Phát thanh xúc cảm của bạn !

Mười hai bến nước

2023-11-15 06:30

Tác giả:


blogradio.vn - Người ta càng hỏi thì cô càng im lặng, nhưng nếu ai tinh mắt sẽ nhận ra những tia nhìn đau đớn và khinh bỉ của cô ấy dành cho anh ta. Còn anh ta cứ thản nhiên ngồi đó cùng với những thành viên khác trong hội đồng kỷ luật cứ liên tục hỏi về bố đứa bé.

***

Nhiều lúc tôi tự hỏi những bạn trẻ của thế hệ trẻ bây giờ có khi nào nghe được câu nói này không, nếu có thì chắc cũng rất ít thôi. Còn tuổi của tôi ngày xưa khi bằng tuổi của các bạn hiện tại thì tôi được nghe nhiều, không phải là má tôi dạy không phải là ba tôi nói, mà là tôi biết được và nghe được qua phim ảnh qua những gì tôi hay đọc. Nhất là những vở kịch những vở cải lương của thời đó, gần như nội dung người ta đưa vào toàn là những điều răn dạy như vậy.

Con gái mười hai bến nước, biết bến nào trong biết sông nào đục, nên có thân thì phải biết giữ lấy than.

Đó là câu nói mà gần như mười bà mẹ thì hết mười đã nhắc nhở dặn dò con mình như vậy. Mà má tôi không bao giờ nói trực tiếp như thế, má tôi chỉ hay kể tôi nghe những câu chuyện để tôi tự biết tự hiểu và tự rút ra được những điều cần thiết cho bản thân.

Tôi đọc nhiều, tôi xem nhiều và tôi nghe nhiều nên tôi bị ám ảnh cũng nhiều, là những câu chuyện về những người con gái trót có thai trước khi cưới, rồi bị cả làng mang ra bêu xấu trước đình làng, rồi bị gọt đầu bôi vôi và thả trôi sông nữa. Tôi cứ nghĩ ngày đó sao có những luật lệ thật quá dã man nếu không nói là không có tính người và không còn tình người nữa, vì chuyện đó nếu có xảy ra thì lỗi đâu nằm ở một mình cô gái. Mà tình yêu thì có lỗi đến mức phải làm nhục và đày đọa một con người đến mức độ như vậy, có khác nào kết thúc cuộc đời của cô ấy. Hay nói cách khác là giết chết cô ấy ngay lúc đó có lẽ cô ấy còn hạnh phúc hơn.

Đó là những chuyện của những ngày xa lắc, mà vì cái chủ đề mười hai bến nước tôi đã chọn làm tên bài viết, nên tôi muốn kể cho mọi người nghe một câu chuyện có thật cách đây cũng mấy chục năm. Tôi đọc được câu chuyện đó trong một tác phẩm và tác giả đã nói ông đã viết ra với những dòng nước mắt, và khi tôi đọc cũng vậy. Tôi cũng đồng cảm với ông bằng những dòng nước mắt, tôi tin tác giả đã nói thật và viết thật. Ông nói đó là một câu chuyện có thật và ông đã sửa tên nhân vật cũng như đã hư cấu thêm chút ít vào để câu chuyện có cái kết nhẹ nhàng hơn.

Tôi kể lại chắc chắn không hay bằng tác giả rồi, thì thôi mọi người thích thì cứ đọc nhé, còn không cũng không sao.

Mười hai bến nước, là câu nói vô cùng chính xác cho cuộc đời của cô ấy, một cô giáo còn rất trẻ và rất xinh. Vừa tốt nghiệp loại giỏi của một trường sư phạm và được phân công nhiệm vụ ở một huyện miền núi cách vùng quê của cô ấy khá xa. Nhưng tuổi trẻ mà, và niềm đam mê nghề nghiệp cùng với tinh yêu dành cho học sinh đã làm cô hăm hở lên đường và sống cuộc sống của một cô giáo.

Tôi kể tóm tắt thôi vì câu chuyện khá dài.

