Mùa Vu Lan về nhớ mẹ tôi xưa
2017-08-30 01:16
Tác giả:
Chiếc xích lô máy chở mẹ cùng bốn anh em tôi dừng lại trước cửa nhà ông bà ngoại. Từ trong ngôi nhà nhỏ, cả ông và bà đều vui vẻ bước ra đón chúng tôi. Cảm giác của tôi có một chút gì đó vừa vui vừa buồn. Vì ít ra từ nay mẹ tôi không phải khóc thầm khi chịu đựng cảnh làm dâu bên nhà nội trong khi cha tôi đã vui duyên mới với người phụ nữ khác. Tôi buồn vì biết rằng từ nay tôi sẽ thiếu tình cảm của một người cha, các em tôi quá nhỏ để hiểu những sóng gió ập xuống gia đình của mình.
Công việc đầu tiên tôi phải làm là theo ông ngoại tôi đến làm thủ tục xin học lớp bốn tại ngôi trường tiểu học mới. Sau đó lần lượt đến em gái vào học lớp hai, đứa em trai lớp một. Thằng út thì mới biết bò nên luôn trên tay của mẹ. Khoảng thời gian về sống cùng ông bà ngoại là giai đoạn tôi nhìn thấy mẹ tôi chịu đựng nỗi buồn lớn nhất trong cả cuộc đời.
Lúc nào mẹ cũng nắm lấy tay từng đứa căn dặn:
- Cha đi xa rồi nên mẹ cùng các con về sống nhờ ông bà. Các con phải ngoan để không làm phiền ông bà.
Mẹ còn nhắc muốn cái gì phải hỏi mẹ, nếu mẹ bằng lòng mới được làm bởi đây là nhà ông bà. Ngay độ tuổi lên chín bé bỏng ấy, tôi đã hiểu ra một sự thật: Chúng tôi không có cha bên cạnh nữa rồi!

Cha mẹ ly hôn, một mình mẹ chỉ hai bàn tay trắng cùng gánh nặng bốn đứa con. Biết rằng với đồng lương hưu trí của ông bà chẳng đủ cưu mang thêm bốn miệng ăn cùng một đứa trẻ còn bú mớm, mẹ tôi xin ông bà chút vốn ra bán rau ngoài chợ. Thật khó cho một người chỉ quanh quẩn trong bếp, giờ bước ra ngoài tập tành buôn bán nên giai đoạn đầu mẹ toàn bị ế hàng. Ngày nào cũng thế, tôi đi học về lại bế em út ra chợ tìm mẹ. Mẹ tôi ngồi đó dưới nắng trưa, khuôn mặt mẹ dưới vành nón lá đầm đìa mồ hôi và thật buồn bã. Ánh mắt mẹ xót xa, rơm rớm nước mắt khi nhìn hàng rau vẫn còn khá nhiều.
Nhiều năm đã trôi qua tôi luôn mang theo hình ảnh cực nhọc của người mẹ tội nghiệp như thế đó! Thậm chí nó đi cả vào những giấc mơ thời ấu thơ của tôi. Anh em tôi còn quá nhỏ nên không thể nào giúp đỡ cho mẹ ngoài việc vô tư ăn uống, học hành. Thể rồi mẹ tôi quen dần với công việc. Nhưng đồng lời kiếm được từ những bó rau chẳng đủ cho chúng tôi đang tuổi ăn tuổi lớn. Ông bà ngoại bán dần đồ đạc trong nhà để lo cho mẹ con chúng tôi, buổi tối mẹ đi học thêm nghề may. Tôi thỉnh thoảng lại đưa ba đứa em đứng ngoài cổng trường dạy may đón mẹ về. Ngày mẹ hoàn tất khóa học, được nhận giấy chứng nhận tôi thấy mẹ vui lắm. Đến giờ tôi vẫn chẳng thể nào quên được lần mẹ tôi cầm tiền công may cho khách chiếc áo đầu tiên, mẹ đã dẫn tôi ra đầu hẻm ghé vào một tiệm bán hủ tiếu mì. Mẹ kêu duy nhất một tô cho tôi rồi ngồi nhìn tôi ăn say sưa. Mẹ nhẹ nhàng vuốt tóc tôi căn dặn:
- Con là anh lớn nhất nên mẹ ưu tiên chăm sóc con. Hãy cố gắng học giỏi làm gương cho các em, con nhé!
Trí óc non nớt của tôi không quan tâm gì đến điều này. Mãi đến lúc trưởng thành, tôi thấu hiểu thế nào là sự hy sinh vì con của một người mẹ. Sự hy sinh đôi khi chẳng cần phải là việc gì to tát mà chỉ giản dị vậy thôi nhưng cao quý vô cùng!
Thấm thoát hai mươi năm trôi qua, tôi đã có gia đình riêng và lập nghiệp ở một nơi xa mẹ. Hai đứa em kế đứa có chồng, đứa có vợ đều sống riêng. Chỉ còn mỗi một cậu em út tròn hai mươi tuổi không theo đuổi ước mơ trở thành sinh viên mà chỉ thích ra đời đi làm kiếm tiền thật nhanh. Gần đây nghe tin cậu Út đã có người yêu, chúng tôi lo ngại chẳng biết sau này nếu có vợ thì cậu Út còn sống chung một nhà để chăm sóc cho mẹ không?

