Cuộc đời lớn là gì?
2020-05-30 01:25
Tác giả:
Val Phan - Uyên Phương
blogradio.vn - Cuộc đời lớn là gì? Phải chăng đó là cuộc đời của cả cha lẫn con, luôn vì nhau mà cố gắng, luôn vì nhau mà phấn đấu đi lên. Con là động cơ để cha hành động, cha là động lực cho con có động cơ để bắt đầu, tiếp tục, duy trì và thực hiện ước mơ.
***
Một cuộc đời lớn là như thế nào? Tôi tự hỏi.
Chẳng biết từ bao giờ hình ảnh người cha lại trở thành nguồn cảm hứng sáng tác cho những bài văn, bài thơ từ khi tôi biết làm văn. Trong kí ức tuổi thơ cũ xưa ấy, nào là những trang tập làm văn, bóng dài - bóng ngắn của hai cha con in thành vệt dài trên vách tường, một giọng nói trầm ấm quen thuộc mỗi đêm chỉ bài, những trận đòn nhớ đời cho những lầm lỗi tuổi “choắt oắt” - cái tuổi hở tí là đi chơi với chúng bạn quên cả đường về nhà và bao lần khác khiến ba mỏi mệt đi tìm... Tuyệt vời nhất, ba là người thầy đầu tiên của tôi trong cả chặng đường đời.
Với vai trò của một người cha, ba luôn dành những điều tốt đẹp nhất cho con mình, chu toàn cho tôi học hành và cái gọi là “hạnh phúc riêng” là thứ xa xỉ với ba dù ba xứng đáng có được. Vì tình yêu không hề có lỗi... Mẹ tôi đã có hạnh phúc riêng, một mái ấm... Còn ba tôi vẫn ở vậy, một thân một mình, gà trống nuôi tôi. Và dĩ nhiên, ba tôi không phải quan chức nhà nước, không giàu có, không có điều kiện sống đầy đủ vật chất... ba chỉ có một tình thương không thể cân đo đong đếm bằng bất cứ giá trị nào trên đời, mọi điều kiện vật chất dành cả cho tôi chăm chút từng đồng đóng học phí, từng bộ quần áo tôi mang, từng cuốn vở cây bút,... Phải chăng đầu tư vào tôi là cuộc đầu tư lỗ lãi nhất ở thời điểm hiện tại?
Ba làm nhiều nghề nặng nhọc, đó là khi bốc vác những bao tải nặng cả tạ điều trong thời gian dài, những chấn thương khi làm ở bộ phận hấp điều. Mấy năm sau đó, điều hạ giá, ba làm thuê ở một nông trại gia súc gia cầm, hàng nghìn con gà mà chỉ hai người thay phiên, tại thời điểm gà bị dịch ngày ngày mình ba chôn mấy tạ gà, điện đóm không có, tiền lương ít ỏi nên ba tích góp từng đồng,... Ba kể tôi nghe mà đôi mắt hướng vào khoảng không vô định hồi lâu, mắt đỏ lên những gân máu li ti, phải tinh tế lắm mới nhận ra đôi mắt rưng rưng cố kìm nén cảm xúc.
Công việc có tính chất thời vụ nên rất ít khi ba về thường xuyên, ba gửi tôi vào một gia đình, giờ đó là gia đình thứ hai của tôi. Vì ba không về thường xuyên nên điện thoại là phương tiện liên lạc, kết nối giữa hai ba con. Ở thời điểm ấy, thời gian trò chuyện tâm sự khá ít, tôi vốn là một đứa trẻ khá nhạy cảm nên đã không thể hiểu hết được những điều ba mong muốn ở mình. Lớn thêm chút nữa, vào đại học, tôi có dịp thăm ba nhiều hơn, lắng nghe những câu chuyện về quê hương mình, thời ông bà mình, anh em họ hàng,... Đã gần 20 năm ba chưa về quê, trong ba luôn có một nỗi lòng nặng trĩu - “Bà nội giờ còn khỏe không?”
Đàn ông hiếm khi rơi lệ, họ luôn tỏ ra mình mạnh mẽ, là điểm tựa cho người thân - ba tôi cũng vậy! Mạnh mẽ từ trong suy nghĩ đến cách giáo dục con. Tôi đã vô tình nhìn thấy một lần ba ôm mặt khóc khi bế tôi từ quê nội về quê ngoại. Có điều gì đó khiến ba luôn đau đáu một nỗi niềm mỗi khi nhắc đến quê hương, mỗi lần có ai đó hỏi ba rằng: “Đã bao lâu rồi anh không về quê?”, “Anh em của anh có gần đây không?”,... Tôi dám chắc ba sẽ lặng đi một lúc hoặc lái chuyện sang hướng khác một cách tếu táo dù lòng ba như có một vết thương hằn sâu chưa lành.
