Mùa Trung thu năm ấy
2018-09-24 14:02
Tác giả:
Tấp xe vô một quán coffee lề đường ngồi coi bọn nhóc múa Lân. Thôi thì đủ thể loại từ Lân giàn, Lân nhạc, Lân vải, rồi tới cả những đầu Lân làm từ thùng mì tôm của những cậu cu 4 hay 5 tuổi. Lật lại trí nhớ Trung Thu của bản thân vào những năm về trước, kí ức chạy chậm hiện lên nhưng một cuốn phim dài đầy màu sắc.
Năm đó quê tôi còn nghèo lắm, chưa có đường nhựa vẫn còn những mảng dính đất đỏ từ những trận mưa thu đầu mùa. Chúng tôi hăm hở chạy theo những con Lân đủ màu sắc từ thị trấn xuống, một năm chỉ đợi một lần để xem cái không khí náo nhiệt ấy. Không chỉ lũ nhỏ chúng tôi mà cả người lớn cũng hồ hởi chạy ra đường xem Lân thị trấn mỗi khi nghe tiếng hò hét trên cái xe tải cũ kĩ của hội múa Lân. Những con Lân đủ màu sắc được kết từ những dây ni lông nhựa mỗi khi lắc qua lắc lại là nó rũ ra trông hấp dẫn lắm. Người người nhà nhà mở to cửa đợi Lân vô nhà, mấy chú trong xóm còn ra vẫy tay cho đoàn Lân vô nhà mình mỗi khi nó múa ở nhà nào quá lâu. Vẫn nhớ như in tôi và con bạn thân gần nhà có tính sợ Ông Địa, mỗi khi Ông Địa vô quạt là lại khóc ré lên, cái thói quen tuổi thơ nực cười đó giờ tôi vẫn còn giữ gìn nguyên vẹn kể cũng không hiểu nổi bản thân mình.
Những mùa Trung thu của những năm chúng tôi lên 7 lên 8 chưa có lồng đèn chạy pin như bây giờ, tràn ngập khắp các cửa hàng tạp hóa là chiếc đèn ông sao được chắp vá từ những mảnh giấy dẻo bóng 5 màu. Lúc đó không phải đứa nào cũng được gia đình mua cho một cái nên chúng tôi những đứa trẻ trong xóm thường chơi chung với nhau. Tôi có lồng đèn thì tụi nó kiếm đèn sáp. Ngày xưa để cây đèn sáp vô trong lồng đèn ông sao tương đối vất vả, mùa thu gió tương đối nhiều chỉ cần một đợt gió nhẹ thì coi như cái đèn tối thui nên cái đứa chịu trách nhiệm cầm đèn giống người hùng lắm, cầm sao mà gió thổi không được tắt thì lần sau mới được cầm nữa.
Giai đoạn đó chúng tôi cũng tương đối lớn lên có thể biết cách giữ gìn cái lồng đèn để chơi nhưng mấy nhóc nhỏ hơn khoảng 5 hay 6 tuổi thì cây đèn sáp ngã cháy mất lồng đèn không biết bao nhiêu lần, mà đã cháy thì mất chơi. Có một lần tôi cũng làm cháy mất cái lồng đèn do cái tội tranh cầm đèn đi trước thế là về nhà khóc nức nở không ăn không uống cả ngày. Lúc đó tôi con một nên ba tôi xót con mới lên thị trấn dùng một phần tư số tiền lương mới nhận để mua hẳn cái đèn lồng chạy pin cho tôi.
Tôi nhớ mãi cái hình ảnh ba đi cây xe cup 50 trên tay lái là tiếng nhạc từ cái lồng đèn kêu từ đầu ngõ xóm vô tới nhà. Tôi cười, mẹ tôi cũng cười hình ảnh đó mỗi khi nhớ lại tôi vẫn còn nghẹn ngào vì cái hạnh phúc ấm cúng rất đời thường của một gia đình nay không còn nữa. Lúc đó trong xóm tôi oai phong lắm vì chỉ có mình mình có lồng đèn chạy pin vừa sáng không bị cháy lại còn hát bài trung thu. Mấy đứa nhỏ nhìn tôi bằng ánh mắt ngưỡng mộ lắm thế là tôi ra vẻ ta đây đứa nào nghe lời tao thì tao cho chơi cùng, nghĩ lại không hiểu sao lúc đó mình lại phách lối và đáng yêu như thế chứ.
