Những đứa trẻ bất hạnh
2024-05-22 20:20
Tác giả:
blogradio.vn - Chúng luôn bị so sánh như một loại sản phẩm, sản phẩm nào tốt thì được ưa thích còn sản phẩm nào xấu sẽ luôn bị loại bỏ. Thế nên có những đứa trẻ đã bị ám ảnh và cố biến mình thành một đứa trẻ ngoan, ép bản thân phải làm được những gì mà cha mẹ mong muốn.
***
"Nhiều lần con tự hỏi
Có phải con mẹ không?
Bị đối xử bất công
So sánh như đồ vật
Chị em chung một nhà
Tại sao hai người ngã
Mẹ chỉ đỡ có một
Lòng quan tâm chỉ một
Đối xử không công bằng.
Mẹ đâu có biết rằng
Đứa còn lại luôn nghĩ
Nó chỉ là dư thừa. . . "
Nhiều người luôn tự đặt ra câu hỏi: "Tại sao những đứa trẻ lại có tuổi thơ bất hạnh?"
Hay nhiều bậc phụ huynh khi thấy con mình bộc lộ những suy nghĩ từ tận đáy lòng lại nói cho chúng là: "Tao cố làm để cho mày được như này mày còn đòi hỏi cái gì chứ, được sung sướng như này còn kêu ca không biết điều."
Nhưng những đứa trẻ đó cũng muốn nói muốn hỏi hàng ngàn hàng vạn câu hỏi "tại sao?"
Khi một đứa trẻ cố gắng học nỗ lực học và đạt được kết quả rất tốt, nhưng khi nó vui vẻ hân hoan mang điểm về cho cha mẹ nó thì cha mẹ nó lại chẳng để tâm đến thành tích của con mình, chẳng quan tâm chúng phải bỏ ra bao nhiêu công sức mới được như thế. Những bậc phụ huynh luôn hỏi rằng: "Thế lớp có đứa nào cao hơn không?” Những câu hỏi đó đối với cha mẹ thì nó rất bình thường chẳng có gì đáng nói, nhưng câu hỏi mà cha mẹ coi là bình thường ấy đối với một đứa trẻ nó lại gây nỗi ám ảnh sâu sắc. Nó khát khao được cha mẹ khen nó, nhìn thấy điểm tốt của nó, mà họ chỉ nhìn vào những nhược điểm mà lên tiếng, đó cũng đủ để đứa trẻ thất vọng và đau lòng đến nhường nào. Hay có những bậc phụ huynh thường đem con mình đi so sánh với con nhà người ta rằng: "Mày cũng phải biết vượt qua con số 8 này chứ. Kia kìa con nhà người ta đứa được 9 đứa được 10 mà mày chỉ dậm chân mãi tại một chỗ vậy, nhìn con nhà người ta mà học hỏi đi kìa,…” Những câu nói so sánh ấy là một điều xúc phạm lớn về tinh thần tâm lý của đứa trẻ. Chúng luôn bị so sánh như một loại sản phẩm, sản phẩm nào tốt thì được ưa thích còn sản phẩm nào xấu sẽ luôn bị loại bỏ. Thế nên có những đứa trẻ đã bị ám ảnh và cố biến mình thành một đứa trẻ ngoan, ép bản thân phải làm được những gì mà cha mẹ mong muốn.
Hay có nhiều trường hợp nữa là không phải so sánh giữa con mình với con người ta mà là so sánh anh chị em trong nhà với nhau. Những bậc phụ huynh hay làm điều đó một cách thường xuyên và không quan tâm đến cảm nhận của đứa trẻ, nỗi đau và những tổn thương mà nó chịu phần lớn là đến từ gia đình. Cùng chung sống chung một nhà mà cha mẹ luôn "thiên vị" đứa kia hơn thì đứa còn lại sẽ nghĩ gì? Điều đó là một điều vô cùng khủng khiếp, nó từ từ nuốt chửng những cái tốt nó nghĩ về cha mẹ và dần hình thành những ý nghĩ tổn thương chính nó như: "Tại sao cùng là con mà họ chỉ thương chỉ quan tâm đối xử tốt với một người? Phải chăng tôi là người dư thừa trong căn nhà này. Nếu đã như vậy tại sao họ lại chọn sinh ra tôi chứ!" Dần dần nó không còn cởi mở, không còn hay cười nữa. Nó dần trở nên tĩnh lặng hơn, không muốn về chính ngôi nhà đó nữa thì những bậc phụ huynh lại trách móc mà không bao giờ chịu nghĩ cho chúng, chẳng bao giờ đặt ra câu hỏi: "điều gì khiến chúng trở nên như vậy?"
Những đứa trẻ như là tờ giấy trắng tinh khôi, cha mẹ và mọi người xung quanh đối xử với nó như nào thì sẽ thể hiện ra hết sau khi nó trưởng thành. Nếu nó lớn lên trong sự so sánh không thấu hiểu, hay phải chứng kiến cha mẹ bất hòa luôn cãi cọ xô xát thì tờ giấy trắng đó sẽ bị vẩy mực ngay lập tức. Còn nếu ngược lại nó có một gia đình luôn thấu hiểu yêu thương nó thì nó vẫn sẽ giữ sự thuần khiết trắng trẻo như vậy. Thế nên các bậc phụ huynh phải biết đối xử đúng đắn với con trẻ, biết khen những ưu điểm của chúng, đừng mang những khuyết điểm ra để chỉ trích chúng. Hãy đặt bản thân vào tình cảnh của những đứa trẻ mà đưa ra những quyết định, những lời nói để không một đứa trẻ nào ngay bây giờ và trong tương lai phải chịu tổn thương. Và để khi nói về ngôi nhà thì chúng luôn nghĩ đến kia ức tốt đẹp chứ không phải là sợ hãi ám ảnh!
© Hân Ngọc - blogradio.vn
Mời xem thêm chương trình:
Trả Lại Anh Cho Cô Gái Khác | Radio Tâm Sự
Phản hồi của độc giả
Xem thêm

