là những bữa cơm vội, chén cơm với sóng biển, có khi còn là cơm thiu của ngày cũ.
Năm con lên 10, nhà mình không khá giả vì vậy mỗi lần bạn cùng lớp mất thứ gì, người đầu tiên bị nghi ngờ là con. "Tôi tin tưởng con tôi, tôi tin vào nhân cách của một đứa bé 10 tuổi có gì là sai?", "Áp đặt suy nghĩ phiến diện của những người lớn vào một đứa con nít mới là thứ đáng chê trách". Ba lớn tiếng với cô giáo trước mặt tất cả các vị phụ huynh khác chỉ vì muốn bảo vệ con. Ngày ấy con chỉ thấy ba thật ngầu, những thứ sâu xa con chưa thể nghĩ tới được.
Năm con 18, con chuẩn bị cho kì thi Đại học phía trước, áp lực của một kì thi lớn khiến con thu mình lại, ít giao tiếp với ba. Con hay cáu gắt mỗi khi ba nhắc nhở con ăn uống đầy đủ, con của ngày đó đáng trách quá ba nhỉ?
Năm con 18, trước kì thi hai ngày, ba bảo ba không đi cùng con được, ba xin cho con đi cùng với chuyến xe hỗ trợ của nhà trường. Con khóc, con lớn tiếng, con trách mắng ba không quan tâm, không yêu thương con. "Sao ba không giống những người ba khác". Lúc đó ba chỉ im lặng rời đi.
Năm con 18, ngày thi chính thức, con bước vào phòng thi mà không có ba ở phía sau cánh cửa. Con đã đọc được ở đâu đó rằng "Mối quan hệ giữa những người trong gia đình sẽ thuộc một trong hai dạng hoặc là biết rất rõ về nhau, hoặc giống như những người xa lạ". Con đã từng nghĩ mình rất hiểu ba, hiểu được tính cách, hiểu được cảm xúc của ba thông qua những việc xung quanh nhưng rồi con nhận ra, con chẳng hiểu gì về ba cả. Con của những năm 18 tuổi hiển nhiên xem những điều ba làm là điều nên làm, những gì con nhận được là điều con nên được nhận.
Năm con lên 5, vì muốn cho con một ngày sinh nhật đầy đủ, có bánh kem, có bạn bè mà ba chấp nhận kéo dài chuyến đi biển thêm một ngày, chẳng may trời nổi gió mạnh. Mẹ nói đêm đó cả nhà như ngồi trên đống lửa, chẳng ai có thể chợp mắt trừ đứa bé 5 tuổi như con, thật may, ba an toàn vào bờ.
Năm con lên 10, chỉ vì muốn chứng minh con không làm gì sai, ba lặn lội đến từng nhà, gặp từng đứa bạn của con, nói chuyện với từng vị phụ huynh để hỏi rõ mọi chuyện. À thì ra, công bằng mà con nhận được, đổi bằng mồ hôi của ba.
Năm con 18, mặc cho những cáu gắt hàng ngày của con, mỗi đêm luôn luôn là một ly sữa nóng đặt lên bàn, một tô bún làm vội chỉ vì sợ con đói. Lúc đó con chẳng hề biết, con không thức khuya một mình, đằng sau cánh cửa luôn có ba đồng hành cùng con.
Năm con 18, ngày thi chính thức, con bước vào phòng thi với ước mơ về của một cuộc sống mới, còn ba chính thức mất đi ước mơ của đời ba với một đôi mắt quấn đầy khăn trắng, năm ấy ba vĩnh viễn mất đi thị lực. Đến giờ con mới nhận ra suốt cuộc đời ba chưa bao giờ nghi ngờ năng lực của con, nhân cách của con, chỉ có con nghi ngờ tình thương của ba.
Năm nay con 24, ba vừa tròn 60, mấy năm qua của ba gắn liền với cây gậy gỗ, con đường đi của ba chẳng rõ ràng, cũng chẳng hề dễ dàng nhưng mà ba yên tâm, ước mơ của ba vẫn còn đó, chẳng mất đi đâu cả. Con sẽ cùng ba đi đến những nơi mà ba từng muốn đến, dùng đôi mắt của con để kể cho ba nghe những thứ con thấy được. Ước mơ của ba rồi sẽ được thực hiện chỉ là theo một cách khác thôi, ba nhé.
© Trinh Nguyễn - blogradio.vn
Xem thêm: Trưởng thành rồi mới thấy cuộc đời chẳng bình yên như khi ở bên ba mẹ | Radio Gia đình
Phản hồi của độc giả
Xem thêm

Thanh xuân của tôi
Cô và cậu ấy vẫn đi về cùng nhau, vẫn ngồi học cùng nhau ở cái bàn học bên cạnh cửa sổ của cô, thi thoảng vẫn cãi nhau chí choé, giận dỗi nhau như vậy. Nhưng cô không để ý là giờ mỗi lần cãi cọ nhau, cậu ấy ít đôi co với cô hơn, thường im lặng và cũng là người luôn sẽ làm lành trước với cô.

Đánh mất tình yêu
Cuộc sống như thế làm sao có hạnh phúc được hả anh? Bởi thế nên làm sao em có thể đặt niềm tin vào tình yêu được. Trên thế gian này, có mấy ai từng hạnh phúc trong tình yêu đâu. Cả những người yêu và bên nhau hơn mười năm nhưng rồi cũng chia tay.

Mùa đông không anh
Hôm nay, em một lần nữa xâm phạm kí ức của hai ta, lật từng tấm ảnh cũ, em ngắm nhìn gương mặt quen thuộc, nụ cười anh vẫn vậy, ánh mắt vẫn luôn ấm áp và những cử chỉ dịu dàng… vẫn ở đó nhưng em và anh không còn cạnh nhau nữa.

Hạnh phúc riêng của mẹ
Tại sao con lại ích kỉ không quan tâm tới cảm nhận và suy nghĩ của mẹ. Rồi con nhận ra khoảng cách giữa mẹ và con dần lớn hơn là khi mẹ quyết định đi bước nữa cùng chú ấy.

Những lời chưa kịp nói: Một mối tình tuổi trẻ
Tôi không bao giờ quên cảm giác ngày hôm ấy – vừa hồi hộp, vừa hạnh phúc. Gặp gia đình cô ấy, nhìn thấy nơi cô ấy sinh ra và lớn lên, tôi như cảm nhận được sự ấm áp của một gia đình, như được trở về quê hương của chính mình.

Thích ứng với cô đơn
Những chuyện ngày xưa kể nhau nghe hằng tuần đã trở thành những thước phim tồn đọng, và chính chủ cũng đang dần quên đi những nỗi đau chứa đựng bên trong đó mất rồi.

Nếu có kiếp sau... chỉ mong hai chữ “tương phùng”
Với cô, anh là khoảng trời bình yên sau bao giông bão của cuộc đời. Để rồi thương nhau.

Hành trình chữa lành và sống sót sau chia tay
Thi thoảng, mình lại nhớ đến những kỉ niệm đẹp với người ấy, rồi lại tự đặt ra vô vàn câu hỏi, kiểu nếu như mình đã làm khác đi, nếu như mình kiên nhẫn và vị tha hơn, nếu như người ấy chịu thay đổi đi một chút nhỉ…

Mùa đót chổi
Hân thương các học trò của mình. Tình thương yêu của Hân, một cô giáo miền xuôi vượt đèo, lội suối lên gieo chữ nơi miền ngược suốt ba năm nay là cố gắng dạy cho các em viết được những nét chữ nắn nót, vuông vắn, biết đọc ê a đánh vần hay những phép tính, bài toán đơn giản.