Phát thanh xúc cảm của bạn !

Cảm thức về số phận nước Nga trong Những quả táo Antonov

2023-09-10 04:55

Tác giả:


blogradio.vn - Hình ảnh quả táo Antonov trở đi trở lại trong suốt tác phẩm, gắn liền với những hình ảnh, cảm giác tuyệt đẹp về mùa thu nước Nga: mùa thu hoạch táo với những chồng táo tươi mát, những người nông dân hạnh phúc thưởng thức thành quả lao động của mình, những quả táo chế biến nên những món ăn ngon hòa quyện trong không gian ấm cúng của những đống lửa thu

***

"Những quả táo Antonov" được viết dưới dạng một cuốn hồi ký. Chúng không có một cốt truyện được xác định rõ ràng và kết thúc theo cùng một cách khi chúng bắt đầu - một mô tả về cảnh thiên nhiên.

Cũng trong câu chuyện "Quả táo Antonov" một chủ đề gay gắt khác được nêu ra - chủ đề về sự bất bình đẳng giai cấp. Bunin tuyên bố rằng tầng lớp trung lưu quý tộc ở một mức độ nào đó có thể được gọi là nông dân.

Chủ đề về quá khứ phụ hệ đang phai nhạt của nước Nga. Biểu hiện sinh động nhất của vấn đề thay đổi hệ thống được thể hiện qua câu chuyện “Quả táo Antonov”. Bunin đã bị chiếm hữu bởi "tâm hồn của một người Nga trong một ý nghĩa sâu sắc, hình ảnh của những đặc điểm tâm hồn của một người Slav."

Cảm thức về số phận nước Nga trong Những quả táo Antonov.

Có nhiều quan niệm về cảm thức nhưng ta có thể định nghĩa cụm từ này như sau: Cảm thức là thái độ, quan điểm được nâng tầm thành những trăn trở, suy tư, dằn vặt của nhà văn trước những sự vật hiện tượng đang diễn ra hay những sự kiện phơi bày trước mắt. Những quả táo Antonov đã cho thấy những cảm thức của nhà văn, đặc biệt là đối với số phận nước Nga trong những năm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, được Bunin tái hiện vô cùng sinh động và bình dị qua những trang văn thấm đẫm chất thơ.

Cảm thức về số phận nước Nga được nhà văn thể hiện thông qua sự hồi tưởng về những ngày mùa thu xưa cũ khi ông thăm thú các điền trang, khi nơi đây đang phát triển mạnh mẽ và thịnh vượng, những người địa chủ không trở nên nghèo nàn và mối quan hệ giữa nông dân và điền chủ chưa trở nên gay gắt. Trong kí ức của mình, Bunin tập trung khắc họa mọi sự vật sự việc xung quanh những quả táo Antonov, một loại táo của nước Nga với màu xanh phớt vàng và có thể lưu giữ lâu dài. Hình ảnh quả táo Antonov trở đi trở lại trong suốt tác phẩm, gắn liền với những hình ảnh, cảm giác tuyệt đẹp về mùa thu nước Nga: mùa thu hoạch táo với những chồng táo tươi mát, những người nông dân hạnh phúc thưởng thức thành quả lao động của mình, những quả táo chế biến nên những món ăn ngon hòa quyện trong không gian ấm cúng của những đống lửa thu:

“...Mùi táo Antonov, mùi mật ong và mùi của tiết thu tươi mát. Không khí trong trẻo đến nỗi hệt như hoàn toàn không có nó nữa, khắp khu vườn âm vang tiếng người nói, tiếng xe ngựa tải kẽo kẹt. Ấy là những nhà tiểu thương, những thị dân trồng vườn đã thuê được những người nông dân trẩy táo xuống để đến đêm đưa về tỉnh, - và nhất định là phải đi vào ban đêm kia, bởi vì lúc bấy giờ, nằm trên xe, nhìn lên bầu trời đầy sao, nghe phảng phất mùi nhựa chưng trong không khí tươi mát và nghe cả một đoàn xe dài thận trọng kẽo kẹt trên con đường lớn trập trùng, thì thật tuyệt vời. Bác nông dân được giao việc đổ táo, cứ cắn rau ráu hết quả này đến quả khác, nhưng tục lệ xưa nay vẫn vậy…”

Khi ghé thăm nhà dì Anna Gheraximovna, một người địa chủ, không gian tuy tối nhưng vẫn vô cùng sạch đẹp, tinh khôi hiển hiện trước mắt nhà văn, bao trùm lên đó là hương thơm của táo Antonov:

“Bước chân vào nhà, trước hết là nghe có mùi táo, rồi sau đó mới đến các mùi vị khác: mùi đồ đạc cũ bằng gỗ đỏ, mùi hoa gia khô mà người ta thường phơi ở cửa sổ từ tháng sáu trở đi...”

