Hai chị em
2017-06-07 01:05
Tác giả:
Nhật kí ngày…
Cuối cùng, một ngày dài chăm chỉ với công việc làm thêm hè cũng kết thúc. Theo thói quen, tôi mở máy lướt Facebook, một status ngắn, một dòng nước mắt chực trào, một luồng gió lạnh chạy dài sống lưng rồi len lỏi đi vào bên ngực trái. Tháo cặp kính dày, áp hai bàn tay vào mắt, xoay vòng, xoay vòng hi vọng sẽ xoa dịu cái nhức nhối do nhãn áp tăng nhưng vô ích.
Những giọt nước nóng hổi lăn xuống gò má và bắt đầu rơi lã chã. Tôi đang khóc ư? Từ ngày mắt tôi có vấn đề, tôi thường nén nước mắt để chúng không làm ảnh hưởng đến mắt. Vậy mà ngay lúc này tôi đang nức nở như một đứa trẻ. Dòng chữ “Đậu đại học rồi, làm gì đây?” nhòe dần, trước mắt tôi chỉ còn hiện lên hình bóng một đứa con gái mà mười tám năm trước bố mẹ đã mang đến bên tôi.
Nó là đứa con gái thứ hai thiệt thòi, còn tôi là đứa con gái đầu may mắn.
Ngày nó sắp chào đời, bên tai tôi vẫn còn vang câu nói của bố:
“Khoan hẵng đẻ, ráng cho tới tháng tư, tháng tư con trai.”
Cũng còn nhớ như in cái buổi chiều tháng ba, tôi hét toáng lên vì sợ khi thấy mẹ ôm trong tay hình hài đứa con gái đỏ hỏn. Tôi ở biệt trên nhà nội mấy ngày liền. Rồi một đêm khuya, nội bế thốc tôi lên chạy vội về phía đám cháy đang bùng lên… Một ngôi nhà rực lửa, tấp nập người chạy ra vào với những xô nước đầy. Kí ức của đứa bé ba tuổi còn lại trong tôi là đám tro tàn nghi ngút khói, mẹ bế nó bước ra từ đó, mái tóc rối bù còn vương mùi khét, đôi mặt ướt nhẹp và cái môi khô khốc mấp máy nói với tôi: “May quá tối ni con không ở nhà.”
Tôi là đứa may mắn chứ đâu như nó chưa kịp đầy tháng đã hưởng trọn cái nóng bỏng của cuộc đời, cái hoảng loạn và những giọt nược mắt chua xót của mẹ…
Mỗi lần nhắc lại cái kí ức xưa cũ ấy mẹ nghẹn ngào:
“Số cái Ly nó khổ từ trong bụng mẹ, khổ đến nỗi cháy nhà chẳng có chi để tiếc chỉ tiếc chục cả kho mặn cất dành còn chưa kịp ăn.”
Cứ thế tôi và nó lớn lên. Đi qua quãng thời gian mà bố nói bố hối hận nhất trong cuộc đời, đi qua những ngày mẹ bế nó, dắt tôi chạy vòng đống rơm khô tìm chỗ trốn ngủ qua đêm. Đi qua những lần mẹ ôm nó vào lòng chịu đòn say xỉn của bố và cả những phút giây bố nhìn nó bằng đôi mắt hằn học như thể sự tồn tại của nó là sai trái. Nó đứng đó lặng im nhìn bố, đôi mắt ngấn nước. Có lẽ nó biết vì nó lại là con gái. Tôi lại là đứa may mắn ít nhất ba năm trước khi nó chào đời, tôi đã được hưởng trọn tình yêu của mọi người, hạnh phúc của một gia đình đúng nghĩa chứ không như nó chỉ được cười hạnh phúc khi bố không có men say.
Thời gian cứ thế trôi nhanh, nó lon ton chạy theo tôi đến lớp mẫu giáo làng. Tôi của ngày đó nhanh nhẹn, xinh xắn nên may mắn được cô giáo làng chú ý và trở thành người đứng đầu lớp, tôi lấy đó làm hãnh diện. Mỗi lần bố cõng nó trên lưng qua chỗ lớp học, tôi gắng hô thật to “Cả lớp tập trung” rồi hướng đầu về phía nó để nó có thể đưa đôi mắt mệt mỏi vì quá trình điều trị kháng sinh dài vì phù thận nhìn tôi được rõ hơn. Cái trường làng bé tí dường như tôi nổi trội hơn hẳn nên chúng tôi được đưa lên bàn cân so sánh và cái cân chẳng bao giờ hướng về phía nó. Có lẽ thế mà tôi may mắn hơn dành được sự ưu tiên của bố mẹ.
