Hôm nay bà hết đau rồi mẹ nhỉ?
2022-06-15 01:15
Tác giả:
Glenda ơi!
blogradio.vn - Giây phút cuối cùng của cuộc đời bà được nằm trên chiếc giường mà ngày xưa mình hay nhảy nhót rồi bị bà mắng yêu gãy giường là bảo bố đền bà giường mới nghe chưa.
***
Hồi bé mình may mắn đi lớp mẫu giáo ở gần nhà ông bà ngoại, cho nên ngày nào cũng được ăn cơm với ông bà đến tận tối mẹ mới vào đón về. Những ngày hè oi ả được bà nấu chè bí đỏ cho ăn rồi hai bà cháu ngồi bệt ở hiên nhà nghe tiếng ve kêu, cây phượng vĩ ở đầu đình lúc này nở đỏ rực. Bà chỉ mình cách chơi trò chọi gà từ hoa phượng, dùng nhụy còn trong nụ hoa. Bóc bỏ đài, tách nhánh có nhụy đực bám ở đầu. Hai đấu thủ là mình và bà ngoại mỗi người cầm một nhánh. Hai nhụy (con gà chọi) móc đầu vào nhau, giật mạnh. Nhụy nào đứt văng mất đầu là thua cuộc.
Cuộc thi đấu đó ông ngoại gọi là giải chọi gà to bằng cả cái giếng làng. Hai bà cháu trông có vẻ là thi đấu căng thẳng vậy thôi chứ bà toàn nhường mình thắng thôi, để bà có cớ thưởng cho mình khi thì cái bánh khi thì gói bim bim. Tháng hè khi ấy trôi qua nhanh thật, thoáng một chốc mà cây phượng đã rụng hết hoa lá để lại tiếng xào xạc của lá khô.
Mùa thu trời sẽ mát mẻ hơn nhưng trời sẽ càng ngày càng mau tối hơn. Mẹ sẽ vào đón mình sớm hơn để về nhà còn kịp tắm rửa, ăn cơm. Những đêm mùa thu với làn gió nhè nhẹ thổi qua cửa sổ cùng tiếng lá bay thật là khiến cho người ta dễ chịu. Nằm vặn vẹo mãi để mong trời mau sáng còn được đi lớp rồi về ăn cơm với ông bà ngoại.
Thời gian bên ông bà ngoại càng ngày thì càng ít hơn vì mình phải chuyển cấp mà trường thì xa nhà ông bà hơn, vì thế mà mẹ sẽ đón mình về nhà luôn. Chỉ cuối tuần mình mới lại được vào chơi cùng ông bà cả ngày. Hai ông cháu thì gặp nhau là tíu tít đi mua cho ông chai bia trưa nay hai ông cháu mình cụng ly cái nhỉ. Tửu lượng của mình bây giờ kha khá chắc cũng do được ông ngoại tôi luyện cho từ tấm bé. Bà ngoại đứng ngoài nghe thấy ông cho cháu uống bia thì không vui kêu ông toàn dạy hư cháu nó thôi. Bà cũng sẽ nói vậy thôi nhưng mà đến bữa kiểu gì hai ông cháu cũng được bà chuẩn bị cho tí mồi nhắm.
Bà ngoại người mà cháu luôn tự hào khi nhắc tới
Những ngày tháng thơ ấu của mình vì có ông bà ngoại mà thêm thật nhiều hồi ức đẹp. Bây giờ lớn rồi phải đi học xa nhà có khi vài tháng mình mới được gặp ông bà một lần. Năm ngoái do dịch Covid-19 mà mình được học online, được ở nhà nhiều hơn. Thế là thi thoảng ông lại gọi điện ra bảo mình vào để bà ngoại có cái gì cho ý.
Bà là thế đấy có của ngon là toàn dành phần cho con cháu thôi, bà chả dám ăn toàn kêu bà ăn cái này không quen hay răng bà yếu lắm không ăn được. Dịch bệnh nên các bác rảnh thời gian nhiều cứ cuối tuần nào mà có món ngon là lại rủ tụ tập vào ông bà ăn cơm. Nhưng nào ngờ được rằng có những buổi tụ tập vui vẻ ấy có thể là lần cuối gặp nhau.
Hôm đó là ngày trước sinh nhật của mình, bạn bè có rủ mình đi chơi vì thế mình không vào bà ăn cơm. Mình vui vẻ đi chơi cùng lũ bạn nhưng nào biết buổi tối hôm đó là lần cuối cùng bà ngồi ăn cơm cùng đầy đủ con cháu. Hai tuần sau bữa tụ tập ấy bà thấy trong người mệt lả khó thở, ông ngoại có gọi các bác vào để bảo thuê xe đưa bà đi khám.
