Phát thanh xúc cảm của bạn !

Những bước đường trưởng thành (Phần 2/4)

2022-03-08 01:30

Tác giả: Lam Nguyệt


blogradio.vn - “Có mỗi việc ăn với học mà cũng mệt, cũng kêu vất vả, sướng quá hóa rồ” - những lời này khiến tôi tắc nghẹn, nuốt nước mắt ngược vào trong.

***

[Tâm sự]

Tôi đã lớn lên mà không hề chia sẻ bất kỳ tâm sự nào với bố mẹ mình.

Bởi vì tôi đã thử vài lần và bố mẹ luôn quan trọng hóa vấn đề hơn mức cần thiết. Điều đó khiến tôi lúng túng và xấu hổ. Tại thời điểm đó tôi còn cho rằng đó hoàn toàn là lỗi của mình. Nếu mình không nói ra thì mình đã không rơi vào tình huống khó xử này.

Bởi vì những điều tôi tò mò cần sự giải đáp lại là những điều mà ngày nào bố mẹ tôi cũng nói đó là những việc không phù hợp với những thiếu niên như tôi. Không có điều gì quan trọng hơn việc học cả. Nếu bố mẹ luôn phản đối thì việc nói ra cũng có ích gì đâu.

Bởi vì bố mẹ luôn dành những lời phán xét nghiệt ngã và vô tình cho những cảm xúc khó khăn mà tôi mong muốn tâm sự và được giúp đỡ. “Có mỗi việc ăn với học mà cũng mệt, cũng kêu vất vả, sướng quá hóa rồ” - những lời này khiến tôi tắc nghẹn, nuốt nước mắt ngược vào trong.

Bởi vì bố mẹ luôn né tránh những vấn đề nhạy cảm về giới tính. “Con nít quan tâm gì chuyện người lớn,” “Sao tự nhiên lại hỏi những chuyện này. Có chuyện gì rồi hả? Học không lo học…”. Những thắc mắc thay đổi tâm sinh lý tuổi trưởng thành chỉ vừa mở lời hỏi đã bị các bậc phụ huynh quy chụp là đang làm chuyện gì xấu xa, dấu diếm, không an phận. Vậy là tôi lặng lẽ đè nén những nỗi sợ mơ hồ về tuổi dậy thì.

Bởi vì mỗi lần tôi nói lên ước mơ nghề nghiệp của mình thì bố mẹ đều nói, “Không được đâu con ạ. Ngành đó không kiếm ra tiền, ra trường khó xin việc. Bố mẹ biết điều gì là tốt nhất cho con.” Nếu những điều bố mẹ nói là tốt nhất, tại sao tôi lại thấy hoang mang và mệt mỏi, chán chường với nó đến vậy?

Bởi vì mỗi lần tôi có chuyện muốn kể, một chuyện vui trong ngày, nhưng bố mẹ luôn nghe một cách hờ hững, vừa nghe vừa làm một chuyện gì đó, không có câu nói phản hồi, như tôi đang trò chuyện với cái bóng của mình vậy. Hoặc trả lời một câu bâng quơ, “Thế à! Bố/mẹ đang dở việc. Lát chúng ta nói chuyện tiếp nhé.” Và thế rồi chẳng bao giờ có ‘lát sau’. Tôi tự vui buồn với những câu chuyện của mình.

Bởi vì khi bố mẹ giận nhau, tôi ở giữa sẽ trở thành nơi trút giận. Những lúc như vậy, tôi đã học được cách quan sát bầu không khí gia đình và rút vào một góc im lặng để tránh cho mình khỏi những lời mắng nhiếc, trách móc giận dỗi hằn học, tổn thương. Điều này từng khiến tôi tin rằng chính mình phải chịu trách nhiệm, tôi không ngoan, không biết giúp đỡ bố mẹ cho nên bố mẹ mới bất hòa.

Bởi vì mỗi khi có một ai đó khen ngợi tôi với bố mẹ, bố mẹ tôi lại trả lời rằng, “Nó thì giỏi gì đâu. Học kém bỏ xừ. Ở nhà thì chẳng biết làm điều gì cả.” Tại sao bố mẹ không công nhận tôi? Tôi đã làm rất tốt mà. Tại sao lại nói những điều khiến tôi xấu hổ với người khác như vậy. Vậy là tôi đã từng ghét được khen, ghét nổi bật, ghét ai đó hỏi han điều gì trước mặt bố mẹ. Tôi cố thu mình lại để không phải nghe những lời ‘vạch trần’ từ chính bố mẹ mình.

Bởi vì mỗi khi tôi thất bại, tôi cần sự an ủi, một nơi bình yên để liếm láp vết thương thì bố mẹ lại luôn mắng tôi rằng, “Thấy chưa, bố/mẹ đã bảo mà. Trứng cứ đòi khôn hơn vịt. Sáng mắt ra chưa?”. Những trải nghiệm cay đắng là quá đủ, bố mẹ có cần phải khắc sâu thêm những vết thương để mong tôi luôn luôn nhớ về bài học? Điều đó có cần thiết hay không?

Tôi đã lớn lên như vậy đó. Những điều này không hiếm gặp ở các gia đình. Một điều được các bậc phụ huynh coi là hết sức ‘bình thường. Nhưng chính những điều ‘bình thường’ này đã khiến tôi chật vật, tự ti về bản thân suốt cả quãng thời gian thiếu niên, kéo dài sang cả giai đoạn ‘làm người lớn’ sau này. Tôi đã phủ nhận những cảm xúc và quan điểm của bản thân khi còn nhỏ và trở thành một ‘người lớn’ luôn bối rối và hoang mang.

