Phát thanh xúc cảm của bạn !

Canon in D (CXAN 83)

2011-12-28 15:15

Tác giả: Giọng đọc: Radio Online Team

Nhạc cổ điển - chỉ nhắc đến thôi là nhiều người đã tỏ ra “nản chí” bởi cho rằng đó là cái gì đó thật cao siêu và xa xôi vời vợi. Quan điểm ấy không hẳn đúng đắn! Để lấy dẫn chứng, tôi muốn được chia sẻ với các bạn một bản nhạc cực kỳ dễ nghe, cực kỳ quen thuộc mà chắc hẳn, nhiều bạn đã tình cờ nghe thấy nhiều lần, thậm chí thấy thích thú mà chưa biết tên…

Bản nhạc này xuất hiện trong đám cưới, trong phim (nhất là phim tình cảm Hàn Quốc), rồi trong hầu hết các tuyển tập dành cho những người mới đến với nhạc cổ điển... Đó là bản "Canon in D Major” của nhà soạn nhạc người Đức - Johann Pachelbel, được biết đến ở Việt Nam với tên gọi ngắn gọn và quen thuộc hơn là “Canon in D” hay “Canon”.

CXAN được thực hiện bởi [titi] và nhóm sản xuất Dalink Studio.

ảnh minh họa

"Canon in D Major" được viết vào khoảng năm 1680, ban đầu soạn riêng cho violin và bass, nhưng hiện nay thì nó đã được chơi ở nhiều thể loại khác nhau, nào là guitar điện, rồi thể hiện chỉ qua thanh nhạc bằng phong cách accappella, cho đến trình diễn bằng các nhạc cụ dân gian Trung Quốc…vv… Dù chơi với nhạc cụ gì, phong cách nào, thì mỗi lần nghe “Canon”, chắc chắn bạn sẽ đều cảm thấy dễ chịu và thoải mái vô cùng.

“Canon” luôn đem đến cho người nghe cảm giác thư thái và nhẹ nhàng, như một dòng suối mát chảy róc rách giữa trưa hè nóng nực, hay thanh thản và tự do như vào buổi sớm mai, bạn chạy nhảy trên một thảo nguyên rộng lớn bao la, những lá cỏ mềm mại còn đang ướt sương đêm cọ nhồn nhột vào chân vậy.

"Canon" của Pachelbel đáp ứng đầy đủ những yếu tố mà một bản Canon cần phải có. Giai điệu chính của bản nhạc được lặp đi lặp lại (tổng cộng trong bản nhạc khoảng 30 lần). Nhưng khi giới thiệu “Canon”, tôi còn muốn nói đến tính phổ biến của bản nhạc này trong âm nhạc đại chúng nữa.

“Canon” có lẽ là bản nhạc được chơi lại theo các phong cách khác nhau nhiều nhất trong lịch sử âm nhạc cổ điển. Các nhạc sĩ có thể viết lại cho những thể loại nhạc cụ khác nhau, hoặc có thể dùng một phần giai điệu kết hợp vào trong tác phẩm của mình. Và thành công thu được cũng rất đáng khích lệ.


ảnh minh họa

Các bạn trẻ thì hẳn sẽ bất ngờ khi chịu khó nghe lại một lần nữa “Graduation (Friends forever)” của Vitamin C, rồi ca khúc “Go West” thường vang lên trên những sân vận động bóng đá cũng đã dùng giai điệu của “Canon” làm chất xúc tác chính. Thế rồi trong bộ phim “Cô nàng ngổ ngáo” (“My sassy girl”) của Hàn Quốc, chúng ta cũng được đắm chìm vào giai điệu “Canon” trong vài trường đoạn rất lãng mạn và tình cảm, còn giai điệu “Canon” qua sự trình bày của George Winston cũng khiến cho nhiều bạn trẻ Việt Nam mê mệt.

Liệt kê ra những bản hoà âm lại của “Canon” thì không biết cần phải mất bao nhiêu thời gian! Vì vậy, tốt nhất là nên nhường chỗ cho âm nhạc, bởi nói gì thêm cũng không thể đầy đủ. Khi ngôn từ trở nên bất lực, thì đó là lúc âm nhạc lên tiếng. Một bản nhạc cổ điển tuyệt vời, dễ nghe cho mọi lứa tuổi, qua nhiều cách thể hiện khác nhau hẳn cũng là một điều thú vị đáng tìm hiểu, phải không bạn?

