Cách để người ta trưởng thành
2019-07-11 08:30
Tác giả: Tony
blogradio.vn - Du học là để học cách trưởng thành và nó giống như “tảng băng trôi” vậy. Để sau tất cả bạn nhận ra rằng bạn trưởng thành nhờ phần chìm chứ không phải phần nổi.
***
Hơn nửa năm trước, tôi đặt chân lên đất nước Italy xinh đẹp và hoài cổ để theo đuổi mục tiêu tiếp theo. Nếu như việc du học là quả ngọt của hơn 1 năm vật lộn với IELTS và hơn hết là lau đi sự mơ ảo về định hướng nghề nghiệp trong tương lai, thì mục tiêu tiếp theo thực sự là một điều gì đó khó khăn gấp nhiều lần.
Mọi người thường nghĩ du học là học tập ở trường nước ngoài với người nước ngoài. Nhưng không, khi đã đặt chân lên chân trời mơ ước, tôi hiểu được rằng "Du học không chỉ đơn giản là đi học ở nước ngoài":
Khi tôi đi du học, tôi học cách nấu ăn, điều mà ở Việt Nam ít khi nào tôi đụng tay vào việc bếp núc thì việc phải nấu ăn hằng ngày ở một nơi xa trở thành một thứ gì đó thử thách thực sự. Nấu cơm bằng bếp ga, thiếu thốn nguyên liệu "made in Vietnam", ít lựa chọn, giá cả đắt đỏ khiến tôi chật vật vô cùng.
Mỗi ngày, tôi phải trả lời câu hỏi “Hôm nay ăn gì?” và câu trả lời cho tuần đầu tiên thường là combo mì gói và sữa. Điều đó không xảy ra ở Việt Nam, tôi dễ dàng kiếm được tô phở, đĩa cơm tấm, buồn buồn thì hú bạn bè đi trà sữa, cà phê. Ở đây không thế, nỗi nhớ mang tên phở, bún bò, bún riêu, hủ tíu, cơm tấm, cứ vùng lên mỗi khi đói và lười nấu ăn.
Nhưng rồi những thử thách đó dần biến thành niềm vui, niềm vui khi được ăn những món do chính tay mình nấu, niềm vui khi nhận ra mình nấu cũng chả đến nỗi nào, dù đôi lúc cơm hơi cháy, canh hơi nhừ và niềm vui khi đám bạn nước ngoài tấm tắc khen ngon và tự tin nói rằng: “Mấy món này chỉ là bình thường ở Việt Nam thôi”. Để rồi tôi dám vỗ ngực mà nói rằng tôi chả ngán nấu món gì cả, chỉ cần tôi thích.
Khi đi du học, tôi học cách quản lý tài chính. Cuộc sống ở nơi đất khách quê người đắt đỏ gấp vài lần Việt Nam và bạn hiểu rằng càng tiết kiệm thì ba mẹ càng đỡ khổ. Nhiều lúc tôi phải nuốt nước bọt mà lờ đi những cái áo, đôi giày siêu đẹp trưng trong shop để nghĩ đến viêc bóp lại chi tiêu, điều mà bạn thích là mua ở Việt Nam. Tôi học cách đi chợ xem giá, điều mà tôi hiếm khi làm ở Việt Nam.
Mọi chi tiêu đều được ghi chép lại cẩn thận như là cách tôi quản lý và tìm giải pháp cho những tháng “tiêu xài quá tay”. Tôi luôn phải suy nghĩ đến lợi ích kinh tế trước khi mua một thứ gì đó và sẵn sàng nói không với những thứ tôi thích nhưng đắt.
Tiết kiệm là thế nhưng vẫn sẵn sàng chi tiền cho những chuyến khám phá những thành phố mà tôi chưa từng đặt chân, vì nó thật sự hữu ích.
Khi tôi đi du học, tôi học cách chăm sóc bản thân tốt hơn. Với mục tiêu lột xác khi về nước, tôi bắt đầu hướng đến cuộc sống “healthy”. Đầu tiên là phải sở hữu một làn da “mịn màng như da em bé” cộng với việc rau rẻ hơn thịt nên việc có ít nhất hai món rau mỗi bữa trở nên thường xuyên. Tôi “say No” với nước ngọt và bia rượu, chỉ uống nước lọc và nước trái cây.
Khi tôi đi du học, tôi tự tin khám phá những điều mới. Khi mà bản thân ý thức được bạn là một con nghiện du lịch thì mọi thứ xung quanh có vẻ như đang ủng hộ tôi thoả mãn cơn nghiện: giao thông thuận lợi, khí hậu mát mẻ, cảnh đẹp mê hồn, chi phí hợp túi tiền và con người văn minh.
Mỗi thành phố, mỗi địa điểm mới tôi đặt chân đến đều mang lại những sự ngạc nhiên và thú vị. Nếu như Milan (đặc biệt là khu vực Duomo) là một sàn catwalk cỡ khủng, Rome là “đại học tổng hợp” của những công trình cổ từ thời La Mã (tuy rằng hơi nhiều rác và người tị nạn) thì Paris là một thành phố cho các cặp đôi và cứ giơ máy lên là có ảnh đẹp.
Đi nhiều, con mắt cũng mở to ra hơn một chút nhưng khi đã đi quá nhiều thì tôi nhận ra rằng: “Đi Đà Lạt với bạn thân người Việt, ăn bánh tráng nướng, uống cà phê vỉa hè vẫn thích hơn là đi Rome, Paris...một mình hay với vài đứa bạn quốc tế”.
