Không đâu bình yên bằng nhà mình bố ạ
2020-10-20 01:15
Tác giả:
Nguyễn Mỹ Dung
blogradio.vn - Bố mẹ à, lớn lên con đi nhiều nơi, nhận ra không đâu bình yên bằng nhà mình cả. Dù nhà mình có mùi của những con gà con từng ghét, có mùi gỗ ngâm khủng khiếp con từng giấu thì bây giờ con lại tự hào biết bao. Bởi con đã lớn lên từ những đồng chắt chiu và tình thương của bố mẹ.
***
Nhớ ngày xưa, khi tôi còn nhỏ. Nhà tôi không được điều kiện như bao nhà khác, thuộc diện nghèo nhất làng, nhất xã. Tôi còn nhớ như in động lực duy nhất giúp tôi học như điên như dại ngày nào cũng 3-4 giờ sáng chỉ với khát khao duy nhất là đỗ Đại học để nhà mình nở mày nở mặt, tự hào về tôi. Nhưng điều tôi hối hận nhất lúc đó là đã từng xấu hổ và giấu luôn nghề của bố mẹ.
Nghề của bố mẹ luôn cực kỳ vất vả để cóp nhặt từng đồng tiền lẻ nuôi tôi ăn học. Mẹ tôi hồi đó là đi chợ bán gà. Lúc nào mẹ cũng lách cách cái xe đạp lọc cọc với cái giỏ gà đằng sau đầy phân gà còn bố thì bán gỗ ngâm. Bố gần như cả ngày đầm mình xuống một cái ao đầy gỗ ngâm.
Các bạn biết không, với tôi khi đó mùi gỗ ngâm vô cùng khủng khiếp. Bất kể nắng như đổ lửa hay mưa rầm rề rét buốt. Mỗi khi có khách, bố tôi đều ko quản ngại khó khổ, mùi gỗ ngâm thối xông lên nồng nặc, bố trầm mình xuống cái ao đó lấy từng thanh gỗ, à không mà phải nói là từng cây gỗ to đùng chỉ một mình bố gồng cứng người vác lên. Thương lắm nhưng tôi vẫn ngại, vẫn xấu hổ vì đã ko dám kể cho bất kể đứa bạn nào. Kể cả cô bạn cấp 3 thân nhất của mình.
Tôi cứ miệt mài miệt mài học, học thêm với khát khao cháy bỏng là đỗ Đại học từ chính những đồng tiền, từ những cái nghề mà tôi đã từng xấu hổ và giấu tiệt đi chỉ một mình tôi biết.
Và rồi ngày đó cũng đến. Tôi vỡ òa với kết quả đỗ Đại học đạt số điểm cao khoa kế toán kiểm toán. Tôi còn nhớ cực kỳ rõ nét như từng thước phim đang chiếu trong rạp vậy. Lúc tôi nhận được thông tin đó, bố tôi phải ngủ ngoài lều trông gỗ cách nhà gần 10 cây.
Sáng sớm tinh mơ, bố tôi mới dám đi bộ về nhà để ngủ chợp mắt chút và thay quần áo. Khi vừa nghe thấy tiếng cửa cổng lạch cạch, em gái tôi đã chạy ngay lập tức xuống cổng và hét thật to như thể gào cho cả hàng xóm biết rằng “chị Dung đỗ đại học rồi bố ơi”.
Tôi ở trong phòng mà vừa khóc vì mừng mà cũng vừa mếu vì xấu hổ. Tôi chỉ dỏng tai nghe thấy tiếng bố chạy dồn dập và chỉ sau đó một phút, tôi thấy cánh cửa mình mở toang. Bố tôi lao vào và bắt tay tôi. Lần đầu tiên được bố bắt tay như kiểu người lớn, tôi lúc đó ngại và e thẹn vô cùng.
Bố tôi vừa bắt tay vừa không ngừng cười vừa run run “Chúc mừng con gái của bố”. Đó là lần đầu tiên tôi thấy bố cười rạng rỡ như vậy. Và đó cũng là lần đầu tiên tôi chợt nhận ra vết nhăn trên khóe mắt, khóe miệng của bố lại nhiều và hằn sâu đến thế và đôi bàn tay của bố lại thô, sần, ráp đến vậy.
Điện thoại đến và tôi chợt giật mình, hóa ra là sếp nhắc lịch đi cùng sếp về định vị thị phần của sản phẩm chuẩn bị ra mắt. Và hóa ra từ nãy đến giờ tôi chỉ đang sống lại tuổi thơ khi còn ở nhà trong vòng tay chở che của bố mẹ.
Tôi vào Đại học, đã ra trường, cũng đã lớn lên và cũng lại một năm không về nhà ăn rằm cùng gia đình. Có rất nhiều điều không biết bố mẹ có buồn không khi bố mẹ đã vô cùng kì vọng tôi theo đuổi nghề kế toán, bố mẹ đã hướng nhưng tôi biết tôi sẽ làm bố mẹ tự hào một lần nữa như khi bố biết tôi đỗ Đại học.
“Bố mẹ à. Con đã lựa chọn một con đường hoàn toàn khác với trước đây bố mẹ và ngay cả bản thân con chưa bao giờ nghĩ tới. Con đường ấy có thể khác nhưng mục tiêu của con sẽ không bao giờ thay đổi. Con vẫn sẽ là cô gái độc lập tài chính, tự do về thời gian để con có thể lo cho bố mẹ và về với bố mẹ bất cứ lúc nào con muốn. Bố mẹ đừng lo nhé.
Và bố mẹ à, lớn lên con đi nhiều nơi, nhận ra không đâu bình yên bằng nhà mình cả. Dù nhà mình có mùi của những con gà con từng ghét, có mùi gỗ ngâm khủng khiếp con từng giấu thì bây giờ con lại tự hào biết bao. Bởi con đã lớn lên từ những đồng chắt chiu và tình thương của bố mẹ”.
© Nguyễn Mỹ Dung - blogradio.vn
Xem thêm: Không điều gì quý giá hơn hai tiếng "gia đình"
Phản hồi của độc giả
Xem thêm