Những bài viết, những cảm nhận muốn sẻ chia với chương trình, mời bạn gửi email tới địa chỉ radiocamxucamnhac@gmail.com

...



Phản hồi của độc giả

Xem thêm

 Người cũ chỉ nên nghĩ, không nên nhớ | Blog Radio 909

Người cũ chỉ nên nghĩ, không nên nhớ | Blog Radio 909

Ngày hôm đó chúng ta đã nói sẽ luôn nhớ tới nhau, sẽ giữ trọn vẹn trong tim mối tình của năm tháng ấy. Nhưng anh biết không, mỗi người chúng ta ai rồi cũng đều khác, lời hứa năm đó cũng chỉ là tên gọi khác của lời tạm biệt mà thôi.

Vì em là một món quà - Phần 2 | Blog Radio 908

Vì em là một món quà - Phần 2 | Blog Radio 908

Dây xích sắt trượt dài trên thanh chắn cửa, rít lên một tràng âm thanh chói tai, kết thúc bằng tiếng đáp đất nặng trịch. Trời lặng gió, áng mây vắt ngang qua ngọn cây, trong đêm tối không trăng không sao, chiếc lồng đèn cũ phủ một lớp bụi mỏng

Vì em là một món quà - Phần 1 | Blog Radio 907

Vì em là một món quà - Phần 1 | Blog Radio 907

Mưa rơi, làm hình bóng anh trong mắt cô mờ đi, gương mặt điển trai sau màn mưa trắng chẳng rõ đang vui hay buồn. Mưa vẫn không ngừng xối lên thân ảnh liu xiu của anh, lớp áo sơ mi trắng dính vào da lộ ra vết sẹo dài chạy dọc theo cánh tay khẳng khiu.

Bạn đã đánh đổi điều gì để trưởng thành? | Blog Radio 906

Bạn đã đánh đổi điều gì để trưởng thành? | Blog Radio 906

Bạn chính là chủ nhân của cuộc đời mình. Tương lai ra sao, do bạn định đoạt. Đừng để năm tháng trôi qua, trong bạn chỉ toàn là tiếc nuối.”

Điều em muốn là bình yên và tĩnh lặng | Blog Radio 905

Điều em muốn là bình yên và tĩnh lặng | Blog Radio 905

Đôi khi, sự ra đi của người khác là lí do để ta nhìn lại mình. Nhìn lại những gì mà bản thân đã cư xử. Có phải vì ta chưa đủ trưởng thành? Có phải vì ta vẫn còn quá cảm xúc và bi kịch hoá mọi thứ?

Nếu bạn độc thân, hãy cứ tận hưởng điều đó | Blog Radio 904

Nếu bạn độc thân, hãy cứ tận hưởng điều đó | Blog Radio 904

Nếu bạn độc thân, hãy tận hưởng điều đó. Độc thân không có nghĩa là chưa đủ tốt để yêu. Độc thân nghĩa là chưa có ai đủ tốt để được bạn yêu.

Đi tìm phiên bản tốt nhất của chính mình | Blog Radio 903

Đi tìm phiên bản tốt nhất của chính mình | Blog Radio 903

Muốn ngắm bình minh, phải dậy thật sớm. Muốn tạm biệt ngày tàn, phải vẫy chào hoàng hôn. Hạnh phúc của mình nên tự mình nắm lấy...

Trái tim em có nhiều vết xước | Blog Radio 902

Trái tim em có nhiều vết xước | Blog Radio 902

Một giấc mơ dang dở dấy lên trong lòng tôi một sự hiếu kỳ với dáng vẻ của hạnh phúc. Nếu bước qua lằn ranh giữa quá khứ và hiện tại, tôi sẽ thấy được điều, có phải kết cục sẽ vẹn tròn hơn không.

Hôn lễ của em | Blog Radio 901

Hôn lễ của em | Blog Radio 901

Bên trong ai cũng có một vài vết thương, có kẻ biến vết thương thành một sự hiểu biết. Có người lại biến vết thương thành một nguyên nhân, sinh ra một vết thương mới đau hơn…

Em như ánh sao trời | Blog Radio 900

Em như ánh sao trời | Blog Radio 900

Không có một tình yêu nào là vĩnh hằng cũng chẳng có lời hứa nào gọi là mãi mãi, chỉ là con người ta thích tin vào những điều đó chỉ là nhất thời để rồi một đời đợi chờ.

back to top