Phát thanh xúc cảm của bạn !

Father and daughter – Khi yêu thương trở thành vĩnh cửu

2015-10-30 16:21

Tác giả: Giọng đọc: Hằng Nga

blogradio.vn - Với tôi mà nói, thì tám phút xem phim là tám phút nín lặng trong những giọt nước mắt xúc động bên màn hình. Mỗi động tác, mỗi sự ngập ngừng, cái cúi đầu, cái lặng yên... của nhân vật là một lần cảm xúc trong tôi lại dấy lên, mãnh liệt. Trong suốt cuộc đời tuy dài mà ngắn của mình, cô gái nhỏ không lúc nào ngừng thương nhớ người cha đã khuất. Để rồi sau đó là gặp gỡ, là đoàn tụ, và viết lên tình yêu thương đó hai chữ “vĩnh hằng”...

***

Cách đây mười mấy năm, trong tiềm thức của các bạn thuộc thế hệ 8x như tôi chắc hẳn đều có ấn tượng về một thước phim hoạt hình ngắn, không thoại, với gam màu trầm được chiếu trên những đoạn đệm của chương trình VTV2. Chỉ vỏn vẹn tám phút trên nền nhạc bài “Sóng sông Danube” trầm bổng, nhưng bộ phim đã diễn đạt trọn vẹn cả cuộc đời một con người cùng với miền nhớ mong khắc khoải cứ trải dài triền miên từ năm này qua năm khác. Rất da diết và xúc động.

Mở đầu là cảnh một người cha cao lớn đạp xe bên cạnh cô con gái nhỏ xíu trên đường ra bến sông. Tới nơi, người cha ngập ngừng bước xuống thuyền và ra khơi, không quên từ biệt con gái bằng những cái ôm thật chặt. Cô bé không thể ra tận mép nước nơi con thuyền của cha vừa rời neo, mà lũn cũn đứng trên bờ đê, rướn người nhìn theo bóng cha khuất dần. Từ đó, xuân hạ thu đông thay nhau biến đổi, cô con gái nọ cũng dần dần khôn lớn, có gia đình, con cái... Dáng lóc chóc trẻ thơ, rồi hiền hòa khi trưởng thành đã nhường chỗ cho một tấm lưng còng và những bước đi chậm chạp. Nhưng chưa lúc nào cô quên ra bến sông, dù chỉ là để ngước một ánh nhìn về phía chân trời - nơi ôm ấp con thuyền cùng người cha mà ngày đêm cô ngóng đợi…

Kết thúc phim, cô gái đã trở thành một bà lão. Con sông giờ cũng đã cạn, chỉ còn trơ lại chiếc thuyền của cha mà cô luôn dõi theo thuở nào. “Cô con gái” bước xuống, và từ từ nằm lại bên chiếc thuyền đó, để rồi chợt nhìn thấy bóng cha trở về trong hình hài người cha năm xưa…



Xem và cảm nhận phim hoạt hình ngắn Father and daughter

***

Một nội dung thật giản đơn, chẳng có cao trào, chẳng nhiều tình tiết, nhưng lại đẹp đẽ và cảm động đến mức tôi đã lặng đi xuyên suốt thời lượng phim. Giai điệu bản nhạc nền, từng động tác cử chỉ của nhân vật, từng khung đoạn đặc tả… đều hoàn hảo. Từ cái ôm nhẹ của người cha trên bờ đê khi tạm biệt con gái, ông bước xuống rồi lại ngập ngừng chạy nhanh lên để ôm con thêm một lần nữa thật chặt cũng đủ khiến người xem cảm nhận sâu sắc tình cảm mà ông dành cho con gái nhỏ của mình, nó lớn lao đến mức nào. Còn cô bé nhỏ xíu sau đó luôn đứng ở nơi thật cao, hết chạy sang trái rồi lại sang phải khi bóng cha đang dần bé lại chỉ để tìm cho mình một góc có thể nhìn thấy hình dáng cha lâu nhất. Tôi đã phải thốt lên rằng, liệu còn cách diễn đạt nào nhiều sức thuyết phục hơn thế nữa hay không?

Tôi vô cùng ngưỡng mộ đạo diễn đã làm ra thước phim hoạt hình này. Những gì ông đầu tư cho tác phẩm của mình sao mà tinh tế và sâu sắc quá! Không cần chiếu rõ mặt nhân vật, không cần thoại, không cần hệ thống khung cảnh hay nhân vật phụ và tình tiết rườm rà, chỉ một vài tiếng động nhỏ như tiếng ríu rít của con trẻ, tiếng chuông xe đạp leng keng của các cô nữ sinh thôi cũng đủ để người xem cảm nhận về cuộc sống cũng như thời gian đang mải miết trôi đi.



