Phát thanh xúc cảm của bạn !

Tôi đã bật khóc vì lời nói dối của mẹ

2019-06-23 08:30

Tác giả: Thiên Giao


blogradio.vn - Nếu ai đó hỏi tôi rằng: Hạnh phúc đối với bạn là gì? Thì tôi sẽ trả lời ngay mà không cần phải đắn đo suy nghĩ: "Hạnh phúc của tôi là được làm con của mẹ".

***

Nếu ai đó hỏi tôi rằng: Hạnh phúc đối với bạn là gì? Thì tôi sẽ trả lời ngay mà không cần phải đắn đo suy nghĩ: "Hạnh phúc của tôi là được làm con của mẹ".

Mẹ tôi chỉ học hết cấp 2, mẹ chưa bao giờ kèm tôi học hay dạy tôi luyện chữ. Mẹ chỉ là nông dân, thu nhập rất thấp, mẹ chưa bao giờ cho tôi một khoản tiền tiêu vặt nào trong tháng, cũng không thể mua cho tôi búp bê, gấu bông hay quần áo đẹp. Mẹ không biết đi xe máy nên mẹ không thể chở tôi đi chơi hay đưa đón tôi đến trường khi tôi học xa nhà. Mẹ luôn bận rộn từ sáng sớm đến tận khuya nên chưa bao giờ có thời gian để ngồi nghe tôi thủ thỉ tâm sự về những chuyện ban sáng trên lớp học, hay kể cho tôi nghe câu chuyện Nàng tiên cá tôi vẫn thích. Mẹ tôi không được như mẹ đám bạn, không thể mua cho tôi những thứ tôi muốn, cũng không làm những việc mẹ đám bạn vẫn làm cho chúng mỗi ngày.

Tôi đã từng rất ghét mẹ. Lúc nhỏ, tôi luôn cảm thấy mình thiệt thòi, thiếu thốn mọi thứ so với bạn bè. Tôi thèm được như đám bạn, thèm có người mẹ như mẹ của chúng. Chưa bao giờ tôi đặt mình vào vị trí của mẹ và chưa một lần tôi hiểu cảm giác mẹ đã trải qua, nỗi khổ cực mẹ đã phải chịu. Khi tôi đủ lớn để hiểu ra mọi thứ thì mẹ tôi đã đi qua quá nửa đời người, mái tóc ngả màu pha sương, những vết chân chim đã in hằn lên mắt mẹ. Tôi hối hận liệu có còn kịp không?

Ngoại tôi vẫn thường kể chuyện về mẹ, mỗi lần như thế ngoại đều khóc. Còn tôi thấy nghẹn ứ ở cổ, nước mắt rơi lúc nào không hay. Ngoại bảo "con cái là lộc trời cho" nhưng với mẹ tôi, sinh mỗi đứa con là chịu thêm một nỗi tủi hờn, một vết thương lòng không thể xóa. Ngày tôi chào đời, mẹ đã khóc rất nhiều, khóc vì hạnh phúc và khóc vì tủi nhục phải gánh. Vì tôi là con gái, là đứa con gái thứ hai mẹ sinh ra nên bị nhà chồng hắt hủi, cái gia đình trọng nam khinh nữ ấy vào đêm đầu tiên mẹ về nhà sau khi sinh tôi, người ta dựng giường đuổi mẹ. Chưa được một tuần sau sinh mẹ phải ra đồng làm việc nên giờ tuổi chưa cao mà chân tay đã mỏi, đau nhức khi trở trời.

Nhớ năm tôi học lớp 2, trời bão lớn nhà lại dột, mẹ đã thức suốt đêm ngồi ôm tôi vào lòng, dùng một tấm áo mưa che cho tôi còn mẹ chịu ướt. Lần đó vì tôi mẹ ốm, tôi nhớ mãi không quên.

Tôi lên cấp 2, tiền học ngày càng tăng, chi phí học tập càng nhiều. Năm học lớp 8, gần tới ngày tựu trường vẫn chưa có sách vở. Ngày tôi nhập học, mẹ đã chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng mọi thứ, khi tôi hỏi mẹ lấy chúng ở đâu, mẹ nhìn tôi cười hiền: “Mẹ có tiền, con đừng lo, cứ học cho ngoan, cho giỏi”. Lần đó mẹ bớt lúa trong nhà bán lấy tiền mua sắm cho tôi.

