Phát thanh xúc cảm của bạn !

img bài dự thi Chúng ta, ai rồi cũng sẽ đổi thay

2022-12-30 01:22

Tác giả: Xí nhọ


blogradio.vn - Có ai đó nói rằng nó không được khóc, mẹ và em nó sẽ đau lòng. Nó là chị cả nó phải nghị lực, nó phải mạnh mẽ. Nó nghe vậy cũng chả dám khóc.

***

Mùa xuân năm ấy nó mới chỉ 10 tuổi.

Mùa xuân năm ấy có một người mãi mãi rời xa nó.

Mùa xuân ấy chỉ còn trong ký ức không bao giờ nó quên.

Gió rít từng cơn bên ngoài phả theo cái lạnh tê tái của mùa đông. Đông năm nay đến muộn, nhưng cái rét thì chả kém gì những năm trước. Nó chỉ muốn co mình lại quấn trong chăn bông không muốn bước ra ngoài. Một cái Tết nữa lại đến, báo hiệu năm mới lại gần kề. Mỗi một Tết lại nhắc nhớ về mùa xuân năm ấy. Mùa xuân mà người bố kính yêu rời xa nó mãi mãi.

Năm đó vừa hay sang năm học lớp 6, cuối năm đã tất bật rộn rã thi học kỳ xong, bước cả sang học kỳ 2, nói chung kết quả học tập vẫn tốt. Đón Giao thừa, xem Táo quân, năm nào cũng vẫn diễn ra. Mồng một Tết, sau khi chào cờ đầu năm, bố và các bác, các chú trong tổ dân phố đã đi chúc Tết các nhà, tính sơ sơ thấy bảo cũng gần sáu mươi nhà. Chưa có năm nào bố đi nhiều như thế, đi lâu như vậy. 10 giờ đêm bố mới về, trên người đã bám đầy mùi rượu. Bố uống khá nhiều. Tối ấy bố cũng chẳng ăn cơm nữa, con thì đã ngủ say. Nửa đêm bố mệt, gọi mẹ. Lúc đó, cảm giác có điều không ổn, mẹ đã gọi nó dậy sang nhờ hàng xóm. Và sau đó...

Mọi thứ diễn ra chóng vánh đến chẳng kịp trở tay. Tin tức bất ngờ xé đi sự hạnh phúc vẫn còn dư vị của những ngày nghỉ tết. Bố mất, nó khóc. Không ai cho nó khóc. Nó buồn. Tối hôm đó mưa rất to. Đến cả ông trời còn xót xa cho cái tình cảnh của nó. Có ai đó nói rằng nó không được khóc, mẹ và em nó sẽ đau lòng. Nó là chị cả nó phải nghị lực, nó phải mạnh mẽ. Nó nghe vậy cũng chả dám khóc.

Trở lại trường những ngày sau đó, nó rất buồn, chẳng còn bố đưa đón như những ngày trước. Hằng đêm sẽ chẳng thấy người ngồi đọc báo, cắt những con chữ giấy khẩu hiệu ngay ngắn, dạy nó cắt vài chữ. Chẳng có ai ôm nó lúc mệt mỏi. Chẳng có ai chở đi chơi, về quê nữa rồi. Giờ tan học luôn là cơn ác mộng của con bé, nó sẽ chạnh lòng nếu thấy bố bạn nào đó đến chở con đi học về, nó sẽ khóc nếu tự nhiên nhìn thấy bóng dáng quen thuộc trên đường, nó từng từ chối người mà mẹ nó nhờ tới đón nó vì không muốn, hoặc là bố hoặc tự đi về.

Nó thu mình lại trước những câu hỏi, ngại gặp mặt nhiều người. Những ngày tháng chông chênh, mất đi chỗ dựa tinh thần, mất đi một người bạn, mất đi một người thân ruột thịt, và quan trọng nhất là nguồn sức mạnh, niềm tin nơi nó. Có bố sẽ chẳng sợ ai bắt nạt, có bố nó vững vàng, tự tin trong các cuộc thi, có bố nó không chịu ấm ức.