Đó là một lần cô ấy đi công tác, lúc đó cô ấy cũng đứng vững với công việc được hơn hai năm. Chuyến công tác đó cô ấy đi cùng với một người trong ban giám hiệu của trường, là một thầy hiệu phó. Họ đang ở giữa lưng chừng núi sau khi chuyến công tác kết thúc thì trời đổ mưa to, con mưa cứ mỗi lúc một lớn khiến họ không thể tiếp tục trên đường về và đành trú trong một lán trại ở giữa rừng. Lúc đó cô ấy còn nghĩ đó là may mắn, vì trong lán có khoai có cả chăn nệm, chắc là của những người dân hay đi lấy củi hay săn bắn trong rừng, vậy là cô cùng người thầy kia trú lại trong lán.

Rồi chuyện gì đến cũng đã đến.

Cơn mưa lớn suốt đêm đã khiến họ không thể đi tiếp, vì đường rừng ban đêm rất tối và rất nguy hiểm. Rồi cô ấy đã thành phụ nữ trong ngay đêm hôm đó, với rất nhiều những ngọt ngào những hứa hẹn yêu thương.

Cô ấy phát hiện mình có thai sau đó.

Chuyện đó được xem là chuyện kinh khủng nhất của cả trường, mà tôi đã không cầm được nước mắt cũng như sự giận dữ khi đọc đến đó. Cô ấy bị đứng trước một hội đồng, là hội đồng kỷ luật của nhà trường, và người ta cứ thi nhau tra hỏi rằng ai là bố của đứa bé. Cô ấy cứ im lặng nhìn chăm chăm vào anh ta, là hiệu phó của trường, là kẻ đang ngồi trong hội đồng kia đang tra vấn cô kia. Người ta càng hỏi thì cô càng im lặng, nhưng nếu ai tinh mắt sẽ nhận ra những tia nhìn đau đớn và khinh bỉ của cô ấy dành cho anh ta. Còn anh ta cứ thản nhiên ngồi đó cùng với những thành viên khác trong hội đồng kỷ luật cứ liên tục hỏi về bố đứa bé.

Đó là vào những năm tám mươi của đất nước mình, mà tôi lại không thể tin được lại có những luật lệ kinh khủng như thế còn tồn tại và cách đối xử vô cùng bất nhân như thế với một con người với một cô giáo. Cuối cùng họ không hỏi được gì nên kết luận cô giáo đã hủ hóa, là từ họ hay dùng thời đó, với người khác, đó là một việc làm xấu xa đáng bị lên án và vô cùng xấu hổ cho cả trường nên cô ấy bị buộc thôi việc ngay ngày hôm sau.

Cô ấy đã im lặng không chào một ai, mà cũng chẳng có ai để xứng đáng nhận lời chào của cô ấy, rồi lặng lẽ rời khỏi trường. Cô ấy cũng không dám về quê vì như vậy càng khiến ba mẹ cô ấy đau đớn và nhục nhã hơn.

Cô ấy về thành phố, với tất cả số tiền dành dụm trong hai năm cô ấy thuê một căn phòng nhỏ và buốn bán nhỏ lặt vặt trước dãy thuê trọ để sống. Cũng may là bà chủ trọ là một người tốt bụng, bà ấy cho cô ấy chổ ngồi bán nước, cho cô ấy những vật dụng trong sinh hoạt cá nhân, và cưu mang luôn cô ấy cho đến lúc cô ấy sinh con.

Không thể nói hết được những khó khăn cô ấy đã trải qua như nào. Tôi nghĩ nếu những ai là phụ nữ đã sinh con đã làm mẹ thì sẽ hiểu sẽ biết quá trình mang thai sinh nở khó khăn nhọc nhằn ra sao. Đó là còn có chồng còn có người thân bên cạnh, đằng này cô ấy chỉ có một mình. Người bên cạnh vô cùng tốt bụng là bà chủ nhà trọ, là người cô ấy mang ơn suốt đời, bà ấy đã ký vào giấy bảo lãnh và nhận là người thân của cô ấy, rồi cũng bà lo cơm cháo sữa cho hai mẹ con trong tháng đầu tiên khi cô sinh.