Mùa đót chổi
Hân thương các học trò của mình. Tình thương yêu của Hân, một cô giáo miền xuôi vượt đèo, lội suối lên gieo chữ nơi miền ngược suốt ba năm nay là cố gắng dạy cho các em viết được những nét chữ nắn nót, vuông vắn, biết đọc ê a đánh vần hay những phép tính, bài toán đơn giản.

Nơi trái tim khao khát về
Cứ như vậy, trong vòng xoáy vội vã, không ngừng của cuộc sống, cô và Phát dường như sống chậm lại, chia sẻ những cung bậc đường đời, cảm nhận niềm vui bình dị của tình bạn.

Mùa cao su thay lá
Khung cảnh vừa nên thơ lại vừa huyền bí. Dễ nhận ra, đây mới là hương sắc của Tây Nguyên vậy.

Nhặt lá mai ngày tết
Họ bảo: mai cũng cần thay lá để đón xuân giống như con người được khoác lên mình bộ quần áo mới đầu năm vậy. Họ nói trong điệu hồ hởi, phấn khởi rồi bắt đầu công việc quan trọng của mình.

Những mảnh ký ức (Phần 7)
Mẹ cáu vì tôi bướng và ngang ngạnh nên cứ thế cầm cả cái chổi quật, tôi thì lỳ nhất định không xin. Cứ thế mẹ quật nát cả cái chổi, còn tôi bỏ ăn lên trốn trên gác thượng hờn dỗi và nức nở…

Những mảnh ký ức (Phần 6)
Tiếng bù lu bù loa láo loạn cả giấc trưa. Bà Bình sang từng nhà gọi, kết quả là băng đảng tan rã, tình cảm sứt mẻ, cả hôm sau đó chúng tôi phải ở trong nhà cấm không được đi đâu chơi. Tôi và con Nguyệt đáng nhẽ thoát, nhưng Thọ đen lại khai ra có cả tôi trong vụ đó nữa. Thật đáng buồn!

Những mảnh ký ức (Phần 5)
Chính vì bọn nhỏ trong xóm đông đúc thế, cùng với đám đàn anh vô cùng láu cá, nghịch ngợm, mà mùa hè nào đối với chúng tôi cũng đều là một khoảng thời gian tuyệt vời, đầy ắp những chuyến phiêu lưu đáng nhớ.

Em còn rất nhiều ngày hạnh phúc
Em gật đầu, vậy là từ đó em thân với lũ trẻ đó nhiều hơn, và không hiểu sao em càng tin lời của dì em nói, em còn nhỏ lắm em sẽ còn có rất nhiều ngày hạnh phúc ở phía trước, rất nhiều ngày hạnh phúc đang chờ em.

Mừng Đảng quang vinh - mừng xuân đất nước
Từ những nỗi đau mất mát, chúng ta đã đứng dậy, mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Chính những khó khăn, thử thách đó lại càng làm cho mỗi người dân chúng ta thêm phần gắn kết, yêu thương và sẻ chia.