Những ngày còn có ngoại
2022-09-16 01:20
Tác giả: Dưa Thối
blogradio.vn - Ngồi ngây ngẩn mãi tôi cũng không nhận ra được là ai nên cũng mặc kệ. Nhìn vào bức ảnh, nước mắt lại như một lần nữa muốn trào ra. Tôi nhớ ông ngoại quá, rất muốn được gặp ông, hình như rất lâu rồi tôi không gặp ông thì phải. Nghĩ đến nụ cười của ông cũng những kỉ niệm đó, nỗi nhớ trong tôi như một trào dâng, tôi ngẫm nghĩ một lúc rồi siết chặt bức ảnh.
***
Giữa trưa, cái nắng đã lên đến đỉnh điểm. Mặt trời trên đỉnh đầu như là khoe khoang mà không ngừng bừng lên những tia nắng chói, nắng gắt. Tôi đi trên đường mà mỗi bước đi chẳng khác nào tên say rượu lảo đảo. Một phần vì cái nắng như đổ lửa, một phần vì đã cày xong năm tiết ở trường. Cũng may, nốt hôm nay là tổng kết, tôi sẽ được nghỉ hưu một thời gian. Nghĩ đến kì nghỉ hè tươi đẹp đó, tôi không khỏi phấn khởi hẳn lên, bước những bước thật dài.
Chẳng mấy chốc mà đã đến cửa nhà, tôi chạy một mạch vào trong phòng, cất cặp sách rồi chạy ra ngoài phòng khách. Vừa bật quạt trần số to nhất vừa cắn những miếng dưa hấu mát lạnh đặt trên bàn. Vừa cắn một miếng, hơi lạnh đã lan tràn khắp khoang miệng cùng với vị ngọt của dưa hấu. Một cảm giác sảng khoái dâng lên đỉnh đầu. Tôi rùng mình, nếu như ở trường ngày nào cũng có dưa hấu ăn thì đảm bảo tôi sẽ ngày nào cũng háo hức đi học.
Tôi đang ăn dở miếng dưa thì mẹ từ trong bếp đi ra, tôi ngừng ăn cất tiếng chào mẹ. Mẹ không nói gì, chỉ lặng lẽ ngồi xuống phía ghế đối diện nhìn tôi. Bỗng dưng, mẹ đột ngột nói.
"Xuân, mẹ thực sự không hiểu nổi còn tại sao chỉ có việc ăn với học mà con cũng không làm được là sao vậy?"
Tôi ngừng lại, đặt miếng dưa hấu xuống, cúi đầu. Thì ra là chuyện này.
Tôi lặng yên không nói gì. Không phản đối cũng không cãi lại, chỉ lặng yên mà nghe. Mẹ lúc nào cũng rất để ý tới thành tích của tôi, chỉ cần điểm chưa cao chắc chắn mẹ sẽ trách móc không ngừng.
Tôi biết mẹ vì muốn tốt cho tôi nên mới làm vậy nên cũng không ngừng cố gắng học hành nhưng mà vẫn chưa đạt được kết quả mẹ mong muốn. Thấy tôi ngồi im, mẹ tiếp tục nói.
"Xuân, sao con không giống con nhà người ta vậy hả? Học hành thì không giỏi giang lại còn không biết cố gắng. Giống hệt như ông bố vô dụng kia của con vậy”.
Tôi run run cắn môi, hai bàn tay nắm chặt nhưng vẫn không bật ra được một câu. Chuyện bố mẹ ly dị luôn là vết thương rất lớn trong lòng tôi dù có qua bao lâu nó vẫn luôn rỉ máu. Tôi không chịu nổi nữa, bật ra một câu.
"Mẹ đừng nói nữa có được không, bố không phải là người vô dụng."
Trong trí nhớ của tôi khi còn bé bố luôn nở nụ cười dịu dàng nhìn tôi. Ông là một hoạ sĩ truyện tranh nghiệp dư, tiền lương ba cọc ba đồng nên vẫn luôn bị mẹ tôi càu nhàu. Những năm tháng ấy, ít ra tôi vẫn có đủ cả bố lẫn mẹ. Mẹ nghe tôi nói, cơn tức đã lên đến đỉnh điểm, hai tay nắm chặt lấy bả vai tôi lay mạnh.
