Phát thanh xúc cảm của bạn !

Có những người để yêu thương đó là gia đình

2019-09-18 01:10

Tác giả: An Nguyễn


blogradio.vn - Khi nghic về Đà Lạt tôi thấy mọi thứ như nhẹ nhàng hơn, có chút hoài cổ, có chút nhớ thương, khiến lòng tôi lại xốn xang nhớ về nơi quê nhà và những kỉ niệm xưa cũ. Những hình ảnh năm xưa cứ trở về trong tôi hiển hiện đầy sinh động, rõ ràng trước mắt, như thể đưa tay lên và chạm được cả một vùng trời kí ức.

***

Đà Lạt dạo này mưa rả rích, cơn mưa cứ kéo dài ngày này qua ngày khác. Ngồi trên căn gác nhỏ, tôi lặng ngắm núi đồi qua màn sương mờ mịt, lắng nghe tiếng thông reo, tiếng mưa rơi gõ đều đều trên mái. Đà Lạt ảm đạm vô cùng, mọi thứ như nhẹ nhàng hơn, có chút hoài cổ, có chút nhớ thương, lòng tôi lại xốn xang nhớ về nơi quê nhà và những kỉ niệm xưa cũ. Những hình ảnh năm xưa cứ trở về trong tôi hiển hiện đầy sinh động, rõ ràng trước mắt, như thể đưa tay lên và chạm được cả một vùng trời kí ức.

Đôi lần, tôi mơ về ngôi nhà gỗ nhỏ, nơi đó là nhà tôi, có tiếng mẹ gọi hai chị em về ăn cơm, có tiếng bố băm bèo, băm chuối cho đàn lợn, mùi khói bếp vào mỗi buổi chiều. Là bữa cơm tối đầm ấm, bố nhắc chị thắp đèn dầu, tiếng mẹ dọn cơm. Bữa cơm chỉ có chén mắm, chén cà mẹ muối, tô canh rau mà ngon đến lạ lùng.

gia đình

Có những ngày mưa, mẹ luộc một nồi bắp to trên bếp, bắp đầu mùa ngọt và thơm, mẹ biết tôi thích món này nên thường để dành cho tôi mỗi khi tôi đi chơi về trễ. Có những tối mẹ ngồi khâu lại những chiếc áo cũ, bố ngồi ngoài hiên, hát vài bài hát ngày xưa, giọng bố trầm trầm cất lên hai chị em tôi lâu lâu vẫn hát theo những câu ca đã thuộc: 

“Một mai qua cơn mê

Xa cuộc đời bềnh bồng

Tôi lại về bên em

Ngày gió mưa không còn

Nên đường dài thật dài

Ta mặc tình rong chơi”.                                

Đó là những ngày khi tôi lên năm, lên sáu êm đềm như nước chảy trôi, không gập ghềnh, sóng gió. Tôi ước ao trở về ngày đó.

Khi tôi lớn lên một chút, bố mẹ chẳng còn ở cạnh nhau. Mẹ chăm lo cho hai chị em nên gánh nặng đè lên vai mẹ nhiều hơn. Mẹ ngày ngày đi làm, rồi làm thuê, làm bất cứ việc gì để dành tiền cho chị em tôi ăn học. Chị em tôi vẫn thường tranh thủ giúp mẹ vào những ngày nghỉ học, tôi và chị vẫn thường theo đám trẻ con trong xóm đi mót bắp trên những ngọn đồi cao của người Ê – đê, ngọn đồi khi đó  thật đẹp vì từ trên đồi cao chúng tôi có thể ngắm được cả thành phố Buôn Ma Thuột  xa ngút ngàn tầm mắt, ngắm được dãy núi phía tây, thấy được cả những cây muồng già đang bung sắc vàng giữa những rẫy cà phê xanh mát, thấy hồ nước mênh mông, thấy cỏ xuyến chi mọc trắng cả sườn đồi.

