Phát thanh xúc cảm của bạn !

Tự hào được là học trò của thầy

2021-01-02 01:20

Tác giả:


blogradio.vn - Tất cả gần như quay lưng lại với tôi và với những năm tháng đầy ham chơi ấy, sự nghiêm túc với nghề nghiệp tương lai trở thành một điều gì đó nông nổi xa vời. Thế nhưng, thầy lại khác. Thầy là giáo viên dạy văn của tôi. Đã nhiều lần thầy phát hiện tôi viết những câu văn hay những bài thơ vu vơ.

***

Thầy nặng nhọc rót cốc nước trà mời tôi, đôi tay run run còn bờ lưng cong hẳn xuống. Có chăng lúc vừa ngồi xuống ghế, một giọng nói trầm ấm cất lên:

- Thế em học khóa nào? Em tên gì? Ai chủ nhiệm đấy?

Làm tôi nhận ra hình bóng người đã dìu dắt nâng đỡ tôi năm nào. Một lúc sau, thầy lại hỏi tôi đúng những câu hỏi đó rồi cười khề khà vì tính đãng trí của mình, cô ngồi bên cạnh vừa thuận tay đan mũi khâu cuối cùng vừa không nhìn tôi cất tiếng:

- Năm rồi thầy tai biến, sau lần đó trí nhớ cũng giảm sút không còn nhớ gì nhiều nữa đâu, em thông cảm.

Tôi thấy mất mát. Mất mát ấy hệt như một lời trách cứ, trách bản thân mình đã để thời gian nuốt lấy những kỉ niệm sau cùng, trách vì lời hứa từ thời thơ bé là một khi tôi thành công trên con đường mình đã chọn tôi sẽ về khoe với thầy và thầy đã nói rằng: “Lúc ấy, nhất định thầy sẽ khen học trò thầy giỏi lắm”. Thế mà đã ngót nghét những hơn mười hai năm trôi qua, những ước mộng thuở thiếu thời bỗng chốc tan biến, niềm tự hào mà tôi luôn nghĩ mình sẽ mang lại cho thầy như vừa tan biến vào hư không.

Khi tôi bước vào cấp hai tôi đã nhận ra dường như mình nhạy cảm với văn chương hơn những đứa trẻ khác. Tôi gần như dành đủ thời gian ở thư viện chỉ để đọc những tác phẩm hay. Ban đầu, lòng yêu thích của tôi chỉ là sự gắn bó về thời gian với những quyển sách dày cộm, sau dần tôi bắt đầu tỏ ra hứng thú hơn khi trong đầu bắt đầu nảy ra những ý tưởng với những vần thơ hoặc những câu văn. Những câu chữ nguệch ngoạc được viết ra đầy trang giấy không theo một vần điệu nào cả.

Thế nhưng, những “tác phẩm đầu đời” của tôi đã bị vùi dập một cách không thương tiếc. Cho tới giờ tôi vẫn không trách cứ bất cứ một ai trong câu chuyện những năm tháng đầu tiên của mình. Đầu tiên, vì tôi vốn còn trẻ con nên những câu chữ còn rời rạc, chưa theo một nội dung cụ thể, sau tôi vẫn hoàn toàn dựa theo cảm xúc vốn không biết được văn chương dù là tự do vẫn ít nhất phải theo một khuôn phép vô hình. Khi tôi khoe những thành quả đầu tiên của mình với chúng bạn tôi nhớ họ đã cười rất lâu. Họ không sai, chỉ là vì văn chương và cả cái ước vọng sẽ trở thành “một nhà văn lớn” của tôi nghe quá hão huyền. Tôi còn nhớ khi tôi đem ước mơ nói với giáo viên chủ nhiệm cô đã nhìn tôi đầy ái ngại. Không phải cô muốn dập tắt ước mơ non trẻ mà vì cô muốn tôi chú tâm vào những môn học khác nữa chứ không nên dồn hết yêu thích vào một môn văn.