"Sao con vẫn còn bênh bố con? Sao con vẫn còn bênh người đàn ông đó hả? Tại sao con lại làm vậy với mẹ hả? Có biết mẹ vất vả thế nào mới nuôi con lớn không hả?”.
Mẹ càng nói, nước mắt bắt đầu rơi lã chã. Mỗi khi tôi nói về bố, mẹ đều sẽ sinh ra phản ứng như vậy. Cảm xúc rất thất thường. Mặc cho hai vai bị nắm chặt đến đau nhói tôi cũng không dám lên tiếng chỉ lặng lẽ ngồi cho mẹ phát tiết. Mẹ cũng không còn nắm lấy vai tôi nữa, ôm chặt lấy tôi khóc lớn. Tôi đưa tay lên vỗ nhẹ vào lưng mẹ.
Đến khi khóc đến mệt mỏi, mẹ lau khô hai hàng nước mắt rồi lặng lẽ đi vào phòng bỏ lại tôi ngồi thẫn thờ trên ghế. Tôi đứng lên, bưng đĩa dưa vào trong bếp tự dưng cũng không muốn ăn tiếp nữa rồi đi vào phòng mình. Nằm xuống giường, tôi đặt cánh tay lên trán, nhắm chặt hai mắt.
Lát sau, hai hàng nước mắt chảy xuống lăn dài xuống thái dương. Cuộc sống mệt mỏi như thế này, liệu tôi có còn chịu đựng được bao lâu nữa?
Tôi ngồi bật dậy, lau sạch nước mắt còn đọng lại. Đi đến bên hộc tủ ngăn kéo bàn học, lôi từ trong đó ra một chai thuốc sát trùng, bông gòn, mấy đồ xử lý vết thương lặt vặt khác rồi vén gấu áo lên bắt đầu bôi thuốc lên vết xước trên cánh tay, vết bầm tím trên bụng. Dù có đau đến nhíu mày tôi cũng không dám kêu lên. Nếu mà không xử lý cẩn thận, chắc chắn sẽ bị mẹ phát hiện ra. Cũng may vừa nãy mẹ không chú ý nên mới không để ý đến vết trầy xước trên cánh tay. Cũng may hôm nay là ngày cuối cùng đi học của năm nay, chúng sẽ không tìm tôi để bắt nạt nữa, ít ra tôi sẽ có mấy tháng yên bình.
Sát trùng xong, tôi kéo áo xuống mở hộc tủ ra rồi cất lại đồ đạc vào bên trong. Tình cờ lại thấy một góc của tấm ảnh đã cũ lộ ra ngoài. Tôi tò mò lôi bức ảnh ra ngoài.
Trên ảnh là hình ông ngoại cô đứng cùng hai đứa trẻ con một trai một gái. Đứa bé gái tầm 8 9 tuổi hai bên là hai bím tóc dài, mặc một cái váy dài đến đầu gối nhìn thẳng vào ống kính cười tươi rói. Đứa bé trai bên cạnh cũng tầm tuổi nhưng nhỏ con hơn, người gầy gộc ngại ngùng nhìn vào ống kính.
Đương nhiên là tôi nhận ra đứa bé gái kia là tôi. Còn cậu bé kia thì…Sao tôi lại không nhớ gì vậy nhỉ?
Ngồi ngây ngẩn mãi tôi cũng không nhận ra được là ai nên cũng mặc kệ. Nhìn vào bức ảnh, nước mắt lại như một lần nữa muốn trào ra. Tôi nhớ ông ngoại quá, rất muốn được gặp ông, hình như rất lâu rồi tôi không gặp ông thì phải. Nghĩ đến nụ cười của ông cũng những kỉ niệm đó, nỗi nhớ trong tôi như một trào dâng, tôi ngẫm nghĩ một lúc rồi siết chặt bức ảnh.
Tôi ngồi bật dậy lấy số tiền tiết kiệm mà tôi lén giấu mẹ cất trên tủ quần áo. Lôi chiếc ba lô du lịch đã cũ dưới gầm giường ra, phủi sạch bụi rồi cất hết quần áo và mấy thứ đồ cần thiết vào trong, đến khi chật ních không còn chỗ chứa mới thôi.
"Tiền tiết kiệm khoảng 500 nghìn, đủ để bắt xe về nhà ông ngoại".