Những lúc bất chợt vô tình bị bỏ lại trước cuộc đi săn, khi một mình giữa tòa nhà, lang thang trong vườn, chìm đắm trong không gian thiên nhiên của những ngày đầu đông lạnh buốt, chỉ cầm và cắn thử một miếng táo Antonov vô tình bị bỏ quên là thấy thơm ngon lạ thường:

“Ta sẽ thong thả mặc quần áo, đi dạo trong vườn, vớ được trong đám lá ẩm một quả táo, ngẫu nhiên bị bỏ quên, đã ướt lạnh và không hiểu tại sao ta lại thấy quả táo này ngon khác thường, hoàn toàn không giống như những quả táo khác.”

Những quả táo vàng Antonov đã được nâng lên thành một hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng, thể hiện vẻ đẹp giàu có, trù phú của nước Nga xinh đẹp, đặc biệt nước Nga ấy gắn liền với hình ảnh của những con người, khung cảnh sinh hoạt đậm đà màu sắc của chế độ nông nô, nơi mà tác giả đã nhìn nhận nó dưới góc nhìn mang cảm hứng lãng mạn. Sự tươi mới, tràn đầy của hình ảnh những quả tác đã mở ra sự rộng lớn của những vườn táo trĩu quả, những hương thơm táo không cần cố gắng để cảm nhận, qua đó cho thấy cuộc sống trù phú, tươi sáng sinh động của cảnh sinh hoạt, của con người cả nông dân và địa chủ đều sống yên bình cùng nhau. Nhà văn nhớ về đầu mùa thu, một khu vườn vàng rực, hái táo. Một vài buổi hội chợ được tổ chức trong những ngày lễ, nơi ta có thể thấy được những khuôn mặt khác nhau của những người nông dân đang ngạc nhiên mãn nguyện: Đàn ông, phụ nữ, trẻ em - tất cả đều là những người nhất mối quan hệ tốt với nhau và với chủ nhà - địa chủ. Bức tranh bình dị được bổ sung bởi những bức tranh về thiên nhiên, để rồi khiến tác giả phải thốt lên: "Sao lạnh và nhiều sương đêm đến thế, và sống ở trên đời sung sướng biết bao!..." Năm thu hoạch ở làng tổ tiên của vùng quê thu được kết quả mãn nguyện: Ở khắp mọi nơi đều đầy ắp sự vui sướng, giàu có, hạnh phúc giản dị, những niềm hạnh phúc dạt dào, sự tự nhiên và gần gũi với thiên nhiên chứ không hề nghèo đói, thiếu đất, tủi nhục.

Khi đến thăm người dì Anna Gerasimovna - một địa chủ khác với bàn ăn tràn ngập những thức quà ngon của nền ẩm thực Nga, hay đến vùng Vuxenky, nơi mà “từ thời xa xưa” những người nông dân đã nổi tiếng về tuổi tác. Những điều đó chính là dấu hiệu của một cuộc sống hạnh phúc, sung túc. Trong thời gian đến thăm người anh họ, nhà văn đã đi sâu hơn vào cuộc sống quý tộc bằng những mô tả về khung cảnh điền trang, những tòa nhà, nội thất sang trọng. Ngôi nhà hai tầng của một người da trắng với những chiếc cột, một khu vườn bị bỏ quên với một cái ao, một con hẻm bằng cây bồ đề. Một chiếc ghế dài, đồ nội thất cũ "bằng gỗ gụ", "cửa sổ kính màu xanh và tím, hoa bằng lăng khô" đằng sau khung cửa sổ, đặc biệt là thư viện - những cuốn sách của ông nội đóng trong bìa dày, "có mùi thơm". Bộ sách này nêu bật sở thích và đam mê của các quý tộc. Điều đó đã cho thấy tình yêu và sự gắn bó khăng khít của nhà văn đối với cuộc sống của nước Nga ngày đó.

Qua những miêu tả chi tiết và sinh động đến mức khó tin về quá khứ - những hình dung chỉ còn là ký ức, tác phẩm cho thấy những ám ảnh day dứt khôn nguôi của Bunin về một thời đã qua. Của những ngày nước Nga còn trôi ở những năm cuối cùng của thế kỉ XIX, cuộc sống của tầng lớp trung lưu, thượng lưu ở nông thôn, những điền chủ giàu có, những vùng đất thịnh vượng. Tác phẩm như được đặt trên dòng chảy của thời gian, trùng với thời điểm mùa thu đang ở độ rực rỡ nhất, khi người ta thu hoạch những quả táo vàng Antonov. Những cuộc đi thăm, những cuộc săn bắn xuyên suốt mùa thu, để rồi khi mùa đông đến, những chuyển biến về thời gian đã bắt đầu rõ nét, và những tiếc nuối bắt đầu thành hình. Nhà văn đau lòng mà nói:

“Trong trang trại của các điền chủ nay đã không còn mùi thơm của táo Antonov nữa rồi. Những ngày ấy mới chỉ cách đây không lâu, mà sao tôi tưởng chừng như từ bấy đến nay hầu như đã qua cả một thế kỷ. Các cụ già ở Vưxenki đã chết cả rồi, dì Anna Gheraximovna đã qua đời, Akxeni Xemenưts đã tự sát bằng súng ngắn... ”

Đến đây ta có thể nói rằng, Những quả táo Antonov đã cho thấy cảm thức thời gian đậm nét của Bunin khi ông đã thể hiện nỗi tiếc nuối về cuộc sống tươi đẹp đã qua. Những điều đẹp đẽ đều cùng thời gian đi mất, vạn vật đều đổi thay và con người cũng vậy, tất cả đều chỉ còn là kỷ niệm.