Tôi vào cấp 3, học lớp chọn của trường. Lớp học rất giỏi, “phong trào” cũng sôi nổi không kém, đầu năm học cả lớp làm đồng phục lớp, áo lớp, giày lớp cả thảy tận mấy trăm ngàn. Tôi biết mẹ không có tiền, cũng không dám nói thật, lần đó tôi nói dối nạp tiền học thêm. Mẹ đi cấy thuê, bán thêm ít lúa gom đủ tiền, mẹ vui vẻ đưa hết cho tôi, còn hỏi thêm có thiếu không. Đêm, tôi trốn trong chăn khóc, từ đó tôi không nói dối lần nào để xin tiền nữa.

Rồi tôi lên đại học, học ở thành phố xa xôi, xa nhà nên ít khi về. Mỗi tháng vẫn nhận tiền mẹ gửi đều đặn, mẹ gọi điện cũng chỉ dặn dò ăn uống đầy đủ giữ gìn sức khỏe. Đôi lần ham vui nơi phồn hoa đô hội, lâu tôi không gọi về, mẹ lo tôi ốm, gọi lên hỏi đủ thứ rồi nghẹn ngào “cả nhà nhớ con”. Tôi học ở xa được tự do, thoải mái, được cầm tiền tự quản lý chi tiêu, nhiều khi đua đòi sắm sanh, tiệc tùng thâu đêm không tiếc rồi hết tiền lại gọi về mẹ gửi. Có lần về quê bất ngờ, gần giờ cơm, mẹ không kịp chuẩn bị gì mâm cơm chỉ vọn vẹn một tô canh rau và chén nước mắm. Mẹ nhìn tôi “thịt mới hết lúc trưa, chiều nay mẹ bận không kịp đi chợ, cả nhà ăn tạm”. Tối, nghe thằng em thủ thỉ: “Chị hai ơi, mẹ nói dối, ngày nào cũng ăn canh với nước mắm thôi, thỉnh thoảng có thêm cá, lâu rồi em chưa được ăn thịt. Mẹ nói ở nhà ăn khổ chút dành tiền cho hai học, ở thành phố hai mà ốm thì không ai chăm”. Cổ họng tôi nghẹn ứ, đau, nước mắt lã chã rơi mặn chát!

blog radio, Ngày trưởng thành mới thấy người đáng được trân trọng nhất chính là mẹ

Ảnh minh họa: Xóm

Tôi trở lại trường, lao vào học, quyết tâm lấy học bổng. Tôi bắt đầu làm thêm, ngày học tối lại chạy qua quán cà phê. Vừa học vừa làm cực lắm, nhiều lúc khách đông chạy không kịp nghỉ, ngày nhận lương tôi khóc, khóc vì vui và khóc vì tôi thấm thía cái cảm giác đổ mồ hôi, nước mắt để làm ra đồng tiền khó khăn, cực khổ thế nào. Tôi nhớ mẹ!

Tuổi 20, tuổi đẹp nhất của đời người! Tôi nhận ra mình chưa bao giờ nói với mẹ một lời cảm ơn hay xin lỗi. Chưa bao giờ tôi chạy về nhà và ôm mẹ thật chặt, chưa bao giờ mua tặng mẹ một bó hoa thật đẹp hay nấu cho mẹ một bữa ăn ngon. Tuổi 20 tôi mới nhận ra tóc mẹ đã nhiều thêm những sợi bạc, trên trán mẹ đã xuất hiện những nếp nhăn. Áo mẹ cũ rồi, vì đã từ lâu lắm mẹ chưa tự mua đồ cho bản thân, cả một đời chỉ lo cho chồng con mà không nghĩ cho mình. Tôi hối hận vô cùng… Cứ nghĩ rằng sẽ học thật chăm chỉ, sẽ thật thành công và báo đáp mẹ thật nhiều. Nhưng chợt nhận ra thời gian không chờ đợi ai, những điều ấy thật xa xôi quá. Giờ đây, tôi chỉ muốn chạy thật nhanh về nhà, ôm mẹ thật chặt, sà vào lòng mẹ thật lâu và nói với mẹ một điều thôi: Mẹ ơi, con xin lỗi. Con yêu mẹ rất nhiều!