Tôi lén lút đi ra khỏi nhà, đi bộ ra đến bến xe, mua một vé đi về quê rồi xách ba lô leo lên xe khách. Chiếc xe lăn bánh, đưa tôi rời khỏi thành phố, đi xa khỏi nơi mà tôi không muốn ở lại này.
© Dưa Thối - blogradio.vn
Xem thêm: Chưa một lần bố nói yêu con nhưng ... | Family Radio
Phản hồi của độc giả
Xem thêm
Một tình yêu kéo dài suốt một đời
Tình yêu của họ ngọt ngào, đáng yêu và chân thành, nhưng họ không còn là những con người như khi họ mới gặp nhau. Cô yêu Alex hết lòng, nhưng cô không thể phủ nhận rằng con đường của họ đang rẽ hướng.
Mong tình ta bắt đầu khi mùa thu còn trở lại…
Khi thu một lần nữa quay về, cô đã mười tám, lứa tuổi dễ bị rung động trước những điều nhỏ nhặt nhất. Lúc này cô nhận ra mình đã yêu anh từ lúc nào.
Viết cho tuổi mười tám
Khủng hoảng tuổi đôi mươi đến thật nhanh, nhiều khi, việc giao tiếp với người khác mỗi ngày cũng làm chúng thấy cạn kiệt năng lượng, lạc lõng. Thì ra, cái giá phải trả cho ước mơ cũng rất đắt, những thứ tốt đẹp, lung linh thì chưa bao giờ " miễn phí".
Đôi tay người bạn
Bạn hiền ơi! Cho tôi mượn đôi tay Để tôi nắm đôi bàn tay người bạn Dẫu mai đây có xa thì vẫn nhớ Nhớ đến lúc này, tay xiết chặt lấy tay…
Chưa từng bỏ lỡ nhân duyên
Chuyện của gia đình anh hoàn toàn không phải lỗi của cô ấy, nhưng đâu đó cái bóng của toàn bộ câu chuyện vẫn bao phủ lấy cả anh và cô. Họ sẽ làm gì để bước qua cái bóng của quá khứ kia?
Mùa hoa cải năm ấy
Câu chuyện kể về cảm xúc của nhân vật Tôi nhớ về ký ức tuổi thơ bên triền đê, nơi cô đã lớn lên cùng một cậu bạn. Họ cùng chơi đùa, thả diều và học tập bên nhau. Khi cậu bạn đỗ đại học và rời quê, mối liên hệ giữa họ dần phai nhạt. Sau một thời gian, cậu trở về quê cùng một cô gái mới, khiến cô gái cảm thấy hụt hẫng và nỗi buồn lấn át kỷ niệm đẹp. Dù thời gian trôi đi, hình ảnh mùa hoa cải vẫn gợi nhớ về tình yêu thầm kín mà cô không thể quên. Cô chấp nhận rằng tình cảm đó sẽ mãi ở lại với cô, giống như những mùa hoa cải vẫn nở rực rỡ.
Viết cho người đã cũ
Đã cũ khiến ta bất giác hồi tưởng lại những ngày đầu làm quen để rồi tự gượng cười nhìn lại những gì đã cũ, cảm giác đó, rung cảm đó tưởng như sẽ trở nên sợi dây kết nối với nhau dài lâu; ấy thế lại vội vàng đến, rồi vội vàng lướt qua cuộc đời của nhau tựa như gió thoảng, tựa đám mây ghé qua rồi vội bay về phía cuối chân trời
Mưa nào mà không tạnh?
Mưa tầm tã, rào rạt. Mãi khi bình minh ló rạng cũng là lúc em nhận ra mình đã khóc lâu đến nhường nào. Chín mươi chín cuộc gọi nhỡ từ mẹ.
Ai bán
Ai bán cho tôi nửa trò đời Tôi về ủ thành rượu uống chơi Nhăm nhi từng chút hồn tản mạn Trở lại tuổi thơ thấy mẹ cười
Tía là quê hương
Năm đó nếu không có tía, nếu tía không ôm con về thì con đâu được như hôm nay. Tía vừa là ba vừa là mẹ của con, tía là những gì yêu thương thân thuộc nhất của quê mình mà con chỉ có thể nói tía là quê hương. Tía là cả vùng quê của mình đã thấm vào con đã thành máu chảy trong con ba