Lần thứ hai, là lúc tôi nói muốn sống với mẹ vì sợ những trận đòn của ba, không khí im lặng, ba hỏi vài câu rồi ôm chầm lấy tôi, tôi khóc rất lớn, ba tôi rớt nước mắt trong tiếng nấc nghẹn. Và lần sau cùng ấy là khi mùng 3 Tết xuân Canh Tý, bữa cơm đầu xuân muộn màng chan nước mắt của ba, tôi, và đứa em gái. Gần 20 năm, ba ngỡ bữa cơm đầu tiên hay cũng có lẽ là duy nhất này sẽ trọn vẹn lắm, ba làm một con gà thật to, mua rau sống rửa sạch sẽ, đĩa cơm nếp, miếng thịt luộc,... Ba chờ, ba đợi hai chị em tôi nhưng mẹ lại dẫn tôi và em đi du xuân để tranh thủ thời gian bên nhau hiếm hoi này. Và cuối cùng hai đứa cũng về, ba đã khóc... chính mắt tôi đã chứng kiến lúc ba khóc, tim tôi thắt lại đau đớn, ăn năn, hối lỗi. Tôi chạy đến ôm ba thật chặt, miệng luôn nói lời xin lỗi và xin ba đừng khóc.
Ba đã rất buồn, ba tủi thân - ở một mình rất lâu đến tận bây giờ, không người thân bên cạnh chăm sóc lúc ốm đau, không nghĩ đến hạnh phúc riêng, không biết bà nội giờ có khỏe không, không ai liên lạc với ba, cũng lâu lắm rồi ba không liên lạc với anh em làng xóm. Ba đi làm xa, công việc ba đủ kiểu đủ loại, ngày làm đêm thức, giấc ngủ chập chờn, sức khỏe có khi khỏe mạnh khi lại ốm đau dài ngày,... Khó khăn chồng chất khó khăn bởi lẽ ngày càng tiến sát năm cuối đại học, tiền học phí ở trường càng nhiều.
Chỉ vì lo cho tôi, ba bị trầm cảm ngầm, phải làm bạn với loa nhạc, ti vi, đàn gà, đôi ngỗng, chú béc nhỏ để khuây cảnh buồn. Ba chưa thể về quê vì còn lo cho tôi ăn học, gần như 100% năng lượng, tiền bạc, tư tưởng hướng cho tương lai tôi thêm phần sáng lạng. Ba chưa thể mua cho mình một chiếc xe máy vì học cần tiền nhiều như thế nào. Ba chưa thể đi đâu thăm thú lấy một lần kể từ khi có đủ thứ cần ưu tiên trước nhất, thăm lại những người đồng chí xưa trong quân ngũ, người chỉ huy già có lẽ đã về hưu, bạn bè chí cốt,.. Niềm vui với ba nhiều khi chỉ đơn giản là hồi tưởng lại về một thời trai trẻ với nhiệt huyết và đam mê võ thuật. Những câu chuyện, lời nói ba còn nhớ như in như là một phần không thể thiếu trong cuộc đời ba vậy. Mỗi khi vui, tiếng cười giòn tan, đôi mắt ba sáng lên từng đợt. Ba cười, ba vui vì tôi đã khôn lớn học hành đàng hoàng. Ba hạnh phúc vì có tôi đến thăm, làm món mứt dừa ba thích.
Ba không cần phải nói nhiều mà tự tôi nhủ với lòng mình rằng phải cố gắng thật nhiều vì tôi hiểu - con đường chông gai ấy không chỉ mình tôi bước mà ba tôi luôn đồng hành cùng tôi. Gạt qua những lần va vấp cuộc đời, khổ đau giữa bão tố phong ba, ba đã đứng lên như một võ sư thực thụ không sợ đau đớn, không sợ hiểm nguy, luôn tiến về phía trước như mũi lao, hoàn thành trách nhiệm của một người cha dù rất nghiêm khắc những vẫn rất mực thương yêu con cái, hi sinh tất cả để cho con được sống đủ đầy, không thiếu thốn. Bệnh tật đến, ba giấu đi cho con đỡ lo, một thời gian sau ba mới kể lại chỉ như một trải nghiệm trong cuộc đời mình. Tôi nhớ ba nói: “Con biết rồi đấy, trên ti vi đài báo họ đưa tin, hậu quả của trầm cảm rồi đó. Người ta sống một mình, buồn quá, lâu ngày thành trầm cảm thôi...” Chưa bao giờ ánh mắt ba vô thần lại khiến tôi xúc động mạnh như vậy!
Tôi cảm nhận được sức sống của ba, toàn bộ sinh khí của ba là các con. Ba đã vấp ngã rất nhiều nhưng ba vẫn vực dậy được thì cớ gì tôi không làm được. Chỉ một chút những cái không như ý muốn mà lắm lúc mình như tự giam hãm mình trong những ý niệm tiêu cực. Giờ tôi đã khác trước rất nhiều, luôn cố gắng hết mình vì ba tôi, vì tương lai của tôi... Và vì không để cho bất cứ thử thách, khó khăn nào làm mình gục gã một cách dễ dàng, hãy cứ tin và đứng dậy bước tiếp thôi! Vì luôn có ba mà! Điểm tựa đời con.
Cuộc đời lớn là gì? Phải chăng đó là cuộc đời của cả cha lẫn con, luôn vì nhau mà cố gắng, luôn vì nhau mà phấn đấu đi lên. Con là động cơ để cha hành động, cha là động lực cho con có động cơ để bắt đầu, tiếp tục, duy trì và thực hiện ước mơ.
© Uyên Phương - blogradio.vn
Mời xem thêm chương trình:
Giọt nước mắt của cha | Family Radio
Bài tham dự cuộc thi viết. Để bình chọn cho bài viết này, bạn hãy nhấn like, share và để lại bình luận cảm nhận của mình. Thông tin chi tiết về cuộc thi, mời bạn tham khảo tại đây.

