Phát thanh xúc cảm của bạn !

Mẹ tôi từng một kiếp làm dâu

2014-05-19 01:38

Tác giả:


Blog family - Mỗi lần kể lại thời từng làm dâu, hai hàng nước mắt mẹ tôi lại rơi…Mẹ khóc rất nhiều như nỗi buồn không bao giờ vơi bớt… Tôi tự hỏi không biết thời nay có bao nhiêu người đã, đang chọn kiếp làm dâu như mẹ tôi?

***

Vào thập niên 60, mẹ tôi về làm dâu nhà ông bà nội khi tuổi đời mới 18. Ở cái tuổi “Ăn chưa no, lo chưa tới “ ấy, cộng thêm việc mẹ tôi vừa rời ghế nhà trường nên chuyện “làm dâu” trở thành cực hình ! Nhà ông bà nội thuộc tầng lớp công chức thời Pháp thuộc. Ông nội đã già yếu, mọi việc đều do bà nội quán xuyến. Ngoài bố tôi là con trưởng, gia đình nội còn 7 người con nữa. Mẹ tôi kể ngay bữa ăn đầu tiên đã biết thế nào là hai chữ “làm dâu”. Mẹ phải ngồi gần nồi cơm để xới cơm cho cả nhà. Cứ hết người nọ đến người kia, mẹ ăn bị ngắt quãng liên tục nên đến lượt mẹ xới cơm thì nồi cơm đã hết. Nhiều đêm đói quá, mẹ nói chuyện với ba, xin ông ra ngoài mua ổ bánh mì. Ba tôi khuyên mẹ không nên làm vậy, ngộ nhỡ ông bà nội biết lại cho rằng mẹ” chê cơm thích ăn quà”. Bà nội tôi là phật tử, người già ngủ ít nên năm giờ sáng bà đã thức dậy, đọc kinh niệm phật,mẹ tôi thấy bà dậy sớm cũng chẳng dám ngủ thêm, đành thức dậy để đun nước, pha trà, cà phê, chuẩn bị ăn điểm tâm cho cả nhà.

Ngoài bố tôi và một người cô kế bố đi làm, còn lại đều đang tuổi đi học từ lớp đệ thất ( lớp 6 ngày nay) đến lớp đệ nhi cấp ( lớp 11). Từ cuộc sống của một cô tiểu thư con nhà giàu, mẹ phải “tự lột xác” từng ngày để trở thành nàng dâu hiếu thảo theo đúng chuẩn mực mà gia đình chồng, xã hội thời ấy bắt buộc. Nấu ăn ngày xưa làm gì có bếp gas, bếp từ phổ biến như bây giờ. Mẹ kể nấu ăn phải nhóm bếp than bằng củi hoặc bằng gỗ thông chẻ nhỏ gọi là “ngo”, rồi dùng quạt tay quạt “phành phạch” đến khi nào than đỏ hồng mới được. Khi nhóm bếp xong thì mặt mũi nhễ nhại mồ hôi! Bà nội chế biến món ăn rất khó. Nếu kho thịt thì miếng thịt phải thái to cho không nát. Cắt giò lụa phải dày hơn đốt ngón tay, nếu không sẽ bị chê là “mỏng như lưỡi mèo”. Rau củ luộc phải vừa chín tới để không mất màu xanh… Hôm nào mẹ được bà nội chỉ định đi chợ thì phải đi thật sớm để chọn được đồ ngon. Nếu đi trễ sẽ bị bà nội cho là :” Đi chợ ế để mua đồ rẻ “. Dù là vợ chồng trẻ nhưng bố mẹ tôi không dám có những cử chỉ thân mật trước mặt nhà chồng.

làm dâu

Những ngày tháng làm dâu, mẹ tôi không chịu đựng được nữa. Mẹ kể hết cho ông bà ngoại, nên ông bà ngoại bỏ tiền ra mua một ngôi nhà nhỏ cho bố mẹ tôi ở riêng. Việc này có mục đích để mẹ tôi thoát cảnh làm dâu,đồng thời để cho con được tự do sinh hoạt.  Nhưng ở đời có gì nói trước được ! Dù bố tôi là người được ông bà ngoại lựa chọn kỹ cho mẹ tôi. Dù gia đình nôi gia phong lễ giáo rất nghiêm nhưng bà nội tôi có tính chiều chuộng con trai. Khi mẹ tôi có bốn mặt con thì bố tôi sinh tật. Ông ấy ham mê cờ bạc, trai gái. Mẹ tôi nhiều lần nhờ bà nội can thiệp nhưng lần nào bà cũng nói mẹ tôi”ghen bóng ghen gió”, không can ngăn gì bố tôi để cuối cùng ông ấy có vợ bé, có con riêng. Mẹ tôi phải bán nhà trả nợ cho bố, xong đưa các con về bên nội vì quan niệm” xuất giá tòng phu”.

Những đồng tiền còn lại cũng chẳng đủ để đưa cho nội đi chợ, trong khi người chồng đã vui duyên mới, vô trách nhiệm với vợ con. Rồi một hôm, bà nội lên tiếng sao không thấy mẹ tôi đưa tiền chợ nữa. Mẹ trình bày tiền đã hết, chồng không chu cấp. Đứa con út còn đang uống sữa, nên mẹ không còn khoản nào đưa bà nội. Cuối cùng thì tiền sữa cho con, mẹ tôi cũng chẳng biết vay ai để mua.Các em chồng ngày xưa đi học, mẹ tôi vẫn giúp đỡ, nay cũng ngoảnh mặt quay lưng. Bà nội cũng chẳng vui vẻ gì. Một buổi sáng, mẹ tôi quyết định kêu một chiếc xích lô máy, chở tất cả về nhà ngoại. Mẹ tin rằng trong hoàn cảnh này, chỉ về với ngoại thì mẹ mới có thể bình yên, mới có thể tìm kế mưu sinh nuôi các con được.

