Phát thanh xúc cảm của bạn !

Nơi biển xanh vẫy gọi

2021-09-12 01:25

Tác giả: Sabrina Nguyen


blogradio.vn - “Hãy hứa với mẹ là mỗi dịp lễ, Tết hãy về nhà với ba mẹ con nhé, hay nếu bận quá thì chí ít cũng về được một trong hai ngày thứ bảy, chủ nhật, sáng đi chiều về cũng được nhưng cố gắng về, có được không con, Bảo?”

***

“Bảo ơi! Ra xây lâu đài cát với anh Hai này. Đừng ngồi ỳ ra đó. Buồn lắm!”

Tiếng anh Đạt gọi Bảo từ xa, vẫy vẫy tay, miệng cười toe. Bảo lúc ấy đứng dậy, tiến về phía anh Hai trong tiếng sóng vỗ ì ầm, mặt trời chói loá trên đầu cậu bé...

Kí ức ấy bất chợt trở về với anh như một làn sóng. Anh tỉnh dậy thấy mình đang nằm gục trên bàn, trên đống bài vở, tài liệu lộn xộn.

Chiếc ghế gỗ cũ kĩ kêu ọp ẹp, mùi trứng chiên phả ra thoang thoảng, thằng Hưng cùng phòng lay lay anh.

“Này, sao thế? Bệnh hả?”

Anh ngồi dậy, uể oải, anh xua xua tay.

“Không! Tao khoẻ mà.”

“Chắc không đấy? Hay nay ở nhà đi, tao điểm danh giùm cho.”

Anh vẫn kiên quyết lắc đầu, đứng dậy, mở cửa nhìn trời. Vậy là đã hai năm kể từ lúc anh nhận giấy báo trúng tuyển Đại học, xong liền sau đó là những tháng ngày anh mơ mộng, vẽ ra viễn cảnh của một đời sinh viên đầy tự do. Anh đã thành sinh viên rồi đấy! Anh còn nhớ mỗi lần nghĩ đến điều ấy anh lại cảm thấy vô cùng hạnh phúc xen lẫn tự hào.

Anh hăng hái đóng gói đồ đạc, khăn gói chuẩn bị rời xa vùng biển dấu yêu để mà đặt chân lên Sài Gòn - nơi mà nghe mọi người kể lại rất là sầm uất, một đô thị “sống về đêm”

Ngày đầu tiên đặt chân lên thành phố mang tên “Sài Gòn” này, trong lòng anh bỗng dưng dấy lên một cảm xúc lâng lâng khó tả.

Thế nhưng khi đã quen với cuộc sống thành thị đầy xô bồ và tấp nập này, anh lại bất giác nhớ về chốn miền quê thân thương - nơi được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho cảnh sắc hùng vĩ, thơ mộng, nơi mà mỗi khi hè đến là xứng danh với câu “nắng vàng, biển xanh, cát trắng...”

Hơn nữa quê anh còn đón một lượng khách du lịch khá lớn mỗi khi hè về. Anh còn nhớ lúc nhỏ, mỗi lần hè đến và thấy đâu cũng là người lạ cười nói, dắt nhau đi thăm thú mọi nơi, người người tắm biển, nô đùa, tiếng cười nói hoà lẫn vào nhau là anh lại chạy vào nhà, giật giật tay áo mẹ mà hỏi:

“Họ là ai vậy mẹ? Trông họ lạ quá, chẳng phải người quê mình.”

Những lúc ấy mẹ anh chỉ cười, xoa đầu cậu con trai út mà nói rằng:

“Họ là khách du lịch đấy con ạ. Vì quê ta được thiên nhiên ưu ái ban tặng nên ta mới có thể đón được một lượng khách như vầy đấy. Vì thế con phải thấy tự hào, nhé? Vì quê mình đẹp mà, đúng không bé con?”

Cậu bé Bảo lúc ấy chỉ gật đầu, hiểu lơ mơ lời mẹ nói. Đúng lúc ấy tiếng thằng Hưng cùng phòng vang lên cắt đứt mạch hồi tưởng của anh.

“Mày có định về quê không? Sắp lễ 30/4 - 1/5 đấy, về đi chứ ở đây làm gì, chán lắm.”

“Đang dịch thế mà cũng về à?”

Anh hỏi. Hưng nhún vai, tay đang xếp quần áo bỏ vào vali, nó đáp lại:

“Ừ thì biết dịch nhưng gia đình là trên hết mà. Với lại Tết tao đã không về được là ba má buồn lắm rồi, dịp này mà không về nữa chắc ổng bả từ tao luôn.”