Val Phan - Uyên Phương
Tớ là Val Phan, hiện đã kết thúc ngành học ngành Ngôn Ngữ Anh, ra trường được 4 năm và gắn bó với nghề giáo viên Tiếng Anh - Đối tượng học của mình từ các bạn nhỏ thật nhỏ ở nhà trẻ, trường mẫu giáo, đến các đối tượng người học lớn hơn là thanh thiếu niên và người đi làm. Tớ dần yêu thích cái nghề mình đang đi, nơi cho mình đầy ắp những tiếng cười mỗi giờ lên lớp. Chỉ đơn giản là niềm đam mê ngoại ngữ trong mình luôn ngút ngàn, ngoài ra còn có viết lách, làm thơ, ca hát, đọc sách, mua sắm, làm đẹp, thời trang và tìm hiểu văn hóa thế giới, nên tớ hay trau dồi thêm những “góc còn trống trơn” trong lòng mình để tận hưởng thêm những cái hay ho của cuộc sống.
Phản hồi của độc giả
Xem thêm

Mình muốn một tình yêu như vậy!
Họ không nói nhiều, không can thiệp quá sâu vào cuộc sống của nhau, không lãng mạn ngọt ngào, không hứa hẹn, không sở hữu, cứ thế hiện diện bên nhau, lắng nghe, an ủi.

Lỡ duyên
Trăng treo lẻ bóng bên đồi Gió ru khúc cũ nghẹn lời chia phôi Người đi để lại bồi hồi Ta ngồi đếm mãi một thời đã xa

Chia ly - khi khoảng cách không thể xoá nhoà ký ức
Cảm giác sắp chia ly ấy cũng thật khó giải thích. Có lẽ chỉ đơn thuần là cảm xúc trống vắng khi bàn ăn trong nhà thiếu đi mất một người thân thuộc, hay sự lạc lõng trong một không gian đã từng đầy đủ,... Chắc đó là sự hụt hẫng khi có những điều vốn tưởng chừng là vậy nhưng nay đã sắp không còn.

Tình khó phai
Em biết anh luôn là người yêu em và nghĩ cho em nhiều nhất. Nhưng anh à, em cần nên biết mọi chuyện đầu tiên chứ không phải giờ đây em là người sau cùng mới biết được.

Khi con muốn được yêu thương nhưng lại sợ mất gia đình
Không có gì đau lòng hơn việc chính những người ta yêu thương nhất lại không thể dang tay ôm lấy ta.

Khi mặt trời mỉm cười
Tôi thấy yêu làm sao mặt trời lúc đó, tôi thấy yêu làm sao những buổi sớm mai thật lắng đọng thật nhiều cảm xúc và những nguồn huyết mạch của cuộc sống cứ cuộn trào mãi trong tôi.

Người ơi
Em thích gọi anh là người ơi, chỉ là một tiếng gọi thật ngắn thật nhanh mà chứa đựng trong đó biết bao ân tình biết bao da diết của những tháng năm mình được quen nhau, mình được yêu nhau thật trọn vẹn.

Kí ức muốn lãng quên
Kí ức về cậu có lẽ là kí ức đời này tớ muốn quên nhất, cậu cũng có lẽ là người tớ muốn quên nhất...

Xem cuộc đối thoại chua chát của 2 mẹ con trong Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt, tôi thề sẽ không bao giờ nói "Mẹ sống vì con"
Đứa trẻ lớn lên trong “sự hy sinh của mẹ” sẽ không học được cách hỏi mình: “Mình muốn gì?”, mà chỉ biết hỏi: “Mình nên làm gì để cha mẹ vui?”

Yên đơn phương
Em đã cố kìm nén không khóc trước mọi người. Chắc chỉ có mỗi mình anh không nhận ra tình cảm của em dành cho anh mà thôi.