© Thiên Giao – blogradio.vn

Mời xem thêm chương trình:

Ước gì mình đừng lớn nữa

Thiên Giao

Đọc sách, nghe nhạc

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Định mệnh là gì?

Định mệnh là gì?

Chúng tôi vẫn giữ thói quen buổi tối trò chuyện với nhau, nhưng cũng chỉ là những câu hỏi xã giao như một thói quen khó bỏ. Tôi cảm nhận được điều gì đó giữa hai đứa nhưng lại chẳng thể gọi tên, vì tôi tin anh và yêu anh.

Mãi sau này...

Mãi sau này...

Quá khứ dạy ta cách đi qua những vấp ngã, rèn giũa sự mạnh mẽ, điềm tĩnh khi đương đầu với khó khăn, cho ta sự thấu hiểu, bao dung, chia sẻ yêu thương hơn để chúng ta trân trọng từng khoảnh khắc ở hiện tại và hi vọng về một tương lai tốt đẹp ở phía trước.

Khoảnh khắc

Khoảnh khắc

Hỏi tôi đã bỏ lại điều gì của mình vào những ngày hè năm ấy, tôi chỉ có thể trả lời rằng tôi đã bỏ lại chính bản thân mình. Một tôi hòa đồng vui vẻ nhiệt huyết, vô ưu vô lo, đổi lấy một tôi giờ đây đã khác, trầm lặng, giấu tất cả ở trong lòng mình

Tuổi ấu thơ ai bỏ lại trên đồng

Tuổi ấu thơ ai bỏ lại trên đồng

Cũng chẳng còn hay tết những vòng hoa Thành vương miện giả chơi trò công chúa Hoa đồng nội thơm dịu dàng một thuở

Nếu chúng ta còn duyên, mình chờ cậu trong hộp thư thoại…

Nếu chúng ta còn duyên, mình chờ cậu trong hộp thư thoại…

Cậu thấy thời gian có tàn nhẫn không? Nó chưa từng dừng một giây, để suy nghĩ về việc phủ bụi trần lên những mảnh ký ức của chúng mình. Cũng như chúng mình cũng chưa từng dừng một giây nào để ngừng nghĩ về nhau.

Gửi em

Gửi em

Mong gặp em và mong được nhìn ngắm Trái tim này cất giữ tạo nên thơ

Dạy con ngưng hi sinh, dạy con biết thương mình!

Dạy con ngưng hi sinh, dạy con biết thương mình!

Cha mẹ có thương con hay không? Chắc chắn là có. Nhưng nó không lớn đến nỗi cứ hi sinh và không mong nhận lại như mọi người hay lầm tưởng hoặc lảng tránh sự thật. Thực chất thứ họ cho đi là một tình thương có điều kiện chứ không hẳn là hi sinh.

Quan họ không lấy nhau

Quan họ không lấy nhau

"Giới trẻ bây giờ lạ thật, mới gặp người ta vài lần đã nghĩ tới chuyện đặt tên cho con luôn rồi"

Nốt trầm tuổi 30!

Nốt trầm tuổi 30!

Trưởng thành là đánh đổi của rất nhiều những vấp ngã, thất bại và biến cố xảy đến. Chúng ta có lẽ đã từng khóc thầm trong đêm bởi bất lực, bởi mệt mỏi, bởi mọi thứ dường như đều sụp đổ. Nhưng chính là khi đi qua mọi chuyện, chúng ta đã mạnh mẽ như hiện giờ.

Tuổi thơ và Ngoại

Tuổi thơ và Ngoại

Tôi yêu những món đồ chơi ngoại làm cho tôi, vì lúc đó ngoại cũng nghèo không thể cho tôi được những món đồ chơi đẹp đẽ như các bạn, nhưng những món đồ chơi ngoại làm cho tôi thì tôi chắc rằng các bạn không thể mua được.

back to top