Ánh nắng mùa đông (Phần 2)
Cô ấm ức, cô tủi thân, cô đau khổ, cô mệt mỏi, cô bất lực. Anh không nói, không hỏi cứ vậy ôm cô thật lâu, dùng bàn tay to lớn của mình bao bọc lấy cô, truyền hơi ấm cho cô.

Món canh nhót dân dã mẹ nấu
Hồi ức đẹp đẽ về những mùa nhót tuổi thơ ùa về. Tôi với chị dằng dai, rủ rỉ... Bồn chồn nhớ quê…. Rồi tôi bỗng thèm được ăn món canh nhót dân dã mẹ nấu năm nào!

Có một Sài Gòn không ai nỡ rời đi
Với tôi, thành phố này ngạc nhiên đến kỳ lạ, lại đẹp đến ngỡ ngàng…

Ánh nắng mùa đông (Phần 1)
Tớ hi vọng chúng ta sẽ mãi bên nhau như thế. Tớ không thích kết bạn, cũng không thích hợp để làm bạn của ai cả nhưng cậu là người đầu tiên đứng trước mặt tớ và bảo vệ cho tớ, vậy nên cậu là ngoại lệ duy nhất của tớ.

Giấc mơ không tắt – gửi thanh xuân của tôi
Tôi không phải nữ chính trong tiểu thuyết. Tôi không có một cuộc đời được sắp đặt sẵn, không có một chàng trai dịu dàng luôn đứng phía sau ủng hộ mình, không có những tình tiết kỳ diệu biến ước mơ thành sự thật chỉ trong một đêm. Nhưng tôi có chính mình.

4 thứ cản trở phong thủy, phá tan tài lộc: Bạn nên tiễn ra khỏi nhà càng sớm càng tốt
Có những món đồ trong nhà tuy nhỏ, tưởng không quan trọng nhưng lại âm thầm ảnh hưởng đến vận khí cả gia đình.

Phụ nữ hãy trọn tình yêu thương bằng chính bản sắc của mình
Tôi nói với cô bạn: nếu thực trong tâm không tha thứ, buông bỏ được thì hãy ra đi, cuộc sống này ngắn ngủi lắm, sống cạnh nhau chỉ là những dằn vặt, sai lầm chồng chất sai lầm thì cuộc sống lãng phí quá.

Sau cơn mưa nắng sẽ về
Kể từ lúc biết tin căn bệnh quái ác sẽ tuyên án tử hình cho tuổi xuân còn đang dang dở của em, hình như tôi chưa từng thấy em để cho đôi chân mình được ngơi nghỉ ngày nào.

Mình muốn một tình yêu như vậy!
Họ không nói nhiều, không can thiệp quá sâu vào cuộc sống của nhau, không lãng mạn ngọt ngào, không hứa hẹn, không sở hữu, cứ thế hiện diện bên nhau, lắng nghe, an ủi.

Lỡ duyên
Trăng treo lẻ bóng bên đồi Gió ru khúc cũ nghẹn lời chia phôi Người đi để lại bồi hồi Ta ngồi đếm mãi một thời đã xa