Chúng ta có thể phân biệt rõ bốn mùa thay phiên nhau biến đổi trong bức tranh cuộc đời cô con gái, cũng như sự trưởng thành của cô từ một bé gái, đến thiếu niên, thiếu nữ, rồi trung niên và cuối cùng là một bà lão. Nắng cũng như mưa, khi tuyết rơi hay bão mạnh, bất kể là ban ngày cho đến tối mịt, khi chỉ có một mình hay ở cạnh bạn bè, người yêu, gia đình… cô con gái vẫn cứ đều đều đạp xe đi đi về về trên con đường ra bến sông cũ ấy. Chỉ với một mục đích duy nhất là ngóng sự trở về của cha.

Tôi rất ấn tượng với cách nhấn mạnh vào từng cử chỉ và động tác nhân vật. Chỉ bằng cách đặc tả guồng quay của bánh xe, hay những chiếc bóng đổ dài trên mặt đường và những khoảng lặng ý nhị, mà người xem có thể cảm nhận rất rõ rệt tâm trạng cô gái nhỏ, những bước chân quả quyết khi đi, sự thẫn thờ im lìm khi nhìn xuống từng dòng nước đều đều chảy, và rồi là những guồng bánh xe nửa thất vọng, nửa buồn chán ủ rũ khi cô quay trở về.

Tôi cũng rất thích cách đặc tả sự trưởng thành của cô con gái chỉ với một động tác: cách đạp xe. Khi còn trẻ con, cô đạp xe hối hả. Khi thiếu nữ, cô đạp xe một cách hồn nhiên ríu rít với bạn bè. Khi đã có người yêu, cách đạp xe cũng trở nên thong thả dịu dàng hơn. Khi trung niên, đạp xe chậm rãi. Và khi đã già thì không đi xe được nữa, chỉ dắt xe thôi và chống mãi nhưng xe vẫn cứ đổ nhào. Chỉ riêng động tác chống chân chống chiếc xe đạp mấy lần rồi mà vẫn cứ đổ đó, cũng đã ngầm thông báo một điều gì đó. Rằng, đã đến lúc cô con gái nhỏ sẽ phải chấm dứt việc trông ngóng cha.



Tuyết rơi rồi tuyết lại tan, nước sông ngày nào còn dập dềnh giờ cũng chỉ còn là một bãi lầy hoang vắng. “Cô gái nhỏ” mà nay lưng đã còng, tóc đã bạc quyết định không trở về như bao lần mà lội xuống, đến bên chiếc thuyền xưa của cha năm xưa - thứ dường như đã nằm tại đó rất lâu rồi. Và “cô” nằm xuống. Rồi tỉnh dậy với hình ảnh cô bé con nhỏ xíu năm nào, và nhào tới bên vòng tay cha…

Một cái kết rất đẹp!

***

Lần đầu tiên xem phim này tôi chỉ là một cô nhóc mười mấy tuổi, nên tôi đã không thực sự hiểu được đoạn kết ấy. Là người cha đã trở về ư? Hay việc gặp cha chỉ là tưởng tượng của cô gái? Vậy thì nó có ý nghĩa gì?

Có lẽ, tất cả đoạn phim này chỉ là một hình ảnh ẩn dụ. Việc cô gái ngày ngày ra bến sông ngóng cha chính là một cách để ám chỉ sự tưởng nhớ trong suốt cả cuộc đời cô về người cha quá cố đã ra đi khi cô còn nhỏ. Và đến khi nằm lại bên chiếc thuyền xưa đã chở cha cô đi trong hình hài một bà lão già yếu, cũng là lúc cô đã có thể gặp lại cha mình, ở cái nơi mà cô vẫn luôn là một cô con gái bé bỏng trong vòng tay ông…

Với tôi mà nói, thì tám phút xem phim là tám phút nín lặng trong những giọt nước mắt xúc động bên màn hình. Mỗi động tác, mỗi sự ngập ngừng, cái cúi đầu, cái lặng yên... của nhân vật là một lần cảm xúc trong tôi lại dấy lên, mãnh liệt. Trong suốt cuộc đời tuy dài mà ngắn của mình, cô gái nhỏ không lúc nào ngừng thương nhớ người cha đã khuất. Để rồi sau đó là gặp gỡ, là đoàn tụ, và viết lên tình yêu thương đó hai chữ “vĩnh hằng”...


Một tác phẩm thực sự chạm được vào trái tim của người xem! Cảm ơn đạo diễn Michaël Dudok de Wit cùng tổ sản xuất đã đem tới cho chúng ta một món quà tuyệt vời.

© Hạ Vân – blogradio.vn

Giọng đọc và techmix: Hằng Nga


Gửi những tâm sự, sáng tác của các bạn đến với các độc giả của blogradio.vn bằng cách gửi bài viết về địa chỉ email blogradio@dalink.vn
yeublogviet

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Thời gian đã trôi qua đâu thể lấy lại | Blog Radio 887

Thời gian đã trôi qua đâu thể lấy lại | Blog Radio 887

Tôi chỉ biết lặng lẽ nhốt mình trong phòng, cả ngày chẳng buồn ăn nổi miếng cơm nào. Mẹ cũng ngồi sau cánh cửa phòng, bà không cằn nhằn như mọi người, không một tiếng la rầy.

