'Mẹ điên': Khóc lặng trước sự thiêng liêng của tình mẫu tử
2022-11-17 01:15
Tác giả:
Hương Sen
blogradio.vn - Bạn cũng sẽ sốc, bạn cũng sẽ khinh miệt, bạn cũng sẽ phải chối bỏ mối quan hệ với một mẹ điên như thế… để rồi khi nhìn lại, chính những điều đó sẽ là con dao sắc bén nhất cứa vào trái tim đang rỉ máu, dù lặng lẽ như lại vô cùng khắc nghiệt.
***
“Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”
Những câu thơ của nhà thơ Nguyễn Duy như khắc sâu vào tâm hồn mỗi người về sự bao la của tình mẫu tử, mẹ là tất cả, là kho báu duy nhất tồn tại vĩnh hằng trong tim mỗi con người. Thế nhưng, không phải ai cũng cảm nhận được sự thiêng liêng đó và trân trọng khi mẹ còn sống, để rồi khi mỗi người một nơi chia xa không thể gặp lại mới nhận ra mới hối hận. Sự hối hận ân hận đó đổi lại được gì đây, chỉ là những nỗi đau như dằm trong tim không bao giờ nguôi. Đó cũng chính là tất cả những tâm tư mà tác giả của cuốn sách “Mẹ điên” muốn gửi gắm đến mỗi đứa con trên thế giới này. Có một nỗi đau khôn nguôi, một sự ân hận đến muộn màng mà người đọc có thể cảm nhận được trong cuốn sách này.
"Mẹ điên" của tác giả Vương Hằng Tích gần như ghi lại những sự kiện có thật, được xếp vào dạng "tiểu thuyết ghi chép thật" (ký thực tiểu thuyết), nhân vật chính là gia đình người cậu của tác giả. Vương Hằng Tích là người dân tộc, nhà nghèo, học gần hết THCS thì năm 1985 rời khu tự trị tỉnh Hồ Bắc ra đi kiếm việc. Khi 15 tuổi, làm mọi việc cửu vạn rồi đi học nấu ăn, tự mày mò viết văn, chủ yếu là viết tản văn, ghi chép, tự truyện lặt vặt. Cuối năm 2004, truyện ngắn "Người mẹ điên" của anh ra đời, và đoạt giải nhất về "Văn học kính lão" toàn quốc, gây nên sự chấn động trong làng văn học Trung Quốc. “Mẹ điên” là một tuyển tập truyện ngắn văn học mạng được tác giả Trang Hạ dịch từ nguyên tác tiếng Hoa của các tác giả khác nhau. Với lối hành văn và cách sử dụng ngôn từ mộc mạc, giản dị, tác phẩm đã trở nên gần gũi với mỗi độc giả chúng ta bằng những thông điệp đầy ý nghĩa từ cuộc sống.
“Mẹ điên”, một câu chuyện đời thực ướt đẫm nước mắt, tôi đã đọc, đọc chậm… thật chậm… như cuốn vào từng câu chữ, từng diễn biến của câu chuyện, để rồi những giọt nước mắt đã lăn dài trên mái tự lúc nào không hay. Khóc vì gì ư, có lẽ là khóc vì thứ tình cảm hiện diện trong câu chuyện kia sao mà thiêng liêng quá, sao mà bao la quá, mà cũng có lẽ là khóc cho chính bản thân mình bởi những lần lầm lỗi, những lần vô tâm với mẹ…
Câu chuyện gợi ra khung cảnh về một vùng quê nghèo khó, một vùng quê có những hủ tục, có những người mẹ chồng gia trưởng, có những con người cứ tưởng rằng trái tim họ hóa đá nhưng vẫn đầy cảm xúc tình người. Cuộc đời mẹ điên chẳng ngày nào được sung sướng, tôi muốn trách tất cả những người trong câu chuyện, trách cái làng quê nghèo đã hắt hủi người mẹ điên, trách bà nội Thụ đã có những toan tính và đối xử thiếu tình người với mẹ, trách cha Thụ nhu nhược, và trách Thụ vì đã xem mẹ mình chỉ là một con điên vô dụng, cư xử với mẹ như một kẻ thù… Đã trách, trách đến tận cùng, và rồi lại thương lại xót lại đau đến tận cùng. Là trách mà cũng là thương!
Đời là bể khổ, mà cái nghèo lại càng khổ hơn, cái hủ tục của vùng quê Trung Quốc càng khiến con người thêm khốn khổ. Ai trách được cái sự thương con của người bà nội, ai trách được lòng thương cháu, sợ cháu bị thương bởi người mẹ điên. Vì đến cùng mẹ điên… cũng chỉ là một người đàn bà điên mà thôi… Ngay cả Thụ, tôi cũng không nỡ trách Thụ, vì tôi hiểu đó là tâm lý bình thường của một người con ngày đêm mong nhớ người mẹ chưa bao giờ gặp, đó là nỗi thất vọng cực độ vì Thụ đã từng khát khao có mẹ nhường nào. Không ai có thể chấp nhận người mẹ mà mình từng mong đợi lại xuất hiện trước mặt mình với tình trạng kia, hình dáng kia. Bạn cũng sẽ sốc, bạn cũng sẽ khinh miệt, bạn cũng sẽ phải chối bỏ mối quan hệ với một mẹ điên như thế… để rồi khi nhìn lại, chính những điều đó sẽ là con dao sắc bén nhất cứa vào trái tim đang rỉ máu, dù lặng lẽ như lại vô cùng khắc nghiệt.
… Và cứ ngỡ rằng Thụ sẽ chẳng bao giờ nhận mẹ, đến tiếng gọi “mẹ” Thụ cũng chẳng bao giờ cất lên dù chỉ là trong tâm trí, sự khinh bỉ mẹ mình khi không biết phân biệt đâu là cỏ, đâu là lúa luôn luôn hiện diện trong suy nghĩ lỗi lầm của Thụ.