Tại sao là ‘người lớn’ mà không phải là ‘trưởng thành’?

Tất cả những điều trên đã dạy cho tôi biết rằng độc lập về tài chính, dọn ra ngoài ở hay có gia đình riêng không có nghĩa là đã trưởng thành. Trưởng thành cũng không liên quan đến tuổi tác. Ở cái tuổi mọi người gọi là trưởng thành, tôi vẫn đang bị kiểm soát bởi cái bóng quá khứ ám ảnh từ bố mẹ mình.

Trưởng thành là nhận ra những vấn đề của bản thân trong hiện tại, thừa nhận rằng nó được kế thừa từ cha mẹ mình, và chẳng điều gì có thể biện minh cho chúng hết. Trưởng thành là có tư duy độc lập, có chính kiến, hoàn toàn thoát khỏi cái nhìn hạn hẹp trong chiếc lồng an toàn mà bố mẹ đã dựng lên bao bọc xung quanh. Trưởng thành là khám phá ra được rằng vượt ra khỏi những lời khuyên xen lẫn ý răn đe của bố mẹ là một thế giới khác đầy những cung bậc đợi chờ ta trải nghiệm. Thất bại ư? Lựa chọn sai ư? Hãy dũng cảm mà thừa nhận sai lầm và bước tiếp.

Và cuối cùng, trưởng thành là yêu thương và hãy biết thể hiện tình yêu thương đúng cách. Đừng yêu thương ‘đầy gai góc’ như cách mà bố mẹ đã từng yêu thương chúng ta.

© Lam Nguyệt - blogradio.vn

Mời xem thêm chương trình:

 

Người ta thường ước những điều không thể | Radio Tâm Sự

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Hoa anh đào nở dưới đôi mắt của em

Hoa anh đào nở dưới đôi mắt của em

Em cười, và nụ cười của em như ánh nắng xuyên qua những cánh hoa, khiến cả thế giới xung quanh bỗng chốc bừng sáng. Tôi nhớ như in hình ảnh em đứng dưới cây anh đào, mái tóc bay trong gió, đôi mắt sáng rực như những cánh hoa hồng thắm.

Lá thư gửi đến thiên đường

Lá thư gửi đến thiên đường

Đến bây giờ, khi nói về bà đó chỉ còn là kí ức, là kỉ niệm, là những khoảnh khắc chợt hiện về trong chớp mắt, rồi lại đi trong vấn vương, để lại bao nhung nhớ trong tâm hồn. Cuộc sống không thể quay ngược trở lại, hoài niệm cũng chỉ là hoài niệm, thứ người ta cất giấu bên trong là những khắc khoải, suy tư.

Đắng cay

Đắng cay

Anh vẫn biết dẫu tình là hoa chớm nở Thì em ơi những giọt vị ân tình Em vẫn sẽ yêu anh nhiều chứ Và lòng này sẽ vẫn là ái ân

Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi

Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi

Nhiều người cảm thấy bị tổn thương, thấy mình không có giá trị khi không ai quan tâm đến mình và nghĩ rằng mình bị bỏ rơi. Vì thế, bạn cần học cách vượt qua giây phút ngờ vực và cần biết trân trọng giá trị của bản thân. Sau đây là những cách giúp bạn vượt qua cảm giác này.

Đơn phương yêu một người

Đơn phương yêu một người

Lắm lúc tôi tự hỏi vì sao chúng ta lại chọn một kết cục buồn đến thế, hoang hoải đến thế. Nhưng cuộc sống này chính là như vậy, có những nỗi nhớ mãi không nói thành lời, có những lời thầm kín suýt chút nữa đã được bày tỏ nhưng cuối cùng chỉ đành giấu nhẹm sau tất thảy.

Điều gì đợi chúng ta sau cánh cửa cuộc đời?

Điều gì đợi chúng ta sau cánh cửa cuộc đời?

Giống như một chiếc lá rụng xuống để làm chất dinh dưỡng cho đất, để từ đó những mầm non mới nảy mầm. Phải chăng cái chết chỉ là một sự chuyển hóa từ dạng sống này sang dạng sống khác?

Câu chuyện về một nhà thơ…!

Câu chuyện về một nhà thơ…!

Tâm hồn của hắn, cũng xô bồ và phức tạp như những bài thơ mà hắn viết vậy! Có lúc hắn vui vẻ hồn nhiên, vô tư lạc quan yêu đời. cũng có lúc hắn trầm ngâm và suy tư về một điều gì đó xa vời.

Vì anh còn thương em

Vì anh còn thương em

Tất cả khiến anh lặng người, thơ thẩn vì mải mê đắm chìm trong quá khứ, trong nụ cười, ánh mắt em. Anh không muốn trở về với thực tại tàn khốc rằng chuyện tình mình đã kết thúc tự bao giờ, rằng anh đã mất em thật rồi.

Ai là bạn trong cuộc đời?

Ai là bạn trong cuộc đời?

Hãy để những ước mơ dẫn dắt bạn, vì chúng sẽ giúp bạn tìm thấy ý nghĩa trong cuộc sống và cung cấp động lực để bạn tiếp tục tiến bước.

Ánh nắng chiếu

Ánh nắng chiếu

Anh nhớ em một ngày cuối hạ Cho tình yêu gọi giấc mơ về Anh nhớ em một tình yêu lạ Mà sao lòng anh vẫn còn yêu

back to top