Hưng nhìn anh, cười tươi. Anh quay đi không đáp lại, nằm xuống chiếc bàn học bằng gỗ đã quá quen thuộc, anh buông một tiếng thở dài, ánh nắng bên ngoài vẫn dịu nhẹ. Chỉ mới 8 giờ rưỡi sáng.

Hưng đến bên cạnh anh, vỗ nhẹ vào vai anh vài cái.

“Mày bệnh thật rồi. Thằng này, chướng ghê chớ lại, bệnh ra đó mà cũng đòi đi học. Thôi nay nằm nhà đi ông tướng, tao điểm danh giùm cho.”

“Tao có bệnh đâu.”

Anh ngồi thẳng dậy, nói nó nhưng nó đã đi mất, đóng cánh cửa lại phía sau. Còn lại một mình trong căn phòng trọ nhỏ hẹp, anh đưa mắt một vòng, nhớ lại cái ngày anh hăng hái sửa soạn đồ để lên thành phố, anh luyên thuyên đủ điều với Mẹ, Mẹ anh chỉ ngồi mà im lặng lắng nghe, thỉnh thoảng đáp lại vài câu, ánh mắt bà nhìn anh đầy buồn rầu.

“... Con lên thành phố rồi nhé, con sẽ cố gắng học xong kiếm thật nhiều tiền để sau này còn nuôi ba mẹ, rồi để con không phải khổ nữa...”

“Ừ, Bảo này...”

Tiếng nói của Mẹ anh bị chìm đi trong lời nói đầy hào hứng của anh.

“Con mong lên Sài gòn quá Mẹ ạ, chắc xô bồ và nhộn nhịp lắm. Rồi còn cuộc sống Đại Học trước mắt nữa. Mẹ ơi sao mà con nôn quá!”

Một bàn tay khẽ vỗ vào vai anh, anh quay sang thì thấy Mẹ, bà đang nhìn anh cười hiền, rồi bà cất tiếng:

“Bảo, mẹ biết con háo hức khi lên Sài gòn học là điều đương nhiên, mẹ và ba cùng chúc mừng con đã đậu Đại học. Con nên biết là ba mẹ vô cùng tự hào về con, cả thằng Đạt nữa. Hai đứa rất giỏi. Thế nhưng,...” - giọng bà bỗng nghẹn lại, “thằng Đạt mấy năm nay không về, gọi lên thì nó nói bận chưa thể về được, ba mẹ hiểu điều đó nhưng Bảo à, mẹ chỉ mong con giúp mẹ điều này, lên đó cố gắng học là chuyện đương nhiên nhưng cũng đừng vừa học vừa làm hay cố quá mà ảnh hưởng đến sức khoẻ, lúc ấy lại tốn thêm tiền thuốc thang. Và còn điều này nữa... khụ... khụ...”

Bà bỗng dưng lên cơn ho, anh vội vàng vỗ lưng, xoa lưng cho bà, đoạn đưa cho bà một ly nước lọc. Mẹ anh nhấp lấy ngụm nhỏ rồi tiếp tục:

“Hãy hứa với mẹ là mỗi dịp lễ, Tết hãy về nhà với ba mẹ con nhé, hay nếu bận quá thì chí ít cũng về được một trong hai ngày thứ bảy, chủ nhật, sáng đi chiều về cũng được nhưng cố gắng về, có được không con, Bảo?”

Ánh mắt Mẹ anh lúc ấy dâng đầy nỗi buồn và xót xa, trong phút chốc anh thấy được một giọt lệ lóng lánh vừa rơi xuống.

Anh nắm lấy tay mẹ, đáp lại:

“Con hứa, thưa mẹ. Dù bận đến mức nào đi chăng nữa, con cũng sẽ về thăm nhà, thăm ba mẹ. Con hứa đó.”

Thế nhưng lời hứa đó chẳng bao giờ được thực hiện...

Tờ lịch tháng Sáu trước mặt anh in hình cảnh biển vào lúc hoàng hôn, anh mỉm cười cay đắng, với người con trai được sinh ra ở một vùng biển như anh, làm bạn với biển, những con sóng, bãi cát vàng từ thuở mới lọt lòng thì còn lạ chi cảnh chiều nào cũng chạy chân trần trên bãi cát, đuổi bắt nhau đến phờ cả người và cuối cùng là ngồi phịch trên cát, im lặng ngắm nhìn cảnh mặt trời đang dần lặn xuống....

