Lời khen của bố
2023-07-06 10:10
Tác giả: yangni
blogradio.vn - Tôi trách bố tại sao tôi cố gắng đến thế mà bố chẳng thể khen lấy tôi một câu, nỗi buồn bã, xen lẫn nỗi thất vọng làm dâng tràn hai hàng nước mắt của tôi.
***
Tôi là cô con gái đầu của gia đình đi lên từ con số 0, vì thế mà bao nhiêu vất vả, khổ nhọc của bố mẹ tôi đều biết cả. Nhớ hồi còn nhỏ, người chăm lo, gần gũi với tôi nhiều nhất lại là bố, bởi mẹ tăng ca đến tối mù, mỗi chiều bố tôi đều phải đưa rước tôi, chăm tôi ăn.
Khi còn học mẫu giáo, tôi khá tự hào, nở mũi khoe với tất cả mọi người trong xóm tuần nào tôi cũng được đầy ắp những bông hoa hồng chỉ dành cho bé ngoan, ai ai trong xóm cũng khen tôi, và bố tôi cũng thế, cũng nhoẻn miệng cười mà khen tôi:
- Con gái bố giỏi thế nhỉ.
Lời khen của bố luôn là động lực để tôi chăm ngoan hơn nữa, cố gắng hơn nữa theo từng ngày. Rồi khi tôi sắp vào lớp một, ngày nào bố cũng dạy tôi học, từ bảng chữ cái đến bảng cửu chương, tối nào hai cha con tôi cũng ngồi như thế. Dù vậy, càng lớn, tôi đều lộ ra sự bướng bỉnh của mình. Với một đứa trẻ con, sự ồn ào, náo nhiệt của bạn bè luôn thu hút nó, và tôi cũng thế, tôi luôn tự hỏi rằng vì sao mình cứ cầm cây bút chì viết đi viết lại chữ "a", đọc đi đọc lại bảng cửu chương 2 trong khi nhỏ Hiền lại cứ đi chơi như thế? Mỗi lần tôi không học là bố lại mắng tôi một trận, từ đó mà những lời khen thưa thớt dần.
Khi tôi lên lớp ba, tôi có vinh dự đi thi "Vở sạch chữ đẹp". Tôi nhớ ngày nào mình cũng chăm chỉ cầm cây bút máy hí hoáy viết. Trong căn phòng trọ nhỏ, ánh đèn bàn học lại sáng lên dưới màn đêm tối. Ngày bố chở tôi đi thi, trong sân trường địa điểm thi, người ta dán rất nhiều bài viết chữ đẹp nộp đi thi. Bố đều tấm tắc khen lấy khen để những chữ viết của bạn khác khiến tôi chạnh lòng. Tôi luôn miệng nói:
- Chữ con cũng đẹp mà, sao bố không khen con một chút gì?
Bố tôi không nói gì. Tôi cũng chẳng hỏi thêm. Rồi tôi lớn dần hơn, cấp hai, thành tích tôi khá tốt trong lớp, nhưng mỗi lần đem kết quả về, bố cũng chẳng khen tôi, mà chỉ để tâm đến số điểm không cao bằng những điểm còn lại mà lại quở trách tôi:
- Sao môn này thấp thế?
Tôi cũng chỉ lặng đi, nụ cười trên môi cũng chợt tắt. Tôi chỉ biết nước mắt ngắn dài hậm hực vào phòng của mình. Tôi trách bố tại sao tôi cố gắng đến thế mà bố chẳng thể khen lấy tôi một câu, nỗi buồn bã, xen lẫn nỗi thất vọng làm dâng tràn hai hàng nước mắt của tôi. "Có lẽ mình chưa đủ giỏi để nhận được lời khen từ bố" - Tôi đã nghĩ như thế. Và những ngày sau tôi đều cố gắng hơn mỗi ngày, chăm chỉ hơn để nghe được một lời khen như hồi nhỏ: "Con gái bố giỏi thế!"
Vì những lời thể hiện sự thất vọng đó của bố làm tôi ngày càng không dám tự hào với thành quả tôi cố gắng mà đạt được.
Đôi khi tôi suy nghĩ rằng vì sao lại như thế? Có lúc tôi đã nghĩ, bố tôi có lẽ chỉ là một người đàn ông khô khan, ngại thể hiện sự ngợi ca với cô con gái lớn mà thôi, bởi lẽ, khi biết kết quả học tập của tôi, tôi vẫn thấy mắt bố sáng lên niềm hạnh phúc, với lại bố mẹ nào mà chẳng yêu con, tự hào với kết quả của con.