Những mùa Trung Thu sau đó mỗi năm tôi đều có đèn lồng chạy bằng pin như một món đồ chơi trân quý mà ba mẹ thưởng cho thành tích học tập của cả năm đó. Cũng không nhớ rõ từ lúc nào tôi đã không còn háo hức chờ chiếc lồng đèn kêu nhạc của ba, không còn nắm tay lũ bạn e rè chạy theo đoàn Lân mỗi khi mùa Trung Thu đến.
26 tuổi lần đầu tiên sau bao nhiêu năm tôi ngồi lại nhớ về những kỉ niệm của những mùa Trung Thu trong cái xóm nghèo cơ cực, nhớ lại cái cảm giác ấm cúng của gia đình và nhớ lại mình đã từng có một tuổi thơ bình yên như thế!
© Nguyễn Lê Quỳnh My – blogradio.vn
Phản hồi của độc giả
Xem thêm
Hoa anh đào nở dưới đôi mắt của em
Em cười, và nụ cười của em như ánh nắng xuyên qua những cánh hoa, khiến cả thế giới xung quanh bỗng chốc bừng sáng. Tôi nhớ như in hình ảnh em đứng dưới cây anh đào, mái tóc bay trong gió, đôi mắt sáng rực như những cánh hoa hồng thắm.
Lá thư gửi đến thiên đường
Đến bây giờ, khi nói về bà đó chỉ còn là kí ức, là kỉ niệm, là những khoảnh khắc chợt hiện về trong chớp mắt, rồi lại đi trong vấn vương, để lại bao nhung nhớ trong tâm hồn. Cuộc sống không thể quay ngược trở lại, hoài niệm cũng chỉ là hoài niệm, thứ người ta cất giấu bên trong là những khắc khoải, suy tư.
Đắng cay
Anh vẫn biết dẫu tình là hoa chớm nở Thì em ơi những giọt vị ân tình Em vẫn sẽ yêu anh nhiều chứ Và lòng này sẽ vẫn là ái ân
Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi
Nhiều người cảm thấy bị tổn thương, thấy mình không có giá trị khi không ai quan tâm đến mình và nghĩ rằng mình bị bỏ rơi. Vì thế, bạn cần học cách vượt qua giây phút ngờ vực và cần biết trân trọng giá trị của bản thân. Sau đây là những cách giúp bạn vượt qua cảm giác này.
Đơn phương yêu một người
Lắm lúc tôi tự hỏi vì sao chúng ta lại chọn một kết cục buồn đến thế, hoang hoải đến thế. Nhưng cuộc sống này chính là như vậy, có những nỗi nhớ mãi không nói thành lời, có những lời thầm kín suýt chút nữa đã được bày tỏ nhưng cuối cùng chỉ đành giấu nhẹm sau tất thảy.
Điều gì đợi chúng ta sau cánh cửa cuộc đời?
Giống như một chiếc lá rụng xuống để làm chất dinh dưỡng cho đất, để từ đó những mầm non mới nảy mầm. Phải chăng cái chết chỉ là một sự chuyển hóa từ dạng sống này sang dạng sống khác?
Câu chuyện về một nhà thơ…!
Tâm hồn của hắn, cũng xô bồ và phức tạp như những bài thơ mà hắn viết vậy! Có lúc hắn vui vẻ hồn nhiên, vô tư lạc quan yêu đời. cũng có lúc hắn trầm ngâm và suy tư về một điều gì đó xa vời.
Vì anh còn thương em
Tất cả khiến anh lặng người, thơ thẩn vì mải mê đắm chìm trong quá khứ, trong nụ cười, ánh mắt em. Anh không muốn trở về với thực tại tàn khốc rằng chuyện tình mình đã kết thúc tự bao giờ, rằng anh đã mất em thật rồi.
Ai là bạn trong cuộc đời?
Hãy để những ước mơ dẫn dắt bạn, vì chúng sẽ giúp bạn tìm thấy ý nghĩa trong cuộc sống và cung cấp động lực để bạn tiếp tục tiến bước.
Ánh nắng chiếu
Anh nhớ em một ngày cuối hạ Cho tình yêu gọi giấc mơ về Anh nhớ em một tình yêu lạ Mà sao lòng anh vẫn còn yêu