Phát thanh xúc cảm của bạn !

Đừng đổ thừa cho bố chỉ vì bản thân còn kém cỏi

2018-06-27 01:30

Tác giả:


Nếu chúng ta có kém cỏi, đó là lỗi của chúng ta. Đừng đổ thừa cho bố đã không dành nhiều tiền của, thời gian cho mình, cũng đừng nói vì khi xưa bố cũng không tài giỏi. Bố khắc khổ mà chúng ta vẫn lớn lên. Nếu chúng ta có tài giỏi, đó là may mắn của chúng ta. Đừng tự cao Con hơn cha nhà mình có phúc. Bởi, sinh ra và nuôi lớn một người tài giỏi. Bố còn vĩ đại hơn gấp vạn lần

***

Tháng 6, khi nắng dát vàng khắp các con đường, ngõ phố cũng là lúc các bạn học sinh cuối cấp bắt đầu bước vào kỳ thi quan trọng của cuộc đời – kỳ thi tốt nghiệp và đại học.

Mỗi sáng đi qua con đường này, tôi đều bắt gặp không ít hình ảnh những ông bố bà mẹ ngồi la liệt hai bên đường để chờ con thi. Tôi bất chợt nhớ đến mẹ tôi, nhớ đến những ngày nóng hầm hập của tháng 6 trong phòng thi và ánh mắt chờ mong của mẹ ở ngoài.

Có lẽ chúng ta ai cũng đã từng được bố hoặc mẹ đưa đi thi và chờ đợi như thế, nhưng mấy ai hiểu được đằng sau sự chờ đợi không quản ngại nắng nôi vất vả ấy là tấm lòng của những bậc cha mẹ. Thế nhưng không ít người lại tỏ ra thất vọng, buồn bã và cáu gắt với bố mẹ mỗi khi không làm được bài. Vốn dĩ bố mẹ chẳng phải là nguyên nhân gây ra thất bại ấy mà tự chính các bạn, vậy vì sao lại đổ lỗi cho bố mẹ. Nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Sơn (Sơn Paris) đã có những chia sẻ vô cùng ý nghĩa và chân thành trên trang cá nhân nhận được phản hồi tích cực từ cộng đồng trẻ.


Ảnh minh họa: Kênh 14

“Ra khỏi phòng thi, bố lẽo đẽo cầm chiếc mũ cối chạy theo cô bé, "Con làm được bài không?", "Có ôn đúng tý nào không?", "Liệu được mấy điểm"... Cô bé không nói gì, chỉ quay ngoắt lại nhìn bố, mặt nặng mày nhẹ...

Bố im lặng...

Nhìn cảnh hàng người dạt bên đường, tưởng chừng như cái nắng tháng Bảy đã sấy khô cả ngần ấy sinh thể. Lại nhớ mùa thi năm ấy, nắng cũng oi ả nhưng không gay gắt như bây giờ, bố thấp thỏm ngoài cổng trường, cố kiễng sau đoàn người tìm con. Lúc thi xong, con cũng mệt chẳng muốn trả lời, nhưng vẫn tự khích lệ mình, và cả bố: "Con làm cũng được. Chắc sẽ không trượt đâu bố!"

Thế là bố quên hết cả lưng áo ướt sũng mồ hôi, quên hết cái nắng làm da bố đen sạm cả đi, cả nỗi lo ứa trong khóe mắt. Trên đường về, bố không nói, nhưng con lạ thừa gì, bố lo lắng hơn cả con.

Ngồi trong phòng thi áp lực một, thì thời gian trông chờ bên ngoài của bố còn đằng đẵng gấp mười. Ai bảo chỉ có các con vất vả ôn luyện, nhiều đêm, bố cũng thức cùng ánh đèn phòng học của con, cũng nằm đọc lại bảng tích phân, bảng logarit rồi những công thức loằng ngoằng dằng dặc. Chỉ có điều, mắt bố đã mờ, trí nhớ cũng chẳng còn đủ tốt để định hình về bao nhiêu thứ ấy.