© Tác giả ẩn danh - blogradio.vn

Mời xem thêm chương trình:

Mình Sống Đời Mình Chẳng Ảnh Hưởng Đến Ai | Blog Radio 859

 

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Đông về lại thấy cô đơn

Đông về lại thấy cô đơn

Trở mùa, trời chớm sang đông Chừng như thấp thỏm trong lòng nhớ ai Chút se se lạnh hiên ngoài Làm tim thổn thức canh dài nhớ thêm.

Tôi muốn được là tôi

Tôi muốn được là tôi

Tôi thấy có thật nhiều nước đang chảy dưới chân tôi, tôi thấy những ngọn núi cao và nhiều nguy hiểm quá đang trước mặt tôi, nhưng tôi vẫn phải vượt qua, vì tôi là tôi, nên tôi phải vượt qua.

Tiếng yêu đầu

Tiếng yêu đầu

Vì người ta đã nói đã viết đã cười đã khóc và đã hát quá nhiều về tình yêu, nên những gì tôi sắp viết chỉ là những lời muốn được sẻ chia, là sự thấu cảm. Là sự thấu hiểu mà tôi muốn gởi đến những ai đã đau khổ hoặc đang trải qua đau khổ trong tình yêu.

Suy Nghĩ Riêng Mình Anh

Suy Nghĩ Riêng Mình Anh

Anh cần em như ngày đó Một nỗi buồn anh vẽ thành mây Nếu như khóc không phải tình cảm Anh muốn quên và anh không rõ.

 Sau cơn bão ngọn cỏ lại xanh hơn

Sau cơn bão ngọn cỏ lại xanh hơn

Bây giờ ngồi đây viết những dòng tâm sự này trái tim tôi bỗng cảm thấy bình yên đến lạ, dường như tất cả những thách thức vất vả trước kia sảy đến để tôi thay đổi, trưởng thành. Tôi từ một con người lạc lõng mỏng manh nay đã trở nên kiên cường, từ một cô gái khép lòng nay đã mở rộng trái tim. Tôi biết yêu đời yêu mình, tôi rạng ngời hơn bao giờ hết, tôi thầm cảm ơn cuộc sống đã cho tôi vấp ngã cho tôi đau đớn để tôi trưởng thành, tôi nhận ra sau cơn bão tố đau thương dù bị vùi dập nhưng ngọn cỏ ven đường như tôi lại trở nên xanh hơn thắm hơn, cảm ơn cuộc đời.

Đôi lúc ta ngoảnh lại

Đôi lúc ta ngoảnh lại

Đến đây thì tôi tin người bạn của tôi chắc đã hiểu và biết dù chưa trọn vẹn lắm, rằng một người làm công việc về chính trị là như nào. Là người có một cái đầu và một trái tim lớn hơn những người khác đó bạn.

Sáo sang sông

Sáo sang sông

À ơi ơi à, à ơi Sổ lồng chim sáo, lả lơi hiu buồn Bậu đi em xót, em thương Ruột gan quặn lại, thiên đường mở ra.

Mẹ của em

Mẹ của em

Mẹ nấu ăn, ngon không chê vào đâu Dạy con học thì rất là kiên nhẫn Mẹ dạy em vươn lên bằng học vấn Biết nỗ lực, kiên trì sẽ thành công.

Thương!

Thương!

Nếu ai đã thiếu thốn quá nhiều tình thương của người thân ruột thịt mới có thể hiểu được những run rẩy, những chơi vơi mà cậu bé ấy dồn hết vào những câu hỏi với Ngân. Còn cô thì cố nuốt xuống những xúc động đến nghẹn ngào và cố nói ra những điều mạnh mẽ, những điều cứng cỏi

Nuôi dưỡng lại những rung động trong mình

Nuôi dưỡng lại những rung động trong mình

Hình như ta đã đi thật xa để tìm một vì sao mơ ước đâu đó trong vũ trụ ngoài kia. Nhưng sau một hành trình dài gian nan, ta nhận ra vì sao ấy đã luôn đồng hành với mình từ thuở ban đầu. Hãy bước đi để hiện thực hóa những ước mơ trong đời, sống quyết liệt để không hối tiếc vì điều gì cả. Nhưng đừng bỏ quên những rung cảm, những yêu thương trong trái tim mình. Nếu có lỡ "bước xa bờ cỏ", hãy tìm lối trở về.

back to top