Tôi hay mải mê nhìn ngắm tất thảy vạn vật mà đôi khi đi lạc một mình, tôi khóc giữa đồi, hoảng loạn đi tìm mọi người. Có những ngày sau những mùa thu hoạch cà phê, ba mẹ con tôi  đi mót lại, mẹ gom góp, dành dụm bán từng kí cà phê để mua đồ cho chúng tôi đi học. Những ngày chúng tôi đi bắt cua giữa ruộng, xúc tép bờ mương, đôi khi bị mẹ la vì không chịu nhớ giờ về đi học. Bố vẫn về thăm hai chị em tôi, chở hai chị em đi chơi trên chiếc xe cọc cạch, mua cho hai đứa vài cây kem đá, gói kẹo xanh đỏ, đôi khi đưa chúng tôi đi ăn. Tôi có khi ngây ngô hỏi bố: “Sao bố không về với mẹ ? bố đi lâu quá, bọn con muốn bố về”. Bố tôi chẳng nói gì, lẳng lặng gắp thêm đồ ăn cho tôi và chị.

gia đình

Ngày lại nối ngày, rồi bố mẹ tôi cũng có thêm người khác, tôi và chị sống cùng mẹ, mẹ vẫn thương chúng tôi nhưng chúng tôi vẫn dè chừng và không thoải mái. Tôi ngày đó trở nên ngang bướng, lì lợm, tôi ghét mấy đứa hàng xóm vì chúng nó hay chọc chị em tôi, có lần tôi đánh nhau với bọn chúng, người tôi bầm dập, dơ dáy vì vật lộn dưới đất cát mùa khô, xe đạp thì hư, chỉ có chị tôi đứng đó cùng tôi vào buổi trưa nắng chang chang khô khốc, tôi khóc, chị tôi cũng khóc. Chúng tôi cứ thế lớn lên, mạnh mẽ và gan lì. Tôi thầm cảm ơn những ngày khó khăn đó để chúng tôi được những ngày như hiện tại, biết thương yêu nhiều hơn, đồng cảm hơn và yêu gia đình hơn.

Sau này, rồi mọi thứ cũng thay đổi, bố mẹ tôi cũng trở về những ngày tháng một mình lẻ bóng. Tuy nhiên, bố mẹ không trở về cùng nhau, nhưng chúng tôi đã hiểu, có những điều không thể trở về như cũ. Tôi vẫn yêu tất cả mọi người, yêu quê nhà, yêu bố mẹ và cả chị tôi nữa. Những kỉ niệm có vui buồn, có hạnh phúc, có nỗi đau nhưng đó là một phần của đời tôi sao thể nào quên được.

Tôi bấm điện thoại gọi video về nhà, chị tôi cầm máy, lướt qua căn phòng, có bố, có mẹ, có chị và các em tôi. Bố hỏi tôi: “Con làm việc thế nào? cả nhà đang ở đây, làm mệt quá thì về, đừng ham, về đây có cháo ăn cháo, có rau ăn rau con ạ”. Tôi  gật đầu: “Con sẽ sắp xếp về nhà”. Tắt điện thoại, tôi thấy tôi còn nhiều hạnh phúc lắm, sau bao biến cố, tôi trân trọng những gì đang có. Đi suốt một phần ba cuộc đời, dù gì, nhà vẫn là nơi tôi trở về, có bố mẹ chờ tôi ở đó, có chị em tôi, có tuổi thơ tôi, dẫu buồn hay vui thì vẫn mãi là kí ức đáng để tôi trân trọng và nhớ về. Chuyến xe băng qua những rừng thông già còn lờ mờ sương phủ và le lói ánh mặt trời, tôi laị nhẩm hát bài hát ngày xưa của bố:

“Rồi đây qua cơn mê

Sông cạn lại thành dòng

Suối về ngọt quê hương

 

Tình người sau cơn mê vẫn xanh

Dù bao tháng năm đau thương dập vùi

Trường xưa vắng ta nay ta lại về

Cùng theo các em học hành như xưa”.