Bố toàn tâm toàn ý lo cho con. Thế cũng đủ gian nan đoạn trường rồi.

Vì thế, tuyệt nhiên đừng bao giờ nổi cáu với bố. Chúng ta đều chưa làm được gì cho vĩ nhân ấy.

Nếu chúng ta có kém cỏi, đó là lỗi của chúng ta. Đừng đổ thừa cho bố đã không dành nhiều tiền của, thời gian cho mình, cũng đừng nói vì khi xưa bố cũng không tài giỏi. Bố khắc khổ mà chúng ta vẫn lớn lên. Thật ra, bố có phép màu.

Nếu chúng ta có tài giỏi, đó là may mắn của chúng ta. Đừng tự cao Con hơn cha nhà mình có phúc. Bởi, sinh ra và nuôi lớn một người tài giỏi. Bố còn vĩ đại hơn gấp vạn lần.

Đừng quên nhé...

Khi chúng ta thành công, hàng trăm người tung hô cho niềm vui ấy. Đừng quên bố cũng đang khóc vi tự hào.

Khi chúng ta thất bại, trắng tay hay cơ cực, tất cả đã rời bỏ ta. Đừng quên nhé, bố vẫn ở phía sau, quay mặt khóc vì thương con.”


Nhớ ngày ấy tôi đã từng kiên quyết rằng mình đã lớn, đã trưởng thành và nhất định đòi tự mình đi thi. Mẹ tôi chỉ cười mà không nói gì. Thế nhưng sáng hôm sau, mẹ vẫn dậy sớm, cùng tôi sửa soạn và đến địa điểm thi.

Tôi bảo mẹ cứ về, gần đến giờ thì đến đón tôi khỏi nắng. Ở địa điểm thi có rất nhiều bảo vệ nên họ chẳng cho mọi người ngồi đợi đông quá đâu. Mẹ ậm ừ, thế nhưng rồi lại ngồi ngay bên đường để đợi tôi. Mẹ bảo rằng chẳng yên tâm nên cùng các bác ngồi đợi luôn. Khoảng thời gian chờ đợi với mẹ chẳng phải là quá dài so với cả cuộc đời nuôi nấng tôi, thế nhưng đó lại là khoảng thời gian quá lâu để chờ đợi sự thành công của con cái. Thế nên với mẹ, nó quan trọng và ý nghĩa hơn bất cứ điều gì. Mẹ có thể bỏ ra buổi chợ, mặc kệ mùa màng đang giục giã ngoài đồng, thế nhưng mẹ chẳng bao giờ bỏ qua những bước đi của tôi trên con đường dài này.

Vậy nên, đừng bao giờ đổ lỗi cho mẹ, cho bố hay cho bất cứ ai về những sai lầm, thất bại của bạn. Bởi vì chúng ta còn nợ những bậc vĩ ấy nhân rất nhiều điều đấy, bạn ạ!

Thông tin về Sơn Paris:

Nguyễn Ngọc Sơn còn được gọi là Sơn Paris là một trong những gương mặt trẻ tiêu biểu hiện nay. Từng là Thủ khoa Pháp ngữ Học viện Ngoại giao Việt Nam, Gương mặt sinh viên Việt Nam tự tin tỏa sáng, Giải nhì Tài năng tiếng Pháp 2012, Giải nhất Tìm kiếm tài năng dẫn chương trình, đạo diễn của nhiều chương trình, sự kiện dành cho sinh viên, thủ lĩnh của nhiều hoạt động thiện nguyện ý nghĩa.

Trong lĩnh vực văn học, Sơn Paris khiến người đọc ấn tượng bởi  Trót lỡ chạm môi nhau (Top 15 đầu sách bán chạy nhất năm 2014)/ Tiểu thuyết 16+ “Muốn khóc thật to” (Tái bản sau 10 ngày ra mắt độc giả cả nước)... Nhiều bài viết, chia sẻ của Sơn Paris trên trang cá nhân nhận được sự đồng tình của cư dân mạng bởi lời văn thiếu phục và sự đồng cảm với suy nghĩ của người trẻ.