Khi con được hơn một tuổi, cô ấy vẫn không dám về nhà và quyết định viết thư nói rõ mọi chuyện cho ba mẹ biết. Lúc đó cuộc sống cô ấy đã tạm ổn và xin ba mẹ cô tha thứ, cô ấy không nhận được hồi âm của ba mẹ nên cứ lo thư bị thất lạc hoặc ba mẹ giận quá nên từ cô luôn.

Kết thúc câu chuyện là cô ấy được đi dạy lại ở ngay chính vùng quê cô ấy sinh ra và lớn lên, còn con cô ấy cũng lớn lên theo những nỗi khó khăn cay đắng của mẹ mình. Cô ấy được sống lại trong vòng tay yêu thương của ba mẹ của bà con chòm xóm, cũng chẳng ai hỏi cô ấy về bố đứa bé.

Một buổi sáng đến lớp như mọi ngày, cô thấy người ta xôn xao rất đông và rất nhiều ở một quãng đường giáp ranh với thành phố nhưng cô chạy xe lướt qua vì sợ bị trễ giờ. Người ta nói có một vụ tai nạn giao thông thảm khốc đêm qua, mà người xấu số vẫn còn nằm ở đó bên lề đường vì chưa tìm ra người thân đến nhận. Buổi trưa cô về và đi ngang, cô nhìn thấy có ai đó đang len vào để xem mặt người chết, và luồng ánh sáng cũng như khoảng cách quá gần giữa cô và cái xác đủ để cô nhìn thấy được gương mặt đó là ai.

Đúng rồi đó, mọi người đã đoán ra, đó là kẻ đã cướp đi cuộc đời cuộc sống của cô cách đây mấy năm. Và nỗi đau đó, vết thương đó mãi mãi rỉ máu trong cô không thể lành được, kẻ đó không xứng để con cô gọi là bố.

Cô giáo nhỏ, tôi mong cô có được hạnh phúc bình dị nhất như cô mơ ước. Cô cứ nhớ về nỗi đau vì tôi tin nó chỉ giúp cô có thêm nhiều nghị lực nữa mà thôi.

Người ta hay ví thân phận người con gái là như vậy, mà tôi nghĩ sao người ta không nghĩ ra một con số khác mà lại là con số mười hai, chắc là một năm có mười hai tháng, chắc là vậy. Rồi quan niệm ngày xưa bây giờ đã thành quá cũ quá lạc hậu rồi, thậm chí người ta còn bắt buộc cô dâu phải có thai rồi mới cưới vì bây giờ vô sinh nhiều quá. Ngày xưa thì ba mẹ đặt đâu con ngồi đó còn bây giờ thì con cái đặt đâu ba mẹ ngồi đó, vậy đó, mỗi thời mỗi khác.

Tôi viết lại một chút câu chuyện nhỏ về một cô giáo nhỏ của ngày xưa, để thấy mười hai bến nước của cuộc đời người con gái là như thế.

Có ai trong cuộc đời hôm nay còn có mười hai bến nước không, là tôi muốn hỏi các cô gái trẻ ấy. Tôi cũng mong cho tất cả luôn nhận được hạnh phúc của riêng mình, chỉ là mình hãy sống sao để tự thấy mình xứng đáng được có hạnh phúc.

© HẢI ANH - blogradio.vn

Mời xem thêm chương trình:

Tin Vào Điều Tốt Dẫu Cuộc Đời Không Như Mơ | Radio Chữa Lành

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Một tình yêu kéo dài suốt một đời

Một tình yêu kéo dài suốt một đời

Tình yêu của họ ngọt ngào, đáng yêu và chân thành, nhưng họ không còn là những con người như khi họ mới gặp nhau. Cô yêu Alex hết lòng, nhưng cô không thể phủ nhận rằng con đường của họ đang rẽ hướng.