Tôi không còn nhớ rõ lần cuối nhận được lời khen của bố là khi nào nữa, có thể là lúc còn nhỏ, mỗi lần đút tôi ăn, tôi ăn được một muỗng thì bố lại khen lấy một câu: "Con gái bố giỏi thế!" hay cũng có thể là hồi tôi học mẫu giáo, nhận được những bông hoa bé ngoan, lời khen của cô giáo. Nhưng theo thời gian, lời khen của bố cũng thưa dần. Dù biết sẽ rất khó để nghe lại được lời khen: "Con gái bố giỏi thế!" song tôi vẫn tin rằng trong trái tim bố luôn tự hào với cô con gái này, vẫn luôn tấm tắc khen ngợi thành tích của nó.
© yangni - blogradio.vn
Mời xem thêm chương trình:
Bỏ Phố Về Quê l Kể Chuyện Drama l Hít Hà Drama
Phản hồi của độc giả
Xem thêm
Tương tư
Ơ kìa em sao nỡ để tình anh Chưa bước tới đã muôn phần lận đận Sao chỉ mới nhìn thôi em đã giận Và tiếng yêu thôi em chẳng nhận lời
Lời má dạy trên mảnh đất Miền Tây chất phác
Ở vùng quê này, người ta sống với nhau bằng cái tình, cái nghĩa. Họ có thể không giàu có về vật chất, nhưng lòng họ luôn đầy ắp sự chân thành và nghĩa tình. Má dạy con rằng, dù sau này có đi xa, có thành đạt, con vẫn phải giữ lấy tấm lòng chân chất đó.
Hồi tưởng về tuổi thơ tôi
Đôi khi tôi tự hỏi bản thân sao giờ lại bỏ mặc người bạn thiên nhiên gắn bó thân thiết thuở nhỏ của mình, từ những cơn mưa rào rạt rơi lộp bộp trên mái tôn làm mát dịu bầu không khí tới những tán lá râm mát đã che chở tôi khỏi cái nắng tháng 6 oi ả.
Tình yêu giữa hai người giống như mảnh ghép
Tình yêu giữa hai người giống như mảnh ghép, để ghép được thì cả hai mảnh đó phải hợp nhau chứ không phải giống nhau. Và muốn tìm được cái hợp nhau thì rất khó, muốn ghép lại được với nhau thì cần phải có thời gian.
Ba ơi ba đâu rồi?
Ba mẹ của anh chị tin anh chị đấy, rất mực vững chãi nữa đấy nhưng thời hạn để thực hiện lời hứa của anh chị là bao lâu vậy? Là một năm? Là năm năm? Hay cả cuộc đời để tranh giành những thứ của cải vật chất phù hoa kia...
Hối tiếc
Giọt lệ rơi trên má, ướt nhòe gương mặt, Nỗi niềm hối tiếc, đắng cay chẳng vơi. Thời gian trôi qua, như giấc mộng xa vời, Để lại bao tiếc nuối, trong lòng bồi hồi.
Lối ra trong sương mù
Những buổi sáng bên bờ biển, nơi tôi có thể chạy nhảy và vui đùa cùng những đứa bạn nhỏ trong xóm, là những lúc tôi cảm thấy như được sống trong một thế giới khác, một thế giới không bị ảnh hưởng bởi những cơn bão tố trong gia đình.
Ngày yên…
Mặc cho gió thổi bay làn tóc rối, chúng thủ thỉ thù thì với nhau đủ thứ chuyện trên trời dưới đất, nói cho nhau nghe những điều sâu kín. Người ta nói tuổi học trò là tuổi mộng tuổi mơ đâu có sai tí tẹo nào.
Thay đổi - sự thú vị của thanh xuân
Sự thay đổi vốn dĩ luôn diễn ra trong từng phút, từng giây của cuộc đời mỗi người. Nhưng có lẽ nó chỉ thú vị và đáng yêu nhất ở năm tháng thanh xuân.
Con nợ ba
Bởi lẽ, ba muốn được nhìn thấy mẹ và con lần cuối. Con cũng không hiểu sao lúc đó con chẳng thể suy nghĩ và làm gì. Mọi thứ đến với con quá đột ngột.