Ai cũng nghĩ do mùa thu ngày nắng đêm lại gió người già hay bị bệnh thay đổi thời tiết. Nhưng nào ngờ kết quả xét nghiệm của bác sĩ thì lại đi ngược hoàn toàn với suy nghĩ của mọi người và nó đi theo một hướng rất tiêu cực. Bà ngoại mình bị ung thư phổi.
Dường như cứ nhắc tới ung thư là ai cũng nghĩ ngay tới “bản án tử” đang được treo sẵn trước ngực. Những ngày đó mọi người thay nhau chăm sóc bà ở khoa hồi sức tích cực chống độc vì khi phát hiện bệnh thì bà đã ở giai đoạn cuối. Bác sĩ cũng nói thời gian bà còn gắng gượng được chỉ còn tính bằng một vài tháng.
Những ngày cuối đời của bà là trên giường bệnh với chằng chịt ống thở, máy đo nhịp tim… Bà đau lắm, mỗi lần vệ sinh cho bà mẹ đều bảo miệng của bà rỉ máu vì mấy cái ống kia nặng quá. Những cơn đau của bệnh tật cũng không chịu vị tha hơn với bà chúng cứ kéo đến mỗi ngày một nhiều thêm. Bác sĩ chỉ còn cách tiêm morphin để bà tiếp tục cố gắng chống chọi. Dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, mỗi người bệnh chỉ được một người chăm mỗi ngày thế nên con cháu không được vào thăm bà, các bác cũng chỉ thay phiên nhau đến chăm bà theo ngày.
Ông ngoại đã gọi cho các bác, các cháu ở xa sắp xếp thời gian để về với bà. Thời gian bây giờ như là điều quý giá nhất mà gia đình mình có, mỗi phút đều mong bà bớt đau, mỗi ngày chỉ muốn nghe bác sĩ bảo hôm nay tình hình của bà ổn định hơn. Mùa thu năm nay sao lại lạnh lẽo đến cắt da cắt thịt thế này, tình hình của bà ngày một tệ đi, nhịp tim cứ chốc chốc lại tụt mạnh. Liệu bà có chờ được các bác, các cháu ở xa bay về hoàn thành cách ly 7 ngày không. Để gia đình mình có thể đưa bà về quây quần lần cuối.
Vỏn vẹn có hơn 1 tuần khi mà chưa ai kịp chấp nhận tin bạo bệnh của bà, các bác, các anh chị còn chưa kịp hoàn thành cách ly để gia đình mình được nắm tay bà lần cuối.
1 giờ đêm,
Tiếng bố nghe điện thoại của mẹ ở bệnh viện gọi về,
Tiếng cửa, tiếng xe máy bố phóng đi trong đêm như xé toang không gian màn đêm u ám.
Vì nhịp tim và các chỉ số của bà đều đột ngột thay đổi tệ hơn, bác sĩ nói gia đình chuẩn bị tinh thần nên mẹ mình đã quyết định ký giấy và xét nghiệm nhanh Covid cho cả hai. Quyết định xin cho bà được về nhà. Giây phút cuối cùng của cuộc đời bà được nằm trên chiếc giường mà ngày xưa mình hay nhảy nhót rồi bị bà mắng yêu gãy giường là bảo bố đền bà giường mới nghe chưa.
Bà ở đây rồi nhưng bà chẳng thể nói gì với con cháu, bà ở đây rồi mà sao bà chẳng mắng mấy đứa cháu hay quậy này, bà ở đây rồi mà sao bà chẳng bảo chúng bay nay ở lại ăn cơm với bà nhớ.
Mình hỏi mẹ: Mẹ ơi, thế là bà hết đau rồi nhỉ?
Mẹ nhìn mình với gương mặt hốc hác, đôi mắt đỏ hoe: “Bà mất rồi con ạ…”
Lúc này dường như nơi khóe mắt mẹ trực trào một dòng sông sắp không chặn nổi nữa rồi. Mẹ đã mạnh mẽ để thu xếp đưa bà về nhà an toàn, để hoàn thành trọn vẹn tâm nguyện cuối cùng của bà là được con cháu ở bên mẹ đã phải chống cự lại với dòng sông nhỏ nơi khóe mắt ấy.
Từ hôm nay bà sẽ chẳng còn đau đớn bệnh tật, đau đớn vì mấy cái loại ống đáng ghét kia. Từ hôm nay bà sẽ được ăn khoai luộc, món bà rất thích mà đã lâu bà chưa ăn.
Và…
Mình đã lỡ mất cơ hội cuối cùng được quây quần bên bà
Để rồi…
Từ hôm nay mình đã không còn được gọi “Bà ngoại ơi”.
© Glenda ơi!- blogradio.vn
Mời xem thêm chương trình:
Bạn có hạnh phúc không? | Radio Tâm sự
Phản hồi của độc giả
Xem thêm