Năm tháng chật vật, khó khăn về mọi thứ đỡ dần song gia đình tôi lại lần nữa suy sụp khi đón thêm một công chúa xinh xắn nữa. Cả bố và mẹ không ai nói gì, có lẽ số phận đã an bài như vậy. Tôi bắt đầu ý thức được hai từ “chị cả”, ngày đó tôi đang dần bước qua tuổi thơ, cái tuổi mà tôi và nó vô tư chạy dài theo nắng, rong chơi cùng mưa với những nụ cười lẫn giọt nước mắt và những trận đánh nhau tơi tả hay cãi lộn vật vã nhưng bình yên đến lạ.
Xuân qua, đông tới, hè về, rồi thu sang tôi và nó bước qua những năm học. Thành tích học tập của tôi không tồi ít ra cũng đủ để bố mẹ tự hào còn nó chắc tại lớp nhiều đứa giỏi nên nó không được nổi trội. Cấp 2 rồi cấp 3, chúng tôi cứ thế lớn dần lên, những cuộc cãi và không còn được giải quyết bằng những lần vò đầu, túm tóc, xé toạc áo nhau mà thay vào đó là những lần im lặng khi cả hai không tìm được quan điểm chung…
Năm cuối cấp ba, tôi rơi vào khủng hoảng khi kết quả học tập sụt giảm và rồi lao đầu vào học như một con thiêu thân vì hai chữ “đại học”, cả ngày tôi vương vấn trên tóc mùi cà phê và đêm ngủ vùi trên bàn học. Cái gì đến cũng sẽ đến. Tôi ngã gục sau cơn đau đầu khinh khủng. Năm đó nó chuẩn bị thi học sinh giỏi Sử lớp 9, để lại bài vở, nó bắt đầu học cách thu xếp mọi việc khi mẹ bận ở viện chăm tôi. Lại là đứa may mắn hơn khi tôi dành trọn mọi quan tâm của gia đình, bạn bè. Còn nó, vất vả bỡ ngỡ với việc ở nhà một mình, mọi việc từ khi tôi ốm yếu đều đổ dồn lên nó. Thế nhưng ngày tôi nhận kết quả không đỗ đại học, nó lặng lẽ ngồi bên tôi, không một lời động viên, an ủi nhưng có lẽ thế là đủ.
Song hạnh phúc cuối cùng cũng gõ cửa ngôi nhà nhỏ đơn sơ xoa dịu đi nỗi thất vọng về tôi - đứa con gái họ từng nghĩ là ưu tú nhất khi cả gia đình đón thêm thành viên mới. Một đứa con trai mà bố mẹ, mà bà nội mà cả dòng họ trông mong suốt 20 năm ròng cuối cùng cũng thành hiện thực. Còn tôi thì được bố mẹ cho đi học ôn thi xa nhà. Những ngày xa nó, xa gia đình tôi chợt nhận ra nhiều thứ mà vì ích kỷ nên vô tình đánh mất, hơn bao giờ hết tôi muốn trở về ôm chầm lấy nó và sống trong vòng tay bố mẹ.
Cuối cùng tôi cũng cầm được tờ giấy báo trường đại học. Ánh mắt bố và khóe miệng mẹ nở nụ cười ấm áp. Bước vào đại học, cuộc sống không như tôi tưởng. Tiền học phí, tiền ăn, tiền ở,... rất nhiều các khoản chi phí nhưng nhà tôi lại chẳng còn nhiều tiền vì đợt chữa bệnh cho tôi. Nó lại vất vả cố gắng chăm sóc con bò, đàn lợn để bố mẹ đủ tiền trang trải hằng ngày. Tôi kiếm được công việc làm thêm ổn định đủ để học hành. Nhưng cái kinh tế gia đình vốn đã eo hẹp lại đông con nay càng suy thoái. Cả nhà, trong đó có tôi và nó gồng mình lên để chấp nhận. Tôi học cách chấp nhận cuộc sống của một đứa sinh viên nghèo tự lập bằng đồng tiền ít ỏi từ việc dạy thêm, làm thêm, những lúc đó tôi mới chợt nhận ra sự thiệt thòi của những đứa em hơn tất cả là nó…
Đêm nay những giọt nước mắt của tôi dành cho nó. Đứa bé đã dành may mắn cho tôi. Giờ đây nó lại nhường cơ hội được đi học cho tôi trong khi nó đậu hai trường đại học mà chỉ mỉm cười an ủi “Đại học không chỉ là con đường duy nhất”. Tôi – một người chị chỉ biết ngồi đây khóc và viết những dòng này, bất lực nhìn về hướng mà nó sẽ đi… Đứa trẻ đáng thương đó đã chấp nhận từ bỏ giảng đường đại học để thay tôi – làm một người chị, thay tôi mang ước mong sửa lại nhà cho bố mẹ, thay tôi tìm kiếm một tia hi vọng để các em của chúng tôi được học hành đầy đủ.
