Phát thanh xúc cảm của bạn !

Gia đình quá bao bọc và áp đặt con mình liệu có tốt?

2023-10-26 02:55

Tác giả: Tee


blogradio.vn - Người đời hay truyền miệng nhau nhà là nơi yên bình nhất để trở về... nhưng không phải ai cũng có nhà để về, không phải ngôi nhà nào cũng bình yên để chờ mình quay về. Nói không chừng đó lại là nơi mà sóng gió cuộc đời bắt đầu. 

***

Tình trạng bao bọc và áp đặt con cái đang ngày càng phổ biến đối với các phụ huynh ngày nay, xã hội ngày nay ngày một phát triển nên sự kỳ vọng của ba mẹ ngày một lớn thêm. Chính vì vậy mà cảm xúc của con cái đã dần bị họ cho qua và không mấy để tâm. Hành động này có đáng để lên án?

Cuộc sống này có rất nhiều câu chuyện thực tế về gia đình, có hạnh phúc thì cũng sẽ có đau buồn. Nhiều đứa trẻ lớn lên trong sự giáo dục tốt, có tính tự lập từ nhỏ sau này trưởng thành sẽ có cách để tự lo cho bản thân mình mà không phải phụ thuộc quá nhiều vào người khác. 

Tuy nhiên, vẫn còn có những gia đình bao bọc con quá mức, dẫn đến rất nhiều hệ lụy về sau. Hiện nay, tình trạng này không hiếm gặp ở các gia đình từ khá giả cho đến bình dân. 

Tình hình chung về nguyên nhân dẫn đến hành động đó là do họ quá thương con, không muốn con mình phải làm bất cứ việc gì hoặc là lo sợ con mình chỉ cần rời xa vòng tay mình liền xảy ra chuyện không mong muốn. Ngoài ra còn đổ lỗi cho mọi việc xảy ra đều không phải lỗi của con mình, thay vào đó chưa chỉ ra được lỗi sai cho con hiểu mà luôn khẳng định rằng con mình đúng. Điều này lâu dần sẽ sinh ra cảm giác ỷ lại và lúc nào cũng trách cứ người khác hoặc đổ lỗi cho cái này cái kia, không bao giờ chịu thừa nhận cái sai của mình. Dẫn đến những sự việc phát sinh về sau nằm ngoài tầm kiểm soát. 

Còn có việc lúc nào cũng áp đặt con làm theo ý mình mà không quan tâm đến suy nghĩ, nguyện vọng của con. Về lâu về dài sẽ tạo nên quá nhiều bức xúc buộc con phải bùng nổ, tránh xa gia đình vì không tìm được tiếng nói chung, gây mất đoàn kết và ảnh hưởng đến tình cảm gia đình. Những sự việc hầu như vẫn luôn xảy ra từ lúc còn nhỏ cho đến khi lớn lên cũng vậy. 

Cụ thể, đối với những gia đình khá giả, họ muốn con mình đi theo hướng mà gia đình đã hoạch định từ trước. Nghĩ rằng sự lựa chọn của con mình là không có tương lai, họ làm mọi thứ là muốn tốt cho con nhưng mà chưa bao giờ họ ngồi lại hỏi con mình có thật sự thích hay không. Hoặc là hỏi con mình muốn gì? Để cho con có thể thoải mái nói ra được suy nghĩ của chính mình, vô hình chung tạo nên khoảng cách giữa ba mẹ và con cái đến mức không muốn nhận người thân. Tệ hơn nữa có khi con cái còn có thể làm ra những hành động dại dột khi phải gánh chịu quá nhiều áp lực, bất lực không thể nói ra được nỗi lòng mình. 

Còn đối với gia đình bình thường hay không có điều kiện, họ luôn nghe theo một phía từ người khác rồi áp lực con mình phải như thế này như thế kia, hoàn toàn không nghĩ đến cảm xúc của con cái. Đến một lúc nào đó ngay cả nói chuyện con cái cũng không còn muốn nói gì với ba mẹ, nếu lỡ sau này có gặp chuyện dù là lớn hay nhỏ cũng ôm đồm không dám nói lời nào. Bởi vì nói ra thì người bị chỉ trích lại là bản thân, ngoài ra không nhận được bất cứ lời động viên, an ủi nào. 