Ngày không em
Dù gì, được nhắn tin với anh mỗi ngày cũng là niềm vui của cô. Và thế là những dòng tin nhắn, cứ qua lại suốt gần mấy năm trời, mà đa số người chủ động nhắn tin lại là cô.

Cửa hàng của mẹ
Niềm vui của lao động, của sự tất bật với công việc hàng hóa của mẹ để rồi mẹ tạm gác lại những việc nhà lặt vặt. Thế nhưng giờ chắc có khi lại khó để thấy khung cảnh ấy.

Bức thư gửi đến quá khứ của tôi
Tôi trở lại nơi bắt đầu Nơi quê hương xanh mướt cánh đồng, Mối tình đầu chớm nở giữa hoàng hôn. Ánh mắt trong trẻo, tay nắm tay, Ngây thơ như cỏ, như hoa nở rộ

7 năm theo chủ nghĩa tối giản đã giúp tôi thoát khỏi hầu hết công việc nhà!
Ý nghĩa lớn nhất của lối sống tối giản là nó có thể giảm bớt gánh nặng công việc nhà và cho chúng ta nhiều thời gian hơn để làm những gì mình thích.

Ngọn nến được thắp lên
Anh nói có lẽ bây giờ người ta quá quen với những công nghệ kỹ thuật hiện đại, đã quá quen với những ánh sáng điện rực rỡ chói lòa và thông dụng nên đã quên mất những cảm xúc trong tim mình khi có ngọn nến được thắp lên. Và anh đã bật lửa châm vào nến ngay sau đó.

Về để thấy tết (Phần 2)
Phải chăng, chuyến này về, suy nghĩ nó đã chín chắn? Nó đã thôi hoài nghi về những người xung quanh nó, xoay quanh ba và cả gia đình của nó. Hay chính sự xô đẩy của xã hội khiến nó trân trọng về tình cảm gia đình của mình hơn?

Tuổi lênh đênh
Con gái ở tuổi đó như con thuyền lênh đênh trên biển khơi vậy, chính nó sẽ tự định hướng cho mình sẽ đi đâu, sẽ trôi vào bến bờ nào. Mà nhiều lúc nó cứ ương bướng tự nghĩ tự quyết chứ chẳng thèm nói cho ba mẹ biết, hay nghe theo ý kiến của ba mẹ của người lớn bao giờ.

Về để thấy tết (Phần 1)
Lúc đó, nhà vẫn là nhà, nhà có Liên, có ba và em trai của nó. Giờ với nó, cái đó không được gọi là nhà. Có thể nó vẫn sẽ về, nhưng về chỉ để nấu cho má bữa cơm, rồi lại đi. Đối với Liên, còn má mới còn gia đình, còn nhà để nó quay trở về. Còn lại, không đáng.

Số cuối ngày sinh Âm lịch tiết lộ sự giàu có, ai sở hữu cả đời gặp may mắn
Mỗi số trong ngày sinh không chỉ là một ký hiệu, mà còn là một biểu tượng của năng lượng vũ trụ, ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc đời mỗi người.