Còn gì xót xa hơn khi một người chị đã vô tình cướp đi ước mơ của những đứa em
Nhật kí ngày…
Cũng sắp tròn 1 năm rồi tôi mới lật lại những dòng nhật kí tôi viết trong nhật nhòa nước mắt. Một năm thay đổi quá nhiều, một năm khoảng cách giữa tôi và nó xa thật xa. Xứ sở hoa anh đào đẹp đẽ ấy liệu có bao bọc nổi trái tim bé bỏng của nó, hay là đang chứng kiến nó bước qua những nỗi đau.
Nó vẫn thế, chẳng bao giờ khóc, ít nhất là trước tôi - đứa con gái mà có lẽ là làm nó tổn thương rất nhiều. Nay những cuộc gọi nơi phương trời ấy nó bật chợt quên gọi tôi cái từ quen thuộc “mèo ơi” mà thay vào cái từ nghe là lạ “chị”.
Lặng yên, lại nén dòng khí lạnh chạy dài xuống sống lưng len lỏi khắp cơ thể để tìm về nơi ngực trái để hỏi một câu rằng: 22 năm rồi đã bao giờ may gọi nó một từ “em gái” chưa?
© Mèo An Nhiên – blogradio.vn
Phản hồi của độc giả
Xem thêm
Thân gửi, anh yêu em
Nhưng chẳng có từ ngữ nào đủ để miêu tả nỗi nhớ ấy, và càng viết thì anh càng thấy mình rơi vào trong nó sâu hơn. Giờ đây anh đã hiểu nỗi lòng của những người yêu xa, anh muốn ôm và hôn em nhiều hơn bao giờ hết.
Tết là đừng xa nhau
Cái niềm ao ước đó cứ làm bác Ba trăn trở hoài mỗi khi từ tết xuất hiện, mong sao tết là tất cả được gần gũi bên nhau. Tết là đừng làm mọi người phải cách xa, vậy mà bác cứ ước hoài cũng có được đâu, là vì vậy đó.
Hôn nhân địa ngục hay ngã rẽ thiên đường
Người yêu hiện tại của em, anh ấy đã chứng kiến mọi thứ. Anh ấy đã an ủi và chăm sóc em khi em yếu đuối nhất, và em không thể ngừng tự hỏi: Tại sao em lại phải gắn bó với người chồng bạo lực, trong khi em có thể tìm được hạnh phúc thực sự?
Dịu dàng trong đời (Phần 5)
Cô từng nghe qua một câu nói: “Đến một lúc nào đó bạn sẽ phải bật khóc trước lựa chọn của bạn”, chuyện của Ngọc cũng vậy chuyện của cô cũng thế, mãi đến sau này cô mới có thể hiểu ra những điều này. Cô tổn thương người mình yêu cũng tổn thương cả chính mình
Những chuyện đến với mình đều là cái duyên
Cách tiếp nhận, xử lý các vấn đề của mỗi người cũng khác nhau. Những người cảm tính, bồng bột, xốc nổi thì hành động thường thái quá khi đối diện với sự việc. Còn những người chín chắn hơn, trải nghiệm hơn, trưởng thành hơn họ sẽ bình tĩnh để đối đáp.
Bãi sông Hồng
Cầu nhộn nhịp, lung linh trong nắng mới, Bóng nghiêng soi rạo rực nước sông Hồng. Sóng dạt dào năm tháng mãi chờ mong, Thuyền ai đó mong về lại bến xưa.
Người EQ cao không tuỳ tiện nói 3 điều này, trong khi người EQ thấp gặp ai cũng kể
Người EQ cao không dễ dàng chia sẻ 3 điều này với người khác. Họ luôn biết điều gì nên nói và điều gì không nên nói.
Vì còn thương nên còn vương
Muốn kêu than với đất trời rằng mình nhớ em, muốn gào lên cho cả thế giới biết mình thương em nhưng nào có ai quan tâm đến anh cơ chứ, người ta cũng chỉ cười trừ vì hơi sức đâu mà để ý đến một kẻ tình si. Anh đành gửi gắm vào hết con chữ, anh vùi đầu vào những suy tư, anh cứa vào tay mình rỉ máu, à thì ra, chẳng đau bằng việc đánh mất em.
Buồn - tức là cuộc sống vẫn còn ý nghĩa
Cuộc sống không phải lúc nào cũng suôn sẻ, tôi cũng vậy và mọi người cũng vậy. Cho đến lúc nào đó bạn vượt qua được những khó khăn, thử thách bạn sẽ thấy rằng những thứ làm khó bạn lại chính là những thứ giúp bạn được thăng hạng.
Dịu dàng trong đời (Phần 4)
Khi anh mở lời muốn tiến xa hơn, cô vui vẻ nhưng lại không dám tin, cô lại lùi lại, nhưng khi anh nói: “khi nào em muốn nói anh sẽ nghe” thì cô đã không còn do dự nữa rồi. Hẹn anh hôm nay là muốn kể cho anh quá khứ của cô, lại muốn cùng cho anh danh phận.