Những lúc ấy, chiều hôm nhìn ngắm hoàng hôn, gió thổi đến buồn man mác, bãi cát vàng rộng lớn như được nhuộm bởi sắc đỏ cam, từng đàn chim biển chao liệng trên bầu trời, thỉnh thoảng kêu lên vài tiếng xé tan khoảng không im lặng, sóng cũng vậy mà trở nên dịu dàng, chẳng còn nét hung hãn, dữ dội như ban sáng. Phải chăng khi nắng chiều buông xuống là khoảnh khắc con người ta sống thật với bản thân mình nhất? Những cảm xúc dữ dội, hung hãn cũng dần tan đi hết, để lại một “chàng Sóng” với tính cách ôn hoà và đầy dịu dàng?

Mọi người vẫn thường gọi những đứa trẻ sanh ra tại vùng biển là “những đứa con của biển” vì chúng có làn da rám nắng đặc trưng, bơi lội giỏi hơn bất cứ đứa trẻ nào, làm bạn với sóng, biển và cát từ nhỏ...

Có lần anh chạy đua trên cát thắng các bạn, cao hứng bèn trèo lên mỏm đá gần đó, dưới ánh tà dương của buổi chiều, trong tiếng sóng vỗ đã có phần nào dịu nhẹ, cậu bé Bảo gầy nhom đứng trên mỏm đá, giơ hai tay lên trời mà hét to rằng:

“Tôi là Vua của thế giới! Tôi là đứa con của biển!”

Nơi anh sinh ra là một nơi tuyệt vời như thế...

Nơi quanh năm gắn liền với đất trời, biển cả, với tiếng sóng vỗ ì ầm, với đàn hải âu chao liệng mỗi khi chiều về, với cảnh sắc vô cùng quen thuộc: những chiếc thuyền thúng ra khơi vào lúc chiều hôm và trở về khi rạng sáng...

Giờ đây, anh đã có được cuộc sống anh từng mơ tới nhưng sao anh lại thấy đau đớn và xót xa đến thế...

Anh nhớ nhà, nhớ khung cảnh mỗi buổi chiều khi tiễn ba anh ra khơi, mẹ lại quay vào nhà, chuẩn bị bữa cơm tối cho ba mẹ con...

Anh nhớ tiếng mẹ gọi anh em anh về nhà ăn cơm:

“Bảo ơi! Đạt ơi! Vô ăn cơm nè con!”

Giờ đây khi đã trưởng thành, đã tự lập nơi phố xá xô bồ, anh lại thấy nhớ nhà và mẹ da diết...

Anh nhớ những bữa cơm đơn giản của ba mẹ con hay những bữa cơm hiếm hoi có mặt đủ bốn thành viên...

Và biển nữa. Chúa ơi! Anh thèm biển! Anh nhớ biển vô cùng! Từng kí ức như những mảnh ghép lần lượt ghép lại và trở về với anh như một làn sóng...

Nhớ những buổi chiều đuổi bắt nhau đến phờ cả người trên bãi cát đã nhuộm dần sắc đỏ cam...

Nhớ tiếng sóng vỗ ì ầm quen thuộc...

Nhớ những buổi trưa mặt trời chói loá, bãi cát nằm thôi đã muốn bỏng da...

Nhớ lúc hoà mình vào làn nước biển mát lạnh, tạt nước vào nhau, cười đùa, la hét...

Nhớ! Nhớ lắm! Biển ơi!

Chiều hôm ấy thằng Hưng đi học về, mở cửa ra đã thấy anh đang sắp quần áo vào balo, nó ngạc nhiên:

“Mày về quê à? Nhớ lúc sáng còn cằn nhằn không chịu về mà.”

Nó còn cười đểu anh. Anh đáp lại:

“Tao về mày ơi, mấy khi có dịp, ba mẹ chắc trông tao lắm rồi...”

“Còn anh mày sao? Ổng có về không?”

“Tao chưa biết nữa, để lát gọi hỏi.”

Hưng ngồi xuống cạnh anh, nắng chiều hắt nhẹ qua cửa sổ phòng trọ, in bóng lên nền tường. Gió thổi đến làm lá cây bên ngoài xao động, tiếng bà chủ nhà trọ mắng mấy đứa con đã quá quen thuộc với anh và Hưng, những âm thanh nơi Sài thành này, sao mà quên cho được?

“Mày về chơi lễ à? Giống tao ấy.”

Hưng nói, cười cười.

“Đúng, tao về chơi lễ nhưng còn thiếu.”

“Thiếu gì?”

Hưng hỏi.

“Tao nhớ nhà, nhớ ba mẹ và nhớ cả... biển nữa...”

Đúng lúc ấy tiếng chuông điện thoại báo tin nhắn tới, anh cầm lên. Là tin nhắn của anh Đạt, anh nhắn:

“Mày về lễ à? Chừng nào về, nhắn Hai một tiếng. Hai đứa về chung, nhớ lắm rồi”

Bảo khẽ mỉm cười. Lúc ấy anh chỉ ước sao thời gian qua thật mau, anh nhớ nhà, nhớ biển lắm rồi...