Đừng Hứa Hãy Nắm Lấy Tay Em | Blog Radio 886

Đừng Hứa Hãy Nắm Lấy Tay Em | Blog Radio 886

Khi còn trẻ ta ấp ủ hy vọng tìm được mẫu người mình muốn. Khi trưởng thành chỉ hy vọng tìm được người hiểu mình.

Trưởng Thành Rồi Đừng Mãi Mông Lung (Blog Radio 885)

Trưởng Thành Rồi Đừng Mãi Mông Lung (Blog Radio 885)

Lớn rồi đừng động tí là bỏ cuộc là quay đầu. Cuộc đời bạn giờ đây không phải như đứa trẻ, ngúng nguẩy quay mặt đi vẫn có người dỗ dành chăm lo. Quay đi nhiều khi không còn đường trở về nữa.

Khi bình yên, người ta thường quên lời thề trong giông bão (Blog Radio 884)

Khi bình yên, người ta thường quên lời thề trong giông bão (Blog Radio 884)

Phụ nữ ạ. Đừng yêu lại người cũ, đừng yêu lần thứ hai. Đôi khi trở lại không phải là tình yêu, chỉ là vương vấn cảm giác. Đừng nhầm lẫn giữa yêu và cảm giác. Đời luôn có ngoại lệ mà ngoại lệ thường hiếm hoi và ít ỏi. Có những đồ cũ là bảo vật, cũng có những thứ chỉ là đồ bỏ đi.”

Kiên Nhẫn Nhé, Đừng Để Sự Vội Vàng Làm Bạn Mất Phương Hướng (Blog Radio 883)

Kiên Nhẫn Nhé, Đừng Để Sự Vội Vàng Làm Bạn Mất Phương Hướng (Blog Radio 883)

“Hãy cứ yên tâm và bình tĩnh thôi. Có người đi nhanh, có người đi chậm, vì mỗi người có một lộ trình riêng. Bạn không cần nhìn vào lộ trình của người khác để tự ti về mình. Bởi vốn dĩ xuất phát điểm và đích đến của cậu với họ đã khác nhau rồi mà”.

Hãy Can Đảm Kết Hôn Khi Bạn Sẵn Sàng (Blog Radio 882)

Hãy Can Đảm Kết Hôn Khi Bạn Sẵn Sàng (Blog Radio 882)

Và rồi khi tuổi 30 thì lại quá xa mà cái giai đoạn tuổi 18 đã qua từ rất lâu rồi ấy, chúng ta lại bắt đầu bước vào cái giai đoạn hối thúc lập gia đình từ các bậc phụ huynh.

Đừng Chỉ Ngồi Nhìn Em Khóc (Blog Radio 881)

Đừng Chỉ Ngồi Nhìn Em Khóc (Blog Radio 881)

Tôi luôn thấy phiền lòng, vì cô gái năm đó, trong mắt mọi người, có một cuộc sống hoàn hảo, nhưng hóa ra tất cả chỉ là vỏ bọc cho sự yếu đuối của cô ấy.

Ngọt Ngào Sau Những Gian Nan (Blog Radio 880)

Ngọt Ngào Sau Những Gian Nan (Blog Radio 880)

Tôi sinh ra và lớn lên ở một vùng quê, nơi có những cánh đồng lúa trải dài, những con sông uốn mình bên cạnh lũy tre làng. Tuy sinh ra và lớn lên ở một nơi nghèo khó, nhưng tuổi thơ tôi lại ngập tràn sự hạnh phúc, những kỉ niệm mà tôi tin chắc rằng không phải ai cũng may mắn có được.

Làm Vợ Anh Được Không? (Blog Radio 879)

Làm Vợ Anh Được Không? (Blog Radio 879)

Ngay trong đêm hôm đó, tôi bắt chuyến tàu sớm nhất trở về quê. Tôi không muốn ở lại đây thêm một giây phút nào nữa, bầu không khí ngột ngạt như thể đang bóp nát tôi. Tôi tắt điện thoại, tắt mọi trạng thái hoạt động trên mạng xã hội rồi lên tàu. Sau một đêm, tôi cũng về tới nhà mình. Suy cho cùng, dù gia đình tôi có thất bại đến mấy thì đó cũng là nơi duy nhất bao dung, che chở cho tôi vào những lúc như thế này.

Mình Bên Nhau Khi Mùa Cúc Họa Mi Nở (Blog Radio 878)

Mình Bên Nhau Khi Mùa Cúc Họa Mi Nở (Blog Radio 878)

Thanh xuân – Khoảng thời gian tưởng chừng như mãi mãi, nhưng thực tế lại trôi qua nhanh chóng, để lại trong lòng ta những hồi ức ngọt ngào nhưng cũng đầy những niềm đau và tiếc nuối về những thứ đã mất đi và không bao giờ trở lại.

back to top