© Đoàn Hòa - blogradio.vn

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Định mệnh là gì?

Định mệnh là gì?

Chúng tôi vẫn giữ thói quen buổi tối trò chuyện với nhau, nhưng cũng chỉ là những câu hỏi xã giao như một thói quen khó bỏ. Tôi cảm nhận được điều gì đó giữa hai đứa nhưng lại chẳng thể gọi tên, vì tôi tin anh và yêu anh.

Mãi sau này...

Mãi sau này...

Quá khứ dạy ta cách đi qua những vấp ngã, rèn giũa sự mạnh mẽ, điềm tĩnh khi đương đầu với khó khăn, cho ta sự thấu hiểu, bao dung, chia sẻ yêu thương hơn để chúng ta trân trọng từng khoảnh khắc ở hiện tại và hi vọng về một tương lai tốt đẹp ở phía trước.

Khoảnh khắc

Khoảnh khắc

Hỏi tôi đã bỏ lại điều gì của mình vào những ngày hè năm ấy, tôi chỉ có thể trả lời rằng tôi đã bỏ lại chính bản thân mình. Một tôi hòa đồng vui vẻ nhiệt huyết, vô ưu vô lo, đổi lấy một tôi giờ đây đã khác, trầm lặng, giấu tất cả ở trong lòng mình

Tuổi ấu thơ ai bỏ lại trên đồng

Tuổi ấu thơ ai bỏ lại trên đồng

Cũng chẳng còn hay tết những vòng hoa Thành vương miện giả chơi trò công chúa Hoa đồng nội thơm dịu dàng một thuở

Nếu chúng ta còn duyên, mình chờ cậu trong hộp thư thoại…

Nếu chúng ta còn duyên, mình chờ cậu trong hộp thư thoại…

Cậu thấy thời gian có tàn nhẫn không? Nó chưa từng dừng một giây, để suy nghĩ về việc phủ bụi trần lên những mảnh ký ức của chúng mình. Cũng như chúng mình cũng chưa từng dừng một giây nào để ngừng nghĩ về nhau.

Gửi em

Gửi em

Mong gặp em và mong được nhìn ngắm Trái tim này cất giữ tạo nên thơ

Dạy con ngưng hi sinh, dạy con biết thương mình!

Dạy con ngưng hi sinh, dạy con biết thương mình!

Cha mẹ có thương con hay không? Chắc chắn là có. Nhưng nó không lớn đến nỗi cứ hi sinh và không mong nhận lại như mọi người hay lầm tưởng hoặc lảng tránh sự thật. Thực chất thứ họ cho đi là một tình thương có điều kiện chứ không hẳn là hi sinh.

Quan họ không lấy nhau

Quan họ không lấy nhau

"Giới trẻ bây giờ lạ thật, mới gặp người ta vài lần đã nghĩ tới chuyện đặt tên cho con luôn rồi"

Nốt trầm tuổi 30!

Nốt trầm tuổi 30!

Trưởng thành là đánh đổi của rất nhiều những vấp ngã, thất bại và biến cố xảy đến. Chúng ta có lẽ đã từng khóc thầm trong đêm bởi bất lực, bởi mệt mỏi, bởi mọi thứ dường như đều sụp đổ. Nhưng chính là khi đi qua mọi chuyện, chúng ta đã mạnh mẽ như hiện giờ.

Tuổi thơ và Ngoại

Tuổi thơ và Ngoại

Tôi yêu những món đồ chơi ngoại làm cho tôi, vì lúc đó ngoại cũng nghèo không thể cho tôi được những món đồ chơi đẹp đẽ như các bạn, nhưng những món đồ chơi ngoại làm cho tôi thì tôi chắc rằng các bạn không thể mua được.

back to top