© Sabrina Nguyen - blogradio.vn

Mời xem thêm chương trình:

 

Replay Blog Radio: Không điều gì quý giá hơn hai tiếng “gia đình”

Sabrina Nguyen

“Đôi khi ta phải đối mặt với đêm dài ác mộng để thấy được hừng đông tươi sáng”

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Tuổi trẻ, tuổi của những chuyến đi

Tuổi trẻ, tuổi của những chuyến đi

Những kỷ niệm ấy sẽ theo bạn suốt cuộc đời, là nguồn động lực để bạn tiếp tục khám phá, trải nghiệm và chinh phục những điều mới mẻ.

Thông điệp từ trái tim

Thông điệp từ trái tim

Gọi nhau hai tiếng đồng bào, Quyết không lại bỏ người nào phía sau. Thôi đành nén lại thương đau, Quân dân cả nước cùng nhau chung lòng.

Nỗi niềm của mẹ

Nỗi niềm của mẹ

Những đứa con dù lớn nhưng trong lòng mẹ vẫn là những đứa trẻ mà người mẹ đã thuộc lòng bản tính của chúng. Mỗi lần gọi điện thoại nghe giọng cười nói, thậm chí khi chúng cáu gắt chị cũng thấy như chúng đang trong vòng tay yêu thương của mình.

Một mình, có cô đơn như bạn nghĩ?

Một mình, có cô đơn như bạn nghĩ?

Nhưng mà, có một điều bạn nên nhớ rằng, xã giao của con người cơ bản không phải là bản năng. Xã giao không phải bởi yêu thích xã giao, mà là bởi sợ cô độc. Chẳng có ai lại thích cô độc một mình cả, dù bạn là người hướng nội đến mấy thì cũng luôn có mong muốn bản thân mình được chú ý.

Định kiến về 12 chòm sao: Bạch Dương nóng tính, Nhân Mã không thích ràng buộc

Định kiến về 12 chòm sao: Bạch Dương nóng tính, Nhân Mã không thích ràng buộc

Mọi người đều có những định kiến sẵn về mỗi cung, chẳng hạn như Bạch Dương nóng tính hay Song Tử thay đổi thất thường. Nhưng liệu những điều này có đúng?

Người tình không ghen

Người tình không ghen

Anh vẫn vậy, vẫn quan tâm, nhưng vẫn cho cô khoảng thời gian riêng để có thể giao lưu bạn bè, anh không quản thúc cô. Càng ngày cô càng cảm thấy mối quan hệ này có phần lạnh nhạt đi. Phải chăng, nên dừng lại tại đây.

Ngoảnh lại, đã đến độ tuổi đầy bối rối ấy

Ngoảnh lại, đã đến độ tuổi đầy bối rối ấy

Cuộc sống này đáng ra mà nói, không có con đường nào là thật sự đúng cả, chỉ là khi bạn lựa chọn rồi thì phải mặc sức cố gắng, mặc sức nỗ lực biến nó thành lựa chọn hoàn hảo nhất.

"Ván bài lật ngửa" - một tác phẩm kinh điển về đề tài điệp viên của tác giả Nguyễn Trương Thiên Lý

“Ván bài lật ngửa” là cuốn tiểu thuyết trinh thám nổi tiếng trong văn học Việt Nam, xoay quanh cuộc đời và những phi vụ tình báo nguy hiểm của Nguyễn Thành Luân, một chiến sỹ tình báo hoạt động trong lòng địch.

Vì trọn đời anh chỉ có một người thương

Vì trọn đời anh chỉ có một người thương

Đã yêu rồi đâu ai muốn rời nhau Đâu ai muốn cô đơn khi mình còn tuổi trẻ Cho tháng ngày dần trôi qua lặng lẽ Nhớ em nhiều mà chẳng biết phải làm sao.

Đi tìm sự bình yên bên trong chính mình

Đi tìm sự bình yên bên trong chính mình

Minh Anh, một cô gái trẻ với khát vọng thành công, đã bước vào thế giới đầy cám dỗ ấy. Ban đầu, chỉ là những hình ảnh lung linh, những khoảnh khắc được dàn dựng kỹ lưỡng. Cô tự nhủ, chỉ cần theo đuổi sự hoàn hảo này, cô sẽ chạm tới đỉnh cao. Nhưng khi ánh hào quang từ những lượt thích và bình luận ngập tràn, Minh Anh không ngờ mình đang dần bị cuốn vào vòng xoáy không có lối thoát.

back to top