Mọi thứ sụp đổ, nhanh chóng, nó chưa chuẩn bị tinh thần. Rồi đây nó làm gì. Sau những ngày ủ rũ, mệt mỏi, nó giấu mình trong nỗi buồn dù mẹ và mọi người luôn động viên, khích lệ nó. Từ nay, nó biết không còn được cưng chiều nữa, phải tự lập lên. Ai cũng bảo nó là chị lớn, nên làm chỗ dựa tinh thần cho mẹ và em. Nó biết vậy nên cố gắng học hành, làm gương cho cả em, bảo ban em học tập. Nhiều lần tự tạo áp lực lên mình, trở thành một con người hoàn hảo, chuẩn mực lời nói, hành vi, nó ít nói hẳn, không đi chơi, không la cà, ngoài giờ học thì ở nhà giúp mẹ. Cứ thế, cứ thế, mỗi ngày.

Mỗi cuộc thi bố từng luôn là người đưa nó đi. Nó lúc trước cứ thấy mẹ là khóc um lên, không thi được. Nay dù thế nào cũng phải thi, dù trước mẹ, nó chẳng tự tin. Có bố đi, chỉ cần có bố, nó đều thi rất tự tin. Nó tập cách vượt qua nỗi sợ của bản thân, cố gắng tự đi tìm lời giải cho những điều nó muốn. Không biết sẽ tìm sự trợ giúp. Học cách mở lòng hơn với mọi người. Nó từng rất cô đơn, cô đơn trong suy nghĩ, trong việc làm, không muốn cậy nhờ ai. Sau khi bố mất nó nghĩ rằng trước khi nhờ ai giúp thì chính mình nên giúp mình trước vì sẽ không ai sẵn sàng giúp nó bất kỳ lúc nào. Nó vẫn luôn giữ suy nghĩ đấy từ dạo đó. Mọi thứ có thể không dễ dàng nhưng vượt qua một thử thách, một lần vượt qua được chính mình là một lần học thêm được bài học, một trải nghiệm. Bố có thể không cùng đồng hành nhưng vẫn dõi theo từng đường đi nước bước của nó.

Rồi nó cũng tốt nghiệp đại học. Bốn năm có những lúc tưởng chừng như nó sẽ bỏ cuộc. Bốn năm cho sự nghiệp đèn sách, trau dồi tri thức, con chữ. Bốn năm từng thất vọng về bản thân khá nhiều. Nó là người luôn ngoan ngoãn nghe lời gia đình. Từ dạo bố mất, mẹ là người có ảnh hưởng lớn nhất và nó cũng không muốn làm mẹ buồn. Mọi quyết định đều nghe theo mẹ. Kể cả chuyện chọn trường học. Ra trường đúng lúc ngành học có sự cắt giảm nhân sự, loanh quanh vài chỗ vẫn không thể ổn định. Nó bắt đầu mông lung cho con đường tương lai. Nó từng ước mơ làm cô giáo dạy văn, được đứng trên bục giảng, truyền niềm đam mê văn học đến các em nhỏ, là tình yêu quê hương, đất nước, yêu con người, yêu cuộc sống. Muốn có những kỉ niệm học trò vui vẻ cùng các em, cùng chia sẻ, trao đổi những điều hay trong cuộc sống, trong học tập. Hoặc không nữa, từng muốn làm nhà báo, có cơ hội đi đây đi đó, phản ánh cuộc sống qua trang báo, giúp đỡ được những hoàn cảnh khó khăn. Không thì làm một nhà công tác xã hội, đi đến vùng sâu vùng xa khắp mọi miền tổ quốc, giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh, khó khăn.

Cuộc sống vốn dĩ sẽ luôn thay đổi. Hôm nay, nó lại chọn thay đổi. Vẫn là vì mọi người, nhưng vì chính bản thân nó thêm một chút, để cho những ước mơ có thể trở thành hiện thực, để sống một cuộc đời không hối tiếc, được làm những điều mình muốn, giúp đỡ được nhiều người. Những biến cố, khó khăn trong cuộc đời là để tôi luyện cho bạn sức chịu đựng, sự mạnh mẽ, kiên cường, là bài thi cần phải vượt qua. Mỗi chúng ta là một cá thể riêng biệt, độc đáo không lẫn vào ai. Chúc cho bạn dù có khó khăn thế nào vẫn giữ ước mơ, niềm tin và hi vọng.