Thế nhưng chính cái khoảnh khắc mà bà mẹ điên tưởng chừng như vô dụng ấy vật ngã thằng Hỷ, bạn cùng lớp với Thụ, kẻ bắt nạt con trai bà thì chính lúc ấy mọi xúc cảm trong long Thụ đều bị cú quật ngã ấy làm cho rung động, tiếng gọi “mẹ” đầu tiên được cất lên như kéo theo mọi cảm xúc vô ngần trong tôi. Tưởng chừng như có một cơn sóng nguồn đang ầm ập tràn đến, xô vỡ bức tường ngăn cách giữa hai mẹ con. Tình mẫu tử thiêng liêng ở chỗ đó, cao quý ở chỗ đó, gói gọn trong một tiếng “mẹ” mà nặng tựa Thái Sơn.
Mẹ điên ơi, Thụ cảm nhận được rồi, thấu hiểu được rồi cái tình mẹ bao la vô ngần ấy. ”Dù đầu óc mẹ không tỉnh táo, thì tình yêu của mẹ vẫn tỉnh táo, vì con trai của mẹ bị bắt nạt…”, “Và thật kì lạ, hễ bất cứ việc gì làm vì con trai, mẹ đều không điên tí nào”. Đó chỉ là cái điên về tâm lý, về trí óc, nhưng cái điên đó không ngăn được tình mẹ dành cho con. Khoảnh khắc người mẹ điên chia phần lớn cơm trong bát sang một cái bát không khác, chấp nhận ăn ít để được ở lại, được ở lại bên đứa con dù rằng chưa từng được bế, được ôm lấy một lần, khiến tôi nhận ra, sâu trong tất cả không có gì vượt qua được tình mẹ. Cái ôm cuối trước khi mẹ điên bị đuổi làm tim tôi đau nhói, thì giây phút người mẹ điên chết vì hái đào cho con làm tim tôi quặn thắt lại. Hóa ra đây chính là tấm lòng của một người mẹ, mẹ có thể oằn mình chịu những đòn roi của cuộc đời, hãi hùng trước những bi kịch của bản thân nhưng sẽ không bao giờ để con phải đau đớn dù thể xác hay tinh thần bất kể là lần nào.
Tình yêu của mẹ luôn tỉnh táo, tỉnh táo đến mức làm người ta phải lặng người để rồi xót xa, bật khóc. Đi bộ hàng chục cây số, xuyên nắng, xuyên mưa, xuyên qua cái lạnh của mùa đông suốt 3 năm trời để mong con không bị đói và rồi xuyên thẳng vào trái tim một người đọc một tấm lòng bao la của tình mẹ… Nhưng để rồi, hiện thực cuộc sống giáng vào lòng người con những nỗi đau để khắc ghi sâu hơn tình mẹ. Mẹ điên chết… Mẹ kiên cường sống vì con, chết cũng vì con. “Mẹ nằm yên tĩnh dưới khe núi, những trái đào dại vương vãi xung quanh, trong tay mẹ còn nắm chặt một quả, máu trên người mẹ đã cứng lại thành đám màu đen nặng nề”. Một cái chết đầy thảm thương và bi kịch. Vậy là kết thúc rồi sao, kết thúc cuộc đời người mẹ điên. Bất công. Đớn đau. Có gì có thể tả được cảm xúc của Thụ, cảm xúc của người đọc trước cái chết của mẹ điên đây. Họa chăng đó là những giọt nước mắt lăn dài, là sự đau đến xé lòng của trái tim, là cái sự không thể thở nổi, nghẹn ứ nơi cổ họng.
Để rồi cuối trang sách, từng dòng nhật ký của mẹ được viết ra khiến tôi khóc òa, không còn kìm nén nơi cổ họng, bật khóc thành từng tiếng nấc. Mẹ… dẫu gần gũi mà sao lại thấy xa quá, có lẽ bởi vì con chưa hiểu hết được lòng mẹ.
“Con ơi! Giờ mẹ thường quên cài nút áo, xỏ dây giày,
Ăn cơm vãi đầy vạt áo,
Chải đầu tay bần bật run,
Đừng giục giã mẹ,
Xin con nhẫn nại chút và dịu dàng thêm,
Mẹ chỉ cần có con ở bên
Mẹ đủ ấm.”
(Viết trên tường nhà dưỡng lão)
Cuộc sống luôn bộn bề lo toan, những năm tháng trưởng thành của con dẫu áp lực, khó khăn vẫn luôn có mẹ kề bên. Những vất vả mẹ giấu đi, chỉ mang đến cho con nụ cười, mẹ lo lắng săn sóc cho con từng điều nhỏ nhất. Còn con… mải mê với thế giới mới, với con người mới, mà dần dần quên mất đi mẹ, để rồi đến khi nhìn lại, mới bàng hoàng nhận ra. Mẹ ơi… sao trên khóe mắt mẹ đã có nếp nhăn rồi, tóc mẹ đã điểm những sợi bạc… mà sao con thấy mình vô tâm quá.
Con người luôn để mọi việc trôi qua theo thời gian để rồi tìm về những hối hận muộn màng mà không biết trân trọng những người xung quanh. Thế giới ngoài kia có bao la thế nào, rộng lớn thế nào, có đầy ắp những điều mới lạ ra sao thì cũng không thể bằng được thế giới của mẹ. Thế giới của mẹ thì chính là con, là niềm vui của con là ngôi nhà là gia đình. Bé nhỏ lắm mà cũng lớn lao thiêng liêng lắm.
© Hương Sen - blogradio.vn
Mời xem thêm chương trình:
Blog Radio 447: Những giọt nước mắt của cha
Bài tham dự cuộc thi viết. Để bình chọn cho bài viết này, bạn hãy nhấn like, share và để lại bình luận cảm nhận của mình. Thông tin chi tiết về cuộc thi, mời bạn tham khảo tại đây.
Phản hồi của độc giả
Xem thêm