Tất cả gần như quay lưng lại với tôi và với những năm tháng đầy ham chơi ấy, sự nghiêm túc với nghề nghiệp tương lai trở thành một điều gì đó nông nổi xa vời. Thế nhưng, thầy lại khác. Thầy là giáo viên dạy văn của tôi. Đã nhiều lần thầy phát hiện tôi viết những câu văn hay những bài thơ vu vơ. Cấp hai mà, những bài viết ngày ấy của tôi gần như vô giá trị, nhưng tôi nhớ như in giờ ra chơi hôm ấy, thầy đã gọi tôi lại và nói rất nhỏ nhẹ, bằng chất giọng truyền cảm mà thầy vẫn dùng để giảng dạy trên lớp:

- Thầy đọc mấy bài em viết rồi, vẫn còn nhiều lỗi sai nhưng có ước mơ thì tốt. Từ giờ, rảnh rỗi có viết bài nào gửi thầy xem rồi thầy góp ý.

Trong suốt từng ấy năm thầy luôn ở cạnh kiên nhẫn đọc từng bài viết của tôi và khen chê khuyến khích rõ ràng. Không chỉ thế, thầy còn thường hỏi giáo viên tôi tôi có vì sở thích mà xao nhãng việc học không để chấn chỉnh tôi kịp thời.

Năm tôi lên lớp tám, lần đầu tiên thơ tôi viết được đăng lên báo trường, tôi còn nhớ như in đó là bài “Thiên thần không cánh”. Dù chỉ in lên báo trường nhưng tôi cảm thấy mọi nỗ lực của mình được công nhận. Khi tôi vào lớp chin, lần đâu tiên bài tôi viết được đăng lên các báo và tạp chí có bài viết dành cho học sinh trung học cơ sở, lúc này tôi bắt đầu chây lười và chểnh mảng việc học trên lớp. Sự ngạo mạn nhất thời khiến tôi nghĩ rằng mình “trên cơ” những người bằng tuổi, và với chỉ chút thành tích nhỏ nhoi ấy tôi tự mãn cho rằng tôi có thể bỏ bê việc học để theo đuổi ước vọng sau này. Thầy đã gọi tôi ra, cũng tại ghế đá nơi hôm nào có bài viết mới tôi cũng thảo luận với thầy, và cũng bằng chất giọng ấm áp ấy nhưng rất buồn, thầy nhìn tôi:

- Thầy đã dõi theo em từ những ngày đầu em còn tập tành viết, và thầy đã nhìn em nuôi dưỡng ước mơ như thế nào. Nhưng em nên nhớ rằng, dù ước mơ của em to lớn đến đâu việc học bây giờ vẫn là quan trọng nhất. Cảm xúc của em quan trọng nhưng em có nghĩ rằng gia đình và cả thầy nữa khi nhìn việc học em xuống dốc có vui không. Và cả nếu em không cố gắng cân bằng tất cả liệu người ta có chấp nhận một nhà văn thiếu kiến thức hay không?

Nhìn ánh mắt thầy trở nên buồn hẳn, tôi bỗng chốc nhận ra bên cạnh ước mơ tôi vẫn còn cuộc sống phải nối tiếp. Sau lần ấy tôi vẫn viết và cố gắng hoàn thành cả việc học ở trường. Và thầy, suốt thời tôi non trẻ ấy luôn bên cạnh dìu dắt tôi mà mãi sau này tôi vẫn vô vàn sự biết ơn, rằng nếu không có thầy ngày ấy có lẽ tôi đã không thể nào cố gắng để cân bằng mọi thứ. Lên cấp ba tôi chuyển nhà sang một thành phố khác, tôi thi đậu vào Quốc Học ban xã hội và ngày càng tiến gần hơn tới nguyện vọng của mình. Tôi vẫn duy trì thói quen viết thư cho thầy và chia sẻ những niềm vui nhỏ khi được đăng báo, và lúc nào bên cạnh những lời khuyên cũng sẽ có một dòng tái bút nhỏ: “Đúng là học trò của thầy”. Lên đại học tôi thi vào ngành Sư phạm Văn và vì nhiều lí do tôi mất liên lạc với thầy, sau khi tốt nghiệp tôi làm giáo viên và bẵng đi cả năm năm trời vì bộn bề cuộc sống mới quay lại thăm trường cũ và hỏi thăm được nhà thầy…

Dù tôi không trở thành nhà văn lớn nhưng tôi vẫn trở thành một cô giáo và tiếp tục đi truyền những ước mơ về văn chương như cách thầy đã làm cho tôi. Chào tạm biệt thầy vào một ngày trưa nắng cháy, khi ra đến đầu ngõ bỗng nghe tiếng thầy gọi với:

- Dù thầy không còn nhớ được em, nhưng với những gì em đã làm được, thầy tự hào khi em là học trò của thầy.