Mong tình ta bắt đầu khi mùa thu còn trở lại…

Mong tình ta bắt đầu khi mùa thu còn trở lại…

Khi thu một lần nữa quay về, cô đã mười tám, lứa tuổi dễ bị rung động trước những điều nhỏ nhặt nhất. Lúc này cô nhận ra mình đã yêu anh từ lúc nào.

Viết cho tuổi mười tám

Viết cho tuổi mười tám

Khủng hoảng tuổi đôi mươi đến thật nhanh, nhiều khi, việc giao tiếp với người khác mỗi ngày cũng làm chúng thấy cạn kiệt năng lượng, lạc lõng. Thì ra, cái giá phải trả cho ước mơ cũng rất đắt, những thứ tốt đẹp, lung linh thì chưa bao giờ " miễn phí".

Đôi tay người bạn

Đôi tay người bạn

Bạn hiền ơi! Cho tôi mượn đôi tay Để tôi nắm đôi bàn tay người bạn Dẫu mai đây có xa thì vẫn nhớ Nhớ đến lúc này, tay xiết chặt lấy tay…

Chưa từng bỏ lỡ nhân duyên

Chưa từng bỏ lỡ nhân duyên

Chuyện của gia đình anh hoàn toàn không phải lỗi của cô ấy, nhưng đâu đó cái bóng của toàn bộ câu chuyện vẫn bao phủ lấy cả anh và cô. Họ sẽ làm gì để bước qua cái bóng của quá khứ kia?

Mùa hoa cải năm ấy

Mùa hoa cải năm ấy

Câu chuyện kể về cảm xúc của nhân vật Tôi nhớ về ký ức tuổi thơ bên triền đê, nơi cô đã lớn lên cùng một cậu bạn. Họ cùng chơi đùa, thả diều và học tập bên nhau. Khi cậu bạn đỗ đại học và rời quê, mối liên hệ giữa họ dần phai nhạt. Sau một thời gian, cậu trở về quê cùng một cô gái mới, khiến cô gái cảm thấy hụt hẫng và nỗi buồn lấn át kỷ niệm đẹp. Dù thời gian trôi đi, hình ảnh mùa hoa cải vẫn gợi nhớ về tình yêu thầm kín mà cô không thể quên. Cô chấp nhận rằng tình cảm đó sẽ mãi ở lại với cô, giống như những mùa hoa cải vẫn nở rực rỡ.

Viết cho người đã cũ

Viết cho người đã cũ

Đã cũ khiến ta bất giác hồi tưởng lại những ngày đầu làm quen để rồi tự gượng cười nhìn lại những gì đã cũ, cảm giác đó, rung cảm đó tưởng như sẽ trở nên sợi dây kết nối với nhau dài lâu; ấy thế lại vội vàng đến, rồi vội vàng lướt qua cuộc đời của nhau tựa như gió thoảng, tựa đám mây ghé qua rồi vội bay về phía cuối chân trời

Mưa nào mà không tạnh?

Mưa nào mà không tạnh?

Mưa tầm tã, rào rạt. Mãi khi bình minh ló rạng cũng là lúc em nhận ra mình đã khóc lâu đến nhường nào. Chín mươi chín cuộc gọi nhỡ từ mẹ.

Ai bán

Ai bán

Ai bán cho tôi nửa trò đời Tôi về ủ thành rượu uống chơi Nhăm nhi từng chút hồn tản mạn Trở lại tuổi thơ thấy mẹ cười

Tía là quê hương

Tía là quê hương

Năm đó nếu không có tía, nếu tía không ôm con về thì con đâu được như hôm nay. Tía vừa là ba vừa là mẹ của con, tía là những gì yêu thương thân thuộc nhất của quê mình mà con chỉ có thể nói tía là quê hương. Tía là cả vùng quê của mình đã thấm vào con đã thành máu chảy trong con ba

back to top