Khi tôi đi du học, tôi biết tôi yêu ai nhất. Câu đó đúng không chỉ với gia đình mà còn với bạn bè. Khi tôi xa gia đình, ngoài việc học, tôi còn phải đối mặt với hàng tá công việc như nấu ăn, rửa chén, giặt đồ,... Những việc mà ít khi tôi nhúng tay vào, nhưng không phải vì thế làm tôi nhớ tới gia đình.
Cuộc sống ở đây khác hẳn với Việt Nam, mặc dù sống chung với nhiều người, nhưng họ không phải gia đình, họ không cho tôi được cảm giác như gia đình đã cho tôi. Ở Việt Nam, tôi gặp ba mẹ và em gái mỗi ngày, điều đó khiến tôi chưa ý thức nhiều về nỗi nhớ nhà. Và khi ở nước ngoài, tôi mới nhận thấy rằng: mỗi cuộc video call đều là 1 thứ quý báu, và chỉ mong là ở nhà, gia đình khoẻ mạnh và mọi thứ đều ổn.
Khoảng cách và thời gian có lẽ là thứ dễ dàng cắt đứt một mối quan hệ, điều quan trọng là bạn có thực sự muốn níu kéo hay không mà thôi. Điều đó đúng với khái niệm bạn bè và những người bạn xem là đặc biệt, những cuộc điện thoại hay nhắn tin có lẽ là cách duy nhất tôi có thể làm, nhiều khi chỉ ước được gặp gỡ rồi làm vài chai bia, chắc vui lắm rồi!
Sau cùng thì du học là học cách trưởng thành. Nếu như việc tự lập ở Việt Nam đã khó một thì tự lập và sinh sống ở nước ngoài khó mười. Nó giống như tảng băng vậy, phần nổi luôn là ao ước, luôn là màu hồng với nhiều người, còn phần chìm là sự “trải nghiệm” mọi thứ mới và xa lạ từ thức ăn, khí hậu đến văn hoá, lối sống, ngôn ngữ, nỗi nhớ nhà....
Buồn một nỗi là phần chìm lại thường lớn hơn phần nổi. Để rồi bạn hiểu rằng bạn trưởng thành nhờ phần chìm chứ không phải phần nổi.
© Tony – blogradio.vn
Mời xem thêm chương trình:
Ai rồi cũng phải mạnh mẽ để đi đến cuối con đường trưởng thành
Phản hồi của độc giả
Xem thêm
Hoa anh đào nở dưới đôi mắt của em
Em cười, và nụ cười của em như ánh nắng xuyên qua những cánh hoa, khiến cả thế giới xung quanh bỗng chốc bừng sáng. Tôi nhớ như in hình ảnh em đứng dưới cây anh đào, mái tóc bay trong gió, đôi mắt sáng rực như những cánh hoa hồng thắm.
Lá thư gửi đến thiên đường
Đến bây giờ, khi nói về bà đó chỉ còn là kí ức, là kỉ niệm, là những khoảnh khắc chợt hiện về trong chớp mắt, rồi lại đi trong vấn vương, để lại bao nhung nhớ trong tâm hồn. Cuộc sống không thể quay ngược trở lại, hoài niệm cũng chỉ là hoài niệm, thứ người ta cất giấu bên trong là những khắc khoải, suy tư.
Đắng cay
Anh vẫn biết dẫu tình là hoa chớm nở Thì em ơi những giọt vị ân tình Em vẫn sẽ yêu anh nhiều chứ Và lòng này sẽ vẫn là ái ân
Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi
Nhiều người cảm thấy bị tổn thương, thấy mình không có giá trị khi không ai quan tâm đến mình và nghĩ rằng mình bị bỏ rơi. Vì thế, bạn cần học cách vượt qua giây phút ngờ vực và cần biết trân trọng giá trị của bản thân. Sau đây là những cách giúp bạn vượt qua cảm giác này.
Đơn phương yêu một người
Lắm lúc tôi tự hỏi vì sao chúng ta lại chọn một kết cục buồn đến thế, hoang hoải đến thế. Nhưng cuộc sống này chính là như vậy, có những nỗi nhớ mãi không nói thành lời, có những lời thầm kín suýt chút nữa đã được bày tỏ nhưng cuối cùng chỉ đành giấu nhẹm sau tất thảy.
Điều gì đợi chúng ta sau cánh cửa cuộc đời?
Giống như một chiếc lá rụng xuống để làm chất dinh dưỡng cho đất, để từ đó những mầm non mới nảy mầm. Phải chăng cái chết chỉ là một sự chuyển hóa từ dạng sống này sang dạng sống khác?
Câu chuyện về một nhà thơ…!
Tâm hồn của hắn, cũng xô bồ và phức tạp như những bài thơ mà hắn viết vậy! Có lúc hắn vui vẻ hồn nhiên, vô tư lạc quan yêu đời. cũng có lúc hắn trầm ngâm và suy tư về một điều gì đó xa vời.
Vì anh còn thương em
Tất cả khiến anh lặng người, thơ thẩn vì mải mê đắm chìm trong quá khứ, trong nụ cười, ánh mắt em. Anh không muốn trở về với thực tại tàn khốc rằng chuyện tình mình đã kết thúc tự bao giờ, rằng anh đã mất em thật rồi.
Ai là bạn trong cuộc đời?
Hãy để những ước mơ dẫn dắt bạn, vì chúng sẽ giúp bạn tìm thấy ý nghĩa trong cuộc sống và cung cấp động lực để bạn tiếp tục tiến bước.
Ánh nắng chiếu
Anh nhớ em một ngày cuối hạ Cho tình yêu gọi giấc mơ về Anh nhớ em một tình yêu lạ Mà sao lòng anh vẫn còn yêu