© An Nguyễn – blogradio.vn

Mời xem thêm chương trình:

Tạm biệt ngày hôm qua

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Tuổi trẻ, tuổi của những chuyến đi

Tuổi trẻ, tuổi của những chuyến đi

Những kỷ niệm ấy sẽ theo bạn suốt cuộc đời, là nguồn động lực để bạn tiếp tục khám phá, trải nghiệm và chinh phục những điều mới mẻ.

Thông điệp từ trái tim

Thông điệp từ trái tim

Gọi nhau hai tiếng đồng bào, Quyết không lại bỏ người nào phía sau. Thôi đành nén lại thương đau, Quân dân cả nước cùng nhau chung lòng.

Nỗi niềm của mẹ

Nỗi niềm của mẹ

Những đứa con dù lớn nhưng trong lòng mẹ vẫn là những đứa trẻ mà người mẹ đã thuộc lòng bản tính của chúng. Mỗi lần gọi điện thoại nghe giọng cười nói, thậm chí khi chúng cáu gắt chị cũng thấy như chúng đang trong vòng tay yêu thương của mình.

Một mình, có cô đơn như bạn nghĩ?

Một mình, có cô đơn như bạn nghĩ?

Nhưng mà, có một điều bạn nên nhớ rằng, xã giao của con người cơ bản không phải là bản năng. Xã giao không phải bởi yêu thích xã giao, mà là bởi sợ cô độc. Chẳng có ai lại thích cô độc một mình cả, dù bạn là người hướng nội đến mấy thì cũng luôn có mong muốn bản thân mình được chú ý.

Định kiến về 12 chòm sao: Bạch Dương nóng tính, Nhân Mã không thích ràng buộc

Định kiến về 12 chòm sao: Bạch Dương nóng tính, Nhân Mã không thích ràng buộc

Mọi người đều có những định kiến sẵn về mỗi cung, chẳng hạn như Bạch Dương nóng tính hay Song Tử thay đổi thất thường. Nhưng liệu những điều này có đúng?

Người tình không ghen

Người tình không ghen

Anh vẫn vậy, vẫn quan tâm, nhưng vẫn cho cô khoảng thời gian riêng để có thể giao lưu bạn bè, anh không quản thúc cô. Càng ngày cô càng cảm thấy mối quan hệ này có phần lạnh nhạt đi. Phải chăng, nên dừng lại tại đây.

Ngoảnh lại, đã đến độ tuổi đầy bối rối ấy

Ngoảnh lại, đã đến độ tuổi đầy bối rối ấy

Cuộc sống này đáng ra mà nói, không có con đường nào là thật sự đúng cả, chỉ là khi bạn lựa chọn rồi thì phải mặc sức cố gắng, mặc sức nỗ lực biến nó thành lựa chọn hoàn hảo nhất.

"Ván bài lật ngửa" - một tác phẩm kinh điển về đề tài điệp viên của tác giả Nguyễn Trương Thiên Lý

“Ván bài lật ngửa” là cuốn tiểu thuyết trinh thám nổi tiếng trong văn học Việt Nam, xoay quanh cuộc đời và những phi vụ tình báo nguy hiểm của Nguyễn Thành Luân, một chiến sỹ tình báo hoạt động trong lòng địch.

Vì trọn đời anh chỉ có một người thương

Vì trọn đời anh chỉ có một người thương

Đã yêu rồi đâu ai muốn rời nhau Đâu ai muốn cô đơn khi mình còn tuổi trẻ Cho tháng ngày dần trôi qua lặng lẽ Nhớ em nhiều mà chẳng biết phải làm sao.

Đi tìm sự bình yên bên trong chính mình

Đi tìm sự bình yên bên trong chính mình

Minh Anh, một cô gái trẻ với khát vọng thành công, đã bước vào thế giới đầy cám dỗ ấy. Ban đầu, chỉ là những hình ảnh lung linh, những khoảnh khắc được dàn dựng kỹ lưỡng. Cô tự nhủ, chỉ cần theo đuổi sự hoàn hảo này, cô sẽ chạm tới đỉnh cao. Nhưng khi ánh hào quang từ những lượt thích và bình luận ngập tràn, Minh Anh không ngờ mình đang dần bị cuốn vào vòng xoáy không có lối thoát.

back to top