Ước mơ cánh cò
Cánh cò là hiện thân cho những người miền quê lam lũ, vất vả, cơ cực. Nhưng bên sâu trong đáy lòng là nỗi khát khao được bay nhảy tự do với đời mà không bị trói buộc. Đáng tiếc, cả tuổi thơ của tôi đã bị ràng buộc bởi hoàn cảnh đẩy đưa, từ đó kìm hãm hết sức sáng tạo mong muốn được thỏa sức.

Đường xa xa mãi
Anh cũng không nhớ bàn tay anh đã in dấu lên bao nhiêu công trình, bao nhiêu ngôi nhà. Anh không thể nhớ bàn chân anh đã đi qua biết bao vùng đất khác nhau, biết bao dự án lớn nhỏ khác nhau, anh chỉ biết cuộc sống của anh gắn liền với công việc từ đó.

Chúng ta có thực sự không thể quên một người
Là do ta và người có duyên không có phận, cứ nghĩ là hết duyên cho nhẹ lòng. Nợ kiếp này ta đã trả đủ cho người rồi, từ nay ta sẽ đi con đường có nắng của ta, không hối hận cũng không quay đầu.

Vẻ đẹp của sự cô đơn
Cô đơn cho phép con người trải nghiệm một ý nghĩa sâu sắc đến từ việc tự thân và tiếp thu tâm linh cá nhân. Nó cung cấp cho chúng ta cảm giác tự do, không bị ràng buộc và không bị ảnh hưởng bởi những yếu tố khác. Trên hết, sự cô đơn mở ra cơ hội để chúng ta thấy rõ giá trị của những mối quan hệ, sự kết nối và sự chia sẻ.

Niềm!
Ta không thể biến mất nhưng lại mong mỏi những nỗi đau thôi giằng xéo, ta không thể thôi bi lụy nhưng vẫn hy vọng một ngày nào đó người cũ sẽ quay về để đêm ngày kề cạnh.

Mùa sang
Mắt ai cười rồi lịm đi thành con sóng Ngỡ dòng sông băng trong ngực vỡ òa! Em thờ thẩn cuộn theo làn sóng dữ Tìm dấu trăng nghiêng đỉnh núi xa mờ...

Ngoại ơi! Con đã lớn rồi
Chiếc xe lăn bánh, tôi nhòm ra nhìn, Ngoại vẫn đứng đó với cái nón lá trên đầu mà nhìn theo, rồi Ngoại cứ xa dần xa dần đến khi mất hút trên con đường làng ngập nắng.

Cô giáo mầm non
Mỗi ngày mười tiếng ở trường Các cô bảo mẫu yêu thương học trò Nâng niu từng phút từng giờ

Miền ký ức
Bạn thấy đấy, tuổi thơ là thứ không bao giờ bị đánh cắp, ngay cả khi đã lớn, tuổi thơ vẫn ở đó để mỗi ngày lặng lẽ ghé qua chữa lành những vết thương cho bạn.