© Xi nhọ - blogradio.vn

Mời xem thêm chương trình:

Nếu bố mẹ ly hôn, con sẽ chọn ở cùng ai? | Family Radio

Bài tham dự cuộc thi viết. Để bình chọn cho bài viết này, bạn hãy nhấn like, share và để lại bình luận cảm nhận của mình. Thông tin chi tiết về cuộc thi, mời bạn tham khảo tại đây.

Xí nhọ

hạnh phúc là gì trong mỗi chúng ta?

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Những mảnh ký ức (Phần 7)

Những mảnh ký ức (Phần 7)

Mẹ cáu vì tôi bướng và ngang ngạnh nên cứ thế cầm cả cái chổi quật, tôi thì lỳ nhất định không xin. Cứ thế mẹ quật nát cả cái chổi, còn tôi bỏ ăn lên trốn trên gác thượng hờn dỗi và nức nở…

Những mảnh ký ức (Phần 6)

Những mảnh ký ức (Phần 6)

Tiếng bù lu bù loa láo loạn cả giấc trưa. Bà Bình sang từng nhà gọi, kết quả là băng đảng tan rã, tình cảm sứt mẻ, cả hôm sau đó chúng tôi phải ở trong nhà cấm không được đi đâu chơi. Tôi và con Nguyệt đáng nhẽ thoát, nhưng Thọ đen lại khai ra có cả tôi trong vụ đó nữa. Thật đáng buồn!

Những mảnh ký ức (Phần 5)

Những mảnh ký ức (Phần 5)

Chính vì bọn nhỏ trong xóm đông đúc thế, cùng với đám đàn anh vô cùng láu cá, nghịch ngợm, mà mùa hè nào đối với chúng tôi cũng đều là một khoảng thời gian tuyệt vời, đầy ắp những chuyến phiêu lưu đáng nhớ.

Em còn rất nhiều ngày hạnh phúc

Em còn rất nhiều ngày hạnh phúc

Em gật đầu, vậy là từ đó em thân với lũ trẻ đó nhiều hơn, và không hiểu sao em càng tin lời của dì em nói, em còn nhỏ lắm em sẽ còn có rất nhiều ngày hạnh phúc ở phía trước, rất nhiều ngày hạnh phúc đang chờ em.

Mừng Đảng quang vinh - mừng xuân đất nước

Mừng Đảng quang vinh - mừng xuân đất nước

Từ những nỗi đau mất mát, chúng ta đã đứng dậy, mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Chính những khó khăn, thử thách đó lại càng làm cho mỗi người dân chúng ta thêm phần gắn kết, yêu thương và sẻ chia.

Những mảnh ký ức (Phần 4)

Những mảnh ký ức (Phần 4)

Một cách duy nhất để được ăn phở đó là “bị ốm”, phải được ốm, không ăn được gì thì sẽ được ăn phở. Thế là trưa nắng thay vì trông thóc, bọn tôi lăn ra phơi người để được ốm và cũng được ốm thật!

Bữa cơm gia đình

Bữa cơm gia đình

Câu hỏi ấy đặt ra với tất cả chúng ta chứ không phải riêng một bất kỳ ai. Xa nhà để phát triển bản thân, ở gần người thân gia đình nhưng vì mối quan hệ xã hội mà ta níu kéo giữ gìn rồi quên đi bữa cơm gia đình, có đáng hay không?

Tết xa quê

Tết xa quê

Nhớ cha nhớ mẹ mấy lần Mái tranh cũ rích lắm phần xác xơ Giao thừa pháo nổ hững hờ Bếp hồng nơi đó bơ vơ một mình

Những ngày giáp tết

Những ngày giáp tết

Người quê tôi, vốn hiền hòa, chấc phác trong cuộc sống đời thường, khi xuân về lại càng trở nên dịu dàng và thân thương đến lạ. Từ trẻ tới già lúc này với vẻ mặt thật hân hoan, nụ cười trên môi thì luôn tươi như hoa nở. Tay bắt, mặt mừng đón chào thăm hỏi khi thấy người đi xa mới về.

Lặng lẽ chiều xuân

Lặng lẽ chiều xuân

Chiều nay lặng lẽ bên thềm Ngàn hoa hé nở êm đềm tỏa hương Bếp chiều quyện khói hay sương Chút gì như vấn như vương lòng người.

back to top