Nhìn chung những áp lực mà gia đình tạo ra tất cả đều vì sự ích kỷ của bản thân, muốn hơn thua với những gia đình khác để chứng tỏ rằng gia đình họ hơn người ta. Điều này vô tình đã tạo nên ác cảm với chính những đứa con của họ. Cũng vì đó mà sau này tình cảm gia đình sẽ là thứ mà họ sẽ không bao giờ kiếm lại được. 

Biết rằng ai cũng có suy nghĩ của riêng mình, những ước mơ hoài bão của mỗi người đều đáng được tôn trọng. Cái cần nhất chính là sự động viên khích lệ tinh thần chứ không phải sự so sánh, chỉ trích khi thất bại của gia đình. Gia đình là cái nôi, là nền tảng, là tấm gương để con cái noi theo. Người đời hay truyền miệng nhau nhà là nơi yên bình nhất để trở về... nhưng không phải ai cũng có nhà để về, không phải ngôi nhà nào cũng bình yên để chờ mình quay về. Nói không chừng đó lại là nơi mà sóng gió cuộc đời bắt đầu. 

Trong xã hội này, ít nhiều chúng ta cũng sẽ gặp được những người ngại giao tiếp với người khác. Vậy thì nguyên nhân là do đâu? Do họ căn bản là người không thích nói chuyện với người khác? Hay là do họ không biết nói gì? 

Nguyên nhân lớn nhất chắc có lẽ là do môi trường sống. Một đứa trẻ bình thường, vui vẻ, lạc quan, sống trong một gia đình hạnh phúc không thể lại là người thiếu khả năng giao tiếp được. Chỉ là do gia đình ít tạo điều kiện cho con cái tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Lâu dần sẽ hạn chế khả năng giao tiếp hay một căn bệnh khác nữa chính là... sợ người lạ. 

Nếu như môi trường sống có vấn đề thì về sau sẽ tạo thành bóng ma tâm lý khiến cho những đứa trẻ phát triển và lớn lên với hàng tá suy nghĩ tiêu cực. Nguy cơ dẫn đến quyên sinh là rất cao! Minh chứng cho việc này chính là việc gia đình bắt con mình phải học hành ngày một nhiều, định ra mức xử phạt nếu như kết quả của con không đạt như ý nguyện, thua kém bạn bè,... 

Ở nước ta trong những năm vừa qua không ít thiếu niên đã chọn cách quyên sinh để giải thoát cho mình vì phải chịu quá nhiều áp lực từ gia đình, trong suốt quá trình không nhận được sự thông cảm và thấu hiểu của bất kỳ ai nên những thiếu niên đó đã có những suy nghĩ dại dột mà không còn cách nào có thể khắc phục được. Đổi lại chỉ là sự hối hận muộn màng từ phía gia đình.

Tại sao không để con mình được tự do phát triển, tự do ở đây không phải để con muốn làm gì thì làm mà là được tự do làm những gì mình mong muốn hợp lý nhất có thể, gia đình ở bên cạnh động viên, khích lệ tinh thần, ủng hồ con vững bước trên đường đời. Rèn cho con tính tự lập tự nhỏ để sau này bước vào đời còn biết cách tự lo cho mình, tự chịu trách nhiệm trước những quyết định của mình. Bên cạnh đó vẫn sẽ âm thầm ở phía sau dõi theo, bởi vì họ không thể đồng hành cùng con trong suốt quãng đường còn lại. 

Mỗi người chúng ta đều chỉ sống được một lần trong đời, tại sao không sống đúng với những gì mình mong muốn. Miễn là không làm trái với đạo đức, không trái với xã hội là được. Con cái giống như một tờ giấy trắng chưa viết gì, hình thức trình bày phụ thuộc rất lớn vào gia đình! 