Vài lần tôi về thăm mẹ nhận thấy mẹ gầy yếu vì mắc nhiều bệnh tật. Nhiều năm vất vả nuôi dạy con cái in dấu trên đôi mắt nhiều vết nhăn chân chim, mái tóc điểm bạc. Duy nhất một thứ không bao giờ thay đổi nơi mẹ tôi ấy là trái tim chan chứa tình yêu thương dành cho các con va các cháu. Khi nhớ mẹ, tôi luôn nghĩ về hình ảnh của những cánh cò im lặng, lầm lũi kiếm con tôm con cá bên bờ sông vắng đem về tổ nuôi đàn cò con. Cảm động nhất là lúc mặt trời lặn xuống rồi nhưng vẫn còn vài cò mẹ cô độc, lặn lội trong bóng tối... Cứ thầm lặng hy sinh để rồi tại một bến sông vắng vẻ nào đấy, có cánh cò gục ngã không thể về bên con chiều nay!
Cuộc sống bon chen với nhiều áp lực đôi khi làm người ta quên mất còn một nơi bình yên với một người luôn cho ta tình thương vô điều kiện, ấy là mẹ! Con đường đến với nhà mẹ nào xa xôi gì, thế mà có những đứa con một năm đến được một lần và một lần chẳng thăm quá một giờ?
Mùa Vu Lan về rồi, nhớ mẹ tôi xưa!
© Hải Triều – blogradio.vn
Phản hồi của độc giả
Xem thêm

Tuổi 18 - Những điều đặc biệt
Tuổi 18 là tuổi của những ước mơ lớn. Ai cũng có một đích đến, một khát khao, một con đường riêng để theo đuổi. Có người ước mơ trở thành bác sĩ, có người muốn làm nhà báo, có người chỉ đơn giản muốn tìm kiếm một cuộc sống bình yên. Dù là gì đi nữa, tuổi 18 luôn tràn đầy nhiệt huyết và sự quyết tâm.

Trở về với đúng nghĩa của chữ YÊU
Chúng mình yêu nhau nhẹ nhàng, cho đi tình yêu và đặt hạnh phúc của đối phương lên trên. Chúng mình làm những thứ mà chúng mình nghĩ đối phương sẽ hạnh phúc mà chẳng bao giờ nghĩ đến việc người kia có làm lại đối với mình không, nên chúng mình không bao giờ phải suy nghĩ nhiều.

Tháng Ba đã đến rồi…
Buổi chiều hôm đó, họ nói với nhau nhiều chuyện không đầu không cuối. Những câu chuyện đan xen giữa hương cà phê, màu đỏ rực của hoa gạo, và ánh mắt anh trầm tĩnh mà sâu xa.

Phố cũ lặng thinh, ta lạc mất nhau rồi
Có một ngày phố cũ có đôi ta Bước chân quen cũng ngại ngùng bỏ lỡ Người qua vội, chẳng ai còn bỡ ngỡ Ta với ta giữa khoảng trống không người.

Lời chưa nói
Tớ với cậu bắt đầu nói chuyện với nhau nhiều hơn rồi không biết từ lúc nào mà tớ đã thầm cảm thấy hơi thích cậu. Đã nhiều lần tớ thấy tớ thật ngu ngốc, sao lại có suy nghĩ kì quặc ấy, nhưng rồi những cử chỉ quan tâm tớ của cậu làm tớ bị nhầm tưởng.

Chấn động lợi ích của việc đọc sách thường xuyên: Ngoại hình thăng hạng, da dẻ hồng hào, khí chất ngút ngàn!
Không chỉ giúp nâng cao kiến thức, việc đọc nhiều sách còn có thể mang lại nhiều lợi ích đặc biệt mà không phải ai cũng biết.

Những ngày chênh vênh
Những buổi chuyện trò với nhỏ bạn tuy ít nhưng luôn khiến mình suy nghĩ nhiều. Mình thấy chênh vênh ghê gớm, nhưng rồi thì lòng mình cũng chững lại, để biết rằng mình cần phải làm gì.

Lời hẹn của con
Cho con được thêm lần nữa tự hào con là con của mẹ, con của một bác sĩ tận tậm tận lòng với mọi người. Con là con của ba, một chiến sĩ bộ đội đang canh gác ngoài biên cương xa xôi.

Tình yêu của mẹ
Đến bây giờ tóc của mẹ đã điểm bạc sương pha Các vết chân chim hằn đầy đôi mắt mẹ Năm ngón tay run không còn như thời son trẻ Vai mẹ gầy con bỗng thấy xót xa

Lời yêu
Tôi vẫn thường nghe một câu nói như này tuổi 17,18 ấy cái gì cũng có chỉ không có đủ dũng khí để nói thích một người. Đúng vậy, mãi cho đến khi sắp tốt nghiệp tôi vẫn không bày tỏ lòng mình với cậu ấy. Khi đó vào bữa tiệc chia tay cuối năm tôi ngồi cách cậu ấy không xa chỉ biết lặng lẽ ngắm nhìn cậu.