Cho đến nhiều năm sau khi mẹ tôi tóc đã điểm bạc, khi ông bà nội đã thành người thiên cổ, mẹ tôi cũng không trách móc gì bà nội. Mẹ tôi chỉ buồn vì ngày xưa bà quá chiều chuộng các con trai, quá khắt khe và không quan tâm đến con dâu.Có lẽ vì thế các cô chú tôi sau này cũng không ai hạnh phúc trọn vẹn. Mẹ tôi nói: chính buổi sáng mẹ dắt tay bốn đứa con vừa đi vừa khóc ra khỏi nhà ông bà nội là động lực giúp mẹ buôn bán khá giả, nuôi các con nên người…Mỗi lần kể lại thời từng làm dâu, hai hàng nước mắt mẹ tôi lại rơi…Mẹ khóc rất nhiều như nỗi buồn không bao giờ vơi bớt… Tôi tự hỏi không biết thời nay có bao nhiêu người đã, đang chọn kiếp làm dâu như mẹ tôi?

•    Hải Triều



Để những câu chuyện và tâm sự, phản hồi của bạn đến với các thính giả của Blog Radio cũng như các chuyên mục đặc sắc khác của Blog Việt và Nhạc Việt Plus bạn đừng quên duy nhất địa chỉ email blogviet@dalink.vn và trên website blogviet.com.vn - nhacvietplus.com.vn.

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Hoa anh đào nở dưới đôi mắt của em

Hoa anh đào nở dưới đôi mắt của em

Em cười, và nụ cười của em như ánh nắng xuyên qua những cánh hoa, khiến cả thế giới xung quanh bỗng chốc bừng sáng. Tôi nhớ như in hình ảnh em đứng dưới cây anh đào, mái tóc bay trong gió, đôi mắt sáng rực như những cánh hoa hồng thắm.

Lá thư gửi đến thiên đường

Lá thư gửi đến thiên đường

Đến bây giờ, khi nói về bà đó chỉ còn là kí ức, là kỉ niệm, là những khoảnh khắc chợt hiện về trong chớp mắt, rồi lại đi trong vấn vương, để lại bao nhung nhớ trong tâm hồn. Cuộc sống không thể quay ngược trở lại, hoài niệm cũng chỉ là hoài niệm, thứ người ta cất giấu bên trong là những khắc khoải, suy tư.

Đắng cay

Đắng cay

Anh vẫn biết dẫu tình là hoa chớm nở Thì em ơi những giọt vị ân tình Em vẫn sẽ yêu anh nhiều chứ Và lòng này sẽ vẫn là ái ân

Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi

Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi

Nhiều người cảm thấy bị tổn thương, thấy mình không có giá trị khi không ai quan tâm đến mình và nghĩ rằng mình bị bỏ rơi. Vì thế, bạn cần học cách vượt qua giây phút ngờ vực và cần biết trân trọng giá trị của bản thân. Sau đây là những cách giúp bạn vượt qua cảm giác này.

Đơn phương yêu một người

Đơn phương yêu một người

Lắm lúc tôi tự hỏi vì sao chúng ta lại chọn một kết cục buồn đến thế, hoang hoải đến thế. Nhưng cuộc sống này chính là như vậy, có những nỗi nhớ mãi không nói thành lời, có những lời thầm kín suýt chút nữa đã được bày tỏ nhưng cuối cùng chỉ đành giấu nhẹm sau tất thảy.

Điều gì đợi chúng ta sau cánh cửa cuộc đời?

Điều gì đợi chúng ta sau cánh cửa cuộc đời?

Giống như một chiếc lá rụng xuống để làm chất dinh dưỡng cho đất, để từ đó những mầm non mới nảy mầm. Phải chăng cái chết chỉ là một sự chuyển hóa từ dạng sống này sang dạng sống khác?

Câu chuyện về một nhà thơ…!

Câu chuyện về một nhà thơ…!

Tâm hồn của hắn, cũng xô bồ và phức tạp như những bài thơ mà hắn viết vậy! Có lúc hắn vui vẻ hồn nhiên, vô tư lạc quan yêu đời. cũng có lúc hắn trầm ngâm và suy tư về một điều gì đó xa vời.

Vì anh còn thương em

Vì anh còn thương em

Tất cả khiến anh lặng người, thơ thẩn vì mải mê đắm chìm trong quá khứ, trong nụ cười, ánh mắt em. Anh không muốn trở về với thực tại tàn khốc rằng chuyện tình mình đã kết thúc tự bao giờ, rằng anh đã mất em thật rồi.

Ai là bạn trong cuộc đời?

Ai là bạn trong cuộc đời?

Hãy để những ước mơ dẫn dắt bạn, vì chúng sẽ giúp bạn tìm thấy ý nghĩa trong cuộc sống và cung cấp động lực để bạn tiếp tục tiến bước.

Ánh nắng chiếu

Ánh nắng chiếu

Anh nhớ em một ngày cuối hạ Cho tình yêu gọi giấc mơ về Anh nhớ em một tình yêu lạ Mà sao lòng anh vẫn còn yêu

back to top