© Tee - blogradio.vn

Mời xem thêm chương trình:

Chuyện Cũ Mình Hãy Quên Đi | Blog Radio 874

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Giá như cậu biết sống làm người tốt sớm hơn!

Giá như cậu biết sống làm người tốt sớm hơn!

Thật sự, giờ cậu đã hiểu ra tôi và biết thương tôi. Cái ôm hòa giải gỡ bỏ mọi nút thắt suốt tám năm qia. Đó cũng là lần đầu và cũng là lần cuối cùng cậu thật tâm xem tôi là chị dâu của cậu, chúng tôi được là chị em.

Đa ơi

Đa ơi

Đa ơi! Sao buồn thế Trông bọn trẻ đến tìm Suốt thời gian im tiếng Lặng lẽ một niềm riêng

Nếu yêu anh là một ván cược thì kết quả nào cho em? (Phần 5)

Nếu yêu anh là một ván cược thì kết quả nào cho em? (Phần 5)

Cảm ơn cuộc gặp gỡ ấy đã đưa chúng mình từ hai người xa lạ đến với nhau thành người thương. Từ nay mình không còn một mình nữa mà có người cạnh bên quan tâm và yêu thương.

Làm gì để sống hạnh phúc?

Làm gì để sống hạnh phúc?

Chính bản thân bạn, sống trong chính câu chuyện của mình nhưng cũng không biết mình có đang thực sự hạnh phúc hay đang cố ích kỷ che đậy một vết thương cũ.

Thuận vợ thuận chồng

Thuận vợ thuận chồng

Dù có lúc “Cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” nhưng cuối cùng họ vẫn nghĩ đến cái nghĩa cái tình, vẫn “ăn đời ở kiếp” với nhau, cùng nhau vượt qua mọi khó khăn, giữ cho tổ ấm gia đình luôn được bền vững, tốt đẹp.

Các tầng mây

Các tầng mây

Tôi muốn có một người ngang tầm với mình, không phải về gia cảnh mà là mindset, anh có thể giàu hoặc nghèo hơn tôi nhưng về tư duy sống thì chúng ta phải đồng điệu.

Nếu yêu anh là một ván cược thì kết quả nào cho em? (Phần 4)

Nếu yêu anh là một ván cược thì kết quả nào cho em? (Phần 4)

Có lẽ mình là một cô gái may mắn và hạnh phúc khi nhận được lời tỏ tình trực tiếp như thế. Có thể những lời tỏ tình có thể không quá ngọt ngào trau chuốt thế nhưng lại thật chân thành. Ngày trước lúc mình chọc anh thế mối quan hệ của cả hai đang là gì, anh bảo rằng bản thân không muốn nói những lời quan trọng thông qua tin nhắn. Có thể thấy anh nghiêm túc với mối quan hệ này như thế nào.

Yêu lắm quê mình

Yêu lắm quê mình

Dẫu bộn bề, thiếu thốn, dẫu ngược xuôi chạy ăn từng bữa, nhưng ai nấy đều sống thiện lương, đều ước mơ và tin tưởng vào những điều tốt đẹp ở tương lai phía trước. Người quê tôi tin rằng “Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời”, đời ông bà, bố mẹ khổ nhưng chắc chắn đời con cháu rồi sẽ sung sướng.

Thăm thẳm chiều trôi

Thăm thẳm chiều trôi

Có một chiều em đến góc phố quen Lòng chợt nhớ bao dấu yêu ngày cũ Lòng chợt nhớ một chiều thật xa thẳm Một chiều trong hoàng hôn đã có mỗi đôi ta

Tình yêu mãi vững bền

Tình yêu mãi vững bền

Một tình yêu có rất nhiều người chen vào có rất nhiều người cùng yêu nhưng tất cả chỉ làm nhân lên hạnh phúc chứ chẳng có tranh dành thiệt hơn chẳng có thắng thua được mất.

back to top