Tôi có cảm giác hạnh phúc như thể mình đã đợi được rồi.

© Lê Hứa Huyền Trân - blogradio.vn

Mời xem thêm chương trình:

Thơ Radio: Con trở về thăm lại người thầy xưa

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Tháng Giêng năm Ất Tỵ, có 4 con giáp tiền vô như nước

Tháng Giêng năm Ất Tỵ, có 4 con giáp tiền vô như nước

Đầu năm Ất Tỵ 2025, vận mệnh của một số con giáp sẽ gặp nhiều thuận lợi và may mắn.

Đoạn đường cũ

Đoạn đường cũ

Có những cuộc tình không tên gọi, nhưng vẫn nhớ, vẫn yêu vẫn đợi và thậm chí là vẫn đau khổ vì những điều đó nhưng chỉ là không thể bên nhau, không thể nói chuyện, thậm chí ngay cả gặp mặt cũng không thể. Cuộc tình dù đúng dù sai dù đau khổ hay hạnh phúc, đúng tốt đẹp hay không cũng chí là một cách nhìn từ bản thân, từ đối phương.

Đủ buồn để buông

Đủ buồn để buông

Mọi sự dịu dàng và an toàn trước kia anh đem đến, tôi còn chưa kịp tận hưởng đủ, anh đã vội lấy đi. Có tàn nhẫn không? Giá mà, anh đừng chữa lành tôi, giá mà anh không đem đến cho tôi một hi vọng khác, để rồi hôm nay phải tự mình bước tiếp với thêm nhiều vết thương khác.

Khi tôi bắt đầu cuộc sống mới – Kết hôn

Khi tôi bắt đầu cuộc sống mới – Kết hôn

Trong đoạn đường đời của mỗi người rồi ai cũng sẽ phải rời đi để chăm lo cho cuộc sống riêng. Nhưng cũng đừng vì vậy mà tiếc nuối, mà buồn bã. Bởi ai rồi cũng phải tự đi hết con đường mà bản thân đã chọn, ai rồi cũng sẽ hoàn thành phần còn lại của cuốn sách mà bản thân đã tự viết lên.

Tết xa quê

Tết xa quê

Tết xa quê nặng trĩu niềm thương Dẫu phố đông nhưng chẳng thấy vui sướng Con nhớ những hoài niệm ấm áp Chờ đón Tết trong giây phút ngày xưa.

Tôi chật vật giữ lấy lương tâm

Tôi chật vật giữ lấy lương tâm

Lúc này, tôi mới nhận thức được một cách rõ ràng về cuộc sống này và cũng nhận ra tại sao trước đây cuộc sống của tôi dễ dàng và thuận lợi đến thế. Bởi những vất vả và khó khăn đều được bố mẹ chắn chịu hết rồi, họ không bao giờ để tôi bị thật sự tổn thương, có chăng thì cũng là do tôi tự tưởng tưởng.

Viết để chữa lành

Viết để chữa lành

Trong từng trang viết, tôi tìm thấy một phần nhỏ bé của chính mình, những khát khao và nỗi sợ, những niềm vui và nỗi đau.

Cho đi yêu thương là một lựa chọn

Cho đi yêu thương là một lựa chọn

Tôi hiểu cảm giác bất lực khi bản thân mình không có gì trong tay và phải bỏ lỡ rất nhiều cơ hội tốt, cùng với đó là việc không thể chăm lo tốt cho những người thân yêu của mình. Cảm giác ấy thật sự rất là tồi tệ.

Mùa thu tôi thấy nàng

Mùa thu tôi thấy nàng

Thu ghé qua chơi, vườn đầy lá Bóng nàng ở lại, nắng dần vơi Hồn ta vi vu, rồi bỗng lạ Một chút xuyến xao, hóa dại khờ.

Người có 3 điều này khi nói chuyện chứng tỏ EQ cao ngất, ai cũng muốn kết giao: Nếu bạn có cả 3 thì xin chúc mừng!

Người có 3 điều này khi nói chuyện chứng tỏ EQ cao ngất, ai cũng muốn kết giao: Nếu bạn có cả 3 thì xin chúc mừng!

Ernest Hemingway từng nói: "Chúng ta mất hai năm để học nói, nhưng lại mất hơn 60 năm cuộc đời còn lại để học cách im lặng". Nói đúng lúc là trí tuệ, im lặng